(Three-Decade Economic Boom Comes to a Sudden Halt in Vietnam)
Ba thập niên qua, VN có nhiều tiếng tốt – có khi là, tuyệt vời, một nước tăng trưởng nhờ xuất khẩu, điều hành bởi những lãnh đạo cộng sản áp dụng chính sách hướng tới thị trường, cuối thập kỷ 1980, đưa nhiều người dân lên mức sống trung lưu.
Dịch Covid-19 khiến thay đổi hoàn toàn. Với tình hình các công ty may mặc mất thảm hại các đơn đặt hàng, các ngành khác đột ngột giảm sút xuất khẩu, người công nhân VN đang chịu sa sút do dính chặt vào kinh tế toàn cầu. Suy thoái kinh tế, ở Mỹ và các thị trường VN dựa vào để phát triển, hiện diện mọi ngóc ngách Sài Gòn và Hà Nội, cũng như các làng xã, trung tâm du lịch.
Bà Lê Thị Hoa, người bán dứa lát, xoài lát, ở ngoài khu chợ Bến Thành, trung tâm sầm uất thương mại, là một trong những người lo lắng không biết thời “hoàng kim” của bà còn hay không.
Chị Hoa 55 tuổi này mang khẩu trang ngồi trên một chiếc ghế nhựa cạnh giỏ trái cây trước một tiệm hải sản đóng cửa. “Tôi bán chỉ được 1/3 trái cây so với trước dịch”.
Việt Nam từng là một trong những “ngôi sao” toàn cầu hóa, tự chuyển biến từ một nước thuần nông nghiệp sang một “cỗ máy” sản xuất trong quãng vài thập kỷ. Mức xuất khẩu ngang tầm GDP, VN chứng kiến tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, 7,02% vào năm 2019, bây giờ phải chịu tăng trưởng chậm nhất trong hai thập kỷ, 2,4% trong năm nay. Trong quý hai, VN chỉ đạt 0,36% tính từ năm trước.
Ralf Matthaes, giám đốc quản lý Nghiên cứu Infocus Mekong, từng ở VN từ 1994 nhận xét: “VN trải qua hàng núi điềm lành trong 30 năm qua. Đây là lần đầu tiên từ khi gia nhập cộng đồng kinh tế thế giới 20 năm trước, VN phải chịu một cuộc suy thoái kinh tế to lớn”.
Sự sụt giảm đột ngột làm nổi bật sức tàn phá tài chính do đại dịch, và ngay cả một số nước thành công chừng mực kiểm soát dịch bệnh cũng không tránh nổi hệ lụy về kinh tế. Các nền kinh tế ấy cũng không thể trở lại làm ăn bình thường cho tới lúc các nước khác làm ăn bình thường.
Sian Fenner, nhà kinh tế thuộc khoa kinh tế Oxford trụ sở ở Singapore, dự đoán năm 2020 thương mại thế giới giảm 8% cho biết: “Con đường còn nhiều chông gai. Các nước dựa vào xuất khẩu sẽ vẫn còn tổn hại”
Theo con số của cục Hải quan, tháng tư, xuất khẩu của VN giảm xuống 14% tính từ năm trước, tiếp theo đợt giảm 12,4% vào tháng 5 khi buôn bán thế giới bế tắc. Kể luôn 7 tháng, xuất khẩu chỉ chỉ đạt 1,5% so với 8% cùng kỳ năm ngoái.
THƯƠNG MẠI BỊ TRÓI BUỘC
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo VN không cho thấy dấu hiệu đảo ngược hướng đi kinh tế sau hơn hàng chục ký kết thương mại trong các năm qua, sớm biến đất nước thành nam châm thu hút đầu tư ngoại quốc.
Đối phó với nạn bùng phát dịch tại thành phố biển Đà Nẵng lan sang 14 tỉnh thành, chính phủ VN được thế giới đánh giá cao trong việc ngăn chặn vi rút. Cho đến ngày 31 tháng 7, cả nước không có một cái chết do nhiễm vi rút được báo cáo. VN ghi nhận có 1029 ca nhiễm, 28 người chết (ngày 26 tháng nhờ các viên chức áp dụng các biện pháp cứng rắn, trong khi vẫn cho các doanh nghiệp sản xuất mở cửa.
Dù có khá hơn các nền kinh tế khác ở châu Á, nơi dịch gây nhiều cái chết và sự tàn phá, sự phụ thuộc của VN vào thị trường nước ngoài và ngành du lịch đang mở rộng đem lại cho người dân một bài học về sự thất thường của thế giới.
Trong những năm gần đây, VN trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Họ mở các nhà máy cho các công ty như Intel, Samsung, LG, cũng như các nhà máy sản xuất tấm kính năng lượng mặt trời, các nhà sản xuất áo quần. Xuất khẩu của VN năm 2019 đạt 264, 3 tỷ Mỹ kim – tăng vọt gấp 4 lần so với năm 2008. Lương bình quân hằng năm 1.154 đô la (chừng 27 triệu) lên khoảng 2.800 (chừng 65 triệu) trong cùng thời gian, theo số liệu của chính phủ.
Nhịp độ xuất hàng của VN qua Mỹ, chiếm thị trường lớn nhất 23% tổng xuất khẩu năm 2019, hạ thấp trong 6 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Chính phủ ghi nhận tăng 14,6% xuất khẩu qua Mỹ, khoảng phân nửa số hàng xuất đi trong năm 2019.
Nhiều lĩnh vực khác cũng chịu thiệt hại, như áo quần, dệt may, sử dụng hàng triệu công nhân tay nghề thấp. Samsung Việt Nam, đơn vị có sản phẩm điện tử chiếm khoảng 20% tổng xuất khẩu cả nước năm ngoái, đã điều chỉnh xuất khẩu năm 2020 dự kiến còn 45, 5 tỷ đô la Mỹ, sụt giảm hết 13, 5 tỷ từ năm 2019, theo bộ Công nghiệp và thương mại VN.
DU LỊCH GẶP TAI ƯƠNG
Trong khi đó, ngành du lịch, chiếm khoảng 9% nền kinh tế, mất 55,4 % tổng thu trong bảy tháng đầu năm. Do sự gia tăng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh khách sạn, gần một phần ba dân số - 31 triệu công nhân - đã phải chịu đựng hệ lụy tài chính của quý hai.
Người tiêu dùng thắt chặt mạnh hầu bao trong 3 tháng quý II, trở thành những người tiết kiệm chi tiêu nhất thế giới, coi việc làm là an toàn số một, theo nhận định của Nielsen Vietnam. Anh Nguyễn Anh Dzũng nói, dẫu sao, vốn có truyền thống lạc quan, người Việt sẽ ít nhiều nhanh chóng trở lại tiêu dùng bình thường một khi hết dịch.
Hàng triệu công nhân lắp ráp mất việc, một số chính quyền địa phương lo ngại nguy cơ bất ổn xã hội, đó là lời của Fred Burke, thành viên quản lý công ty luật Baker McKenzie ở thành phố HCM. Ông còn nhớ bộ trưởng bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng mới đây xin các thành viên trong Diễn đàn doanh nghiệp không sa thải công nhân, hãy cố giữ họ lại.
Theo nghiên cứu của Infocus Mekong, với tình trạng bấn loạn ấy, niềm tin của người tiêu dùng nằm ở điểm thấp nhất trong vòng 25 năm qua. Hai phần ba cư dân VN đình hoãn hay không bỏ tiền mua sắm nhiều. Nghiên cứu cho biết, 63% người Việt cân nhắc chuyện vay tiền khi họ muốn tìm đến các chiếc phao cứu sinh tài chánh..
Bùi Việt Nam, người điều hành 34 tuổi nhà sản xuất áo quần thành phố HCM nói: “Mọi người đều tiết kiệm. Chúng tôi không đi ra ngoài nhiều. Thu nhập đi xuống, có người nghĩ tới chuyện kiếm tiền qua bán hàng trên mạng, hoặc là kiếm thêm một nghề phụ ngoài giờ”. Đây là một thế giới mới.
Cư dân mang khẩu trang ngồi chờ xét nghiệm Covid-19 ở Hà Nội ngày 13 tháng 8. Photographer: Nhạc Nguyễn/AFP, Getty Images.
Dân chúng ngồi bên ngoài những cửa tiệm đóng cửa ở Phố Cổ, Hà Nội. Photographer: Linh Phạm/Bloomberg
Bài của John Boudreau và Nguyễn Diệu Tú Uyên, báo Bloomberg, 26 tháng 8, 2020. Nguyễn Long Chiến dịch.