Wednesday, January 10, 2024

TRUNG QUỐC SẼ VƯỢT PHƯƠNG TÂY HAY BẮT ĐẦU SUY THOÁI?

(Will China overtake the West or has it started to decline?).

“Đảng CSTQ cai trị lẫn lộn giữa bất an và tự tin thái quá”.

Sở tình báo đối ngoại Vương Quốc Anh, MI6, khán giả xi-nê biết nhiều nơi làm việc của điệp viên James Bond, thường rất bí mật. Trong bài phát biểu hiếm hoi trước công chúng, chỉ huy trưởng MI6 Richard Moore, phá bỏ vỏ bọc, đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về nhiều mối đe dọa an ninh do TQ gây ra tại buổi nói chuyện có tên “Trí thông minh nhân tạo trong thời đại kỹ thuật số”.

Ông nói: “Các cơ quan tình báo TQ có khả năng rất lớn; họ tiếp tục các hoạt động do thám rất quy mô đối với Anh và các đồng minh chúng ta”

CIA, đối tác Mỹ của MI6, vừa thiết lập Trung tâm đặc vụ TQ, một đơn vị chuyên tập trung về các mối đe dọa do TQ gây ra.

Một chuyên gia tình báo Mỹ nói với Nikkei châu Á, CIA chịu tổn thất ê chề trong các hoạt động của họ ở TQ giữa các năm 2010 và 2012 nhiều đặc tình của họ bj thủ tiêu bên trong lãnh thổ.

Nguồn tin còn nói: “Lần này, CIA sẽ khai thác công nghệ kỹ thuật cao nhằm khôi phục lại các hoạt động nhắm đến TQ”.

Sức mạnh và khả năng tình báo TQ giờ đây gây khó khăn cho cả CIA lẫn MI6. Tuy nhiên, đối nội, TQ đang phơi dần những lỗ hổng. Đó là bất bình đẳng kinh tế và dân số giảm sút.

TQ có thể tiếp tục xây dựng cho mình mục tiêu chính thức là trở thành quốc gia hùng mạnh nhất vào năm 2050? Câu hỏi ấy nêu ra bởi các nhà quan sát và hoạch định chính sách cả Âu lẫn Á.

Tạp chí chuyên về vấn đề quốc tế của Mỹ, Foreign Policy, mới đây công bố hai bài báo cho thấy nhiều cái nhìn mâu thuẫn về TQ.

Bài đầu tiên phát hành ngày 24 tháng 9 có tựa “TQ là cường quốc suy thoái – đó mới là vấn đề”. Các tác giả lập luận, TQ đang bước vào giai đoạn suy thoái khi đối mặt hàng loạt vấn nạn – nào là dân số ở tuổi lao động thu hẹp lại, ngày càng phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng và thực phẩm, nào là nạn ô nhiễm, những vấn nạn làm giảm sức tăng trưởng một thời mạnh mẽ. Bài báo cảnh báo Bắc Kinh “sẽ rất muốn sử dụng vũ lực nhằm giải quyết vấn đề Đài Loan theo dự tính trong thập niên tới trước khi Washington và Đài Bắc kịp hoàn tất việc tái vũ trang quân sự để đáp trả quyết liệt hơn.

Bài báo thứ hai phát hành ngày 21 tháng 11 với tiêu đề: “Đảng CSTQ vẫn nghĩ đến tương lai đảng”.

Bài báo lập luận, TQ trỗi dậy chưa đến đỉnh, nhưng các lãnh đạo vẫn tin tưởng rằng quốc gia đông dân nhất hành tinh sẽ vượt Hoa Kỳ về mặt chiến lược. Họ nhấn mạnh TQ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn Hoa Kỳ và đang mạnh lên ở nhiều phương diện. Trong lúc Mỹ bị chia rẽ xã hội trầm trọng thì đảng CSTQ vẫn giữ quyền kiểm soát quần chúng qua chế độ toàn trị với bàn tay sắt.

Cái nào phản ánh đúng thực tế? Hiện nay, có vẻ TQ sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh kinh tế mặc dù có chững lại. Tăng trưởng GDP của TQ khoảng 6% trong năm 2019 trước đại dịch. GDP (trên danh nghĩa) của TQ có thể vượt mặt Hoa Kỳ vào năm 2028, theo Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản.

TQ đi trước Hoa Kỳ về hồ sơ đăng ký bằng sáng chế quốc tế cả năm 2018 và 2020, trở thành nước số một của thế giới. Họ còn bắt đầu làm lu mờ Hoa Kỳ ở một số mặt công nghệ, như máy tính cá nhân, thiết bị giám sát, và hạ tầng giao thông di động.

Mặc dù dân số giảm sút và chênh lệch lợi tức trầm trọng không phải là vấn đề xem nhẹ nhưng đảng CSTQ vẫn tin họ có thể duy trì ổn định xã hội bằng cách áp dụng mạng lưới giám sát kỹ thuật số khó có ai bì, đang mở rộng.

Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện Nghiên Cứu Nhật Bản chuyên theo dõi tình hình nội địa TQ cho biết các nhà lãnh đạo không nghi ngờ gì về năng lực vượt trội của họ.

Bà nói với Nikkei: “Nguoi ta tin hàng chục triệu người bỏ mạng ở TQ giữa thập niên 1950 và 1976 trong Đại Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa cùng các sự vụ khác, nhưng đảng CSTQ vẫn chẳng hề hấn gì. Bây giờ đảng có trong tay một dụng cụ quyền lực – giám sát kỹ thuật số. Lãnh đạo có thể bất an về cách cai trị thế nào nhưng họ vẫn còn khá mạnh tự tin”.

Tuy nhiên, một tình huống khác có thể xảy ra về lâu về dài, trong đó, TQ sẽ dần đi vào suy thoái. Đó là vì có nhiều vấn đề mà chẳng lãnh đạo nào có thể giải quyết nổi.

Giảm sút dân số là mối lo lớn. Số người già TQ gia tang 60% trong một thập kỷ, theo số thống kê năm 2020. Năm 2000, một người già được 6,5 công dân độ tuổi lao động từ 15 đến 65 hỗ trợ nhưng năm 2020 thì số đó sụt xuống còn 3,5. Theo một số dự báo, dân số thực sự sẽ giảm từ năm 2022.

Một vấn đề nữa, đó là hệ thống giám sát số dần dần tạo ra các lỗ hổng liên quan đến không gian mạng đang mở rộng.

Một vận động viên quần vợt nổi tiếng nhất TQ, cô Peng Shuai, đăng trên Weibo (dạng như Facebook) hồi đầu tháng 11, cho biết cô bị bắt buộc quan hệ xác thịt với cựu phó thủ tướng Trương Cao Lệ. Các nhà lãnh đạo TQ được nhắc nhở thẳng thừng rằng chẳng thể nào ngăn cản các luồng thông tin kỹ thuật số.

Nhìn bên ngoài, chia rẽ xã hội có thể châm ngòi bất ổn có vẻ nghiêm trọng ở Hoa Kỳ hơn ở TQ. Nhưng trong các chế độ dân chủ, chính quyền có thể êm đềm bị truất phế nếu không có quần chúng ủng hộ. Ở TQ, sẽ có nguy cơ đổ vỡ nếu chính quyền cộng sản thất bại.

Một vài nhà quan sát tin rằng TQ đang đi vào giai đoạn đó, trong ấy có nhà chiến lược Mỹ, ông Edward Luttwak. Nếu TQ đi vào suy thoái, các nhà lãnh đạo bất an của họ chắc sẽ quay qua các biện pháp liều lĩnh.

Luttwak nói với Nikkei: “Vài năm gần đây, khi Tập Cận Bình dở trò (evolve) cai trị mãn đời như Mao, hành động đối ngoại của TQ ngày càng hồ đồ (irrational)”.

“Cho đến 2009 hoặc gần đó, TQ duy trì “chính sách trỗi dậy hòa bình”. Nhưng từ đó, họ dần dần lên mặt (assertive) một cách thiếu khôn ngoan, không đe nẹt ai, nhưng lại đẩy một số nước liên kết lại để chống TQ, gồm Mỹ, Ấn, Nhật, Úc, VN, và một số nước.

Luttwak cho biết: “Khi TQ đối mặt các vấn đề đối nội nghiêm trọng hơn, như về dân số học, các nhà lãnh đạo TQ dần dần mất đi khả năng hành động khôn ngoan”.

Lịch sử lâu dài của TQ cho thấy không triều đại nào kéo dài vĩnh viễn. Nhà Minh cai trị 300 năm thì chấm dứt vào năm 1644. Triều nhà Thanh sau đó nới lỏng cai trị không như nhà Minh nhưng cũng thất bại vào đầu thế kỷ thứ 20 vì các cuộc xâm chiếm của ngoại bang.

Cựu bộ trưởng ngoại giao Singapore, ông Bilahari Kausikan, cho rằng lãnh đạo TQ đang đấu tranh với những cảm xúc mâu thuẫn. Ông nói với Nikkei: “Các nhà lãnh đạo TQ cùng một lúc vừa rất tự tin nhưng cũng rất bất an. Dựa vào kinh nghiệm lâu đời các triều đại TH, họ biết nếu vuột khỏi tầm kiểm soát, sự việc nhanh chóng dẫn tới triều đại sụp đổ. Từ đó, sự kết hợp giữa tự tin và sự bất an, đặc trưng duy nhất của các triều đại TH, làm cho hành vi của họ càng thêm phức tạp.

Thế giới đối phó với những phức tạp và những thách thức TQ tạo ra như thế nào?

Một điều rất rõ: Trỗi dậy hay suy thoái, TQ vẫn giữ thái độ cứng rắn với thế giới bên ngoài.

Một TQ trỗi dậy thúc đẩy tự tin thái quá có thể trở nên liều lĩnh, trong khi một TQ suy thoái chịu sự thất vọng và nỗi lo âu cũng có khi dẫn đến hành động nguy hiểm.

Tình huống thứ hai rất khó xác định và đối phó phức tạp hơn. Thế giới cần chuẩn bị cho hai tình huống, cả những điều bất trắc lẫn phương sách đối thoại.

Nguyễn Long Chiến dịch https://asia.nikkei.com/.../Will-China-overtake-the-West...