(Japanese Dilemma: India Vs Vietnam For Alternative Investment Destination To China).
Từ khi thủ tướng Nhật công bố gói hỗ trợ 2,2 tỷ Mỹ kim giúp các nhà đầu tư Nhật Bản rời TQ về Nhật hoặc đến các quốc gia đang phát triển, truyền thông và các “think tank” râm ran bàn tán Ấn Độ và VN, ai là nơi đầu tư thế chỗ TQ.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư Nhật lại phân vân trước các kết quả khảo sát. Họ không thống nhất nước nào tốt nhất. Có khảo sát ủng hộ VN nhưng cũng có khảo sát ủng hộ Ấn Độ. Khảo sát của NNA Japan tháng giêng 2020 (tập đoàn truyền thông Kyodo) cho biết VN là điểm hứa hẹn nhất cho các nhà đầu tư.
Nhưng trong khảo sát lần thứ 31, tháng 11 năm 2019, JBIC lại coi Ấn Độ là đầu tư hấp dẫn nhất năm 2019, đặt TQ và VN nằm vị trí thứ 2, thứ 3. Khảo sát cho biết Ấn Độ lên hạng nhờ phiếu bầu cho TQ hạ xuống. Có nghĩa là, sự xuống hạng của TQ dọn đường cho Ấn vươn lên nơi đến đầu tư hạng nhất.
Tuy nhiên, thăm dò ý kiến chỉ là gợi ý, tính khả tín còn tùy vào độ phổ quát của các tổ chức dẫn đầu dư luận, trong khi đó, dữ liệu tự nó nói lên tính quyết định cho xu thế. Theo METI, Ấn nằm thứ 5 nước nhận đầu tư lớn nhất ở Châu Á năm 2019, bỏ VN nằm ở vị trí thứ 6. Đáng chú ý, đầu tư Nhật ở Ấn tăng gấp đôi so với VN năm 2019, tăng gấp 4 trong 3 năm – từ 1,6 tỷ Mỹ kim năm 2017 lên 5,1 tỷ năm 2019. Đối lại, đầu tư Nhật vào VN lò mò ở số nhỏ từ 2 tỷ năm 2017 lên 2,5 tỷ năm 2019. Xu hướng đó cho thấy nguyên lý, người Nhật tin vào tiềm năng Ấn Độ.
Tại sao Ấn Độ lại bị Việt Nam thay ngôi ở cuộc khảo sát của NNA trong vòng hai tháng sau cuộc khảo sát của JBIC? Về mức độ phổ biến và độ tin cậy, JBIC được đánh giá cao hơn vì họ từng thực hiện cuộc khảo sát trong ba thập kỷ. Nó ám chỉ điều gì? Cuộc khảo sát của JBIC đáng tin cậy hơn, hay là cuộc khảo sát của NNA nên được tin tưởng, nhằm xác định kế hoạch tương lai của Nhật Bản chọn nơi đầu tư thay cho Trung Quốc?
Thủ tướng Ấn Độ và thủ tướng Nhật Bản.
Không hồ nghi gì nữa, VN có nhiều lợi thế hấp dẫn: giá nguyên liệu đầu vào thấp, chính trị ổn định, chính sách về thương mại, đầu tư ngày càng thoáng, kèm các hiệp ước FTA (Hiệp định thương mại tự do) với Nhật và các nước. Nhưng họ cũng có những hạn chế. Đầu vào lệ thuộc quá nhiều nhập khẩu nước ngoài cho sản xuất và xuất khẩu; ngành nghề đầu tư hạn chế; toàn cầu hóa co cụm sau đại dịch Covid-19; dân số ít hơn Ấn Độ.
Lệ thuộc nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài hạn chế mở rộng công suất, hứng chịu nhiều rủi ro nếu quan hệ chính trị đưa đến đối đầu, toàn cầu hóa co cụm, giảm sút mức độ nhập khẩu trong sản xuất, xuất khẩu. Dân số không nhiều (bằng Ấn) sẽ giới hạn nhu cầu tiêu thụ nội địa.
TQ là nguồn cung chính cho nguyên liệu đầu vào của VN. Hơn 1 phần 3 hàng nhập khẩu của TQ. Với tình trạng quá lệ thuộc vào nguyên liệu đầu vào của nước ngoài, hàng xuất khẩu VN có cơ cấu sản phẩm trung gian TQ nhiều hơn sản phẩm trong nước. Hậu quả là, nó dấy lên nhiều rủi ro cho phát triển xuất khẩu bền vững, trong trường hợp xảy ra bất kỳ bất ổn chính trị nào. Ấn Độ là một trường hợp điển hình. Lệ thuộc quá đáng của Ấn vào linh kiện và phụ tùng TQ trong ngành chế tạo điện thoại di động gây đau đầu cho chính phủ Ấn. Mặc dầu chính phủ giúp xây dựng nền công nghệ mới, quan hệ chính trị gay cấn giữa hai quốc gia trước xung đột biên giới thường xuyên buộc chính phủ Ấn đặt hàng rào hạn chế hàng nhập khẩu TQ.
Một điểm yếu khác của VN chuyện lệ thuộc quá đáng vào TQ là việc gắn bó các nước châu Á. Nhập khẩu hàng các nước này giảm đi nhưng lại tăng cao nhập khẩu hàng TQ. Nói cách khác, sự vươn lên của VN trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) dựa nhiều vào nguyên liệu đầu vào nước ngoài, mà TQ hoàn toàn chi phối. Cho đến giờ này, nó vẫn có lợi khi còn giữ mối quan hệ chính trị bình thường. Nhưng, TQ đánh mất tính chính trực là một đối tác buôn bán tin cậy vì chính sách bành trướng. Khi TQ thách thức phán quyết của tòa trọng tài La Haye - lên án hành vi quá đáng của họ ở Biển Đông - chủ quyền Việt Nam ở vào thế hiểm nguy.
VN không có nhiều lĩnh vực thu hút đầu tư. Các ngành công nghiệp mục tiêu là điện tử, giày da, và dệt may, nói cách khác, các công ty có nhu cầu rời khỏi TQ chỉ tìm cách đáp ứng một phần trong nhiều nhu cầu của họ. Cái này ở Ấn thì nhiều cơ hội hơn vì có rất nhiều lĩnh vực đầu tư. Từ việc chế tạo điện tử, xe hơi, thiết bị quốc phòng đến xây dựng, đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, Ấn có thể cung ứng cho Nhật nhiều lĩnh vực đầu tư phong phú.
Nhu cầu nội địa là thước đo quan trọng khác, lợi thế hơn Việt Nam. Dân số Ấn gấp hơn 10 lần dân số VN. Cuối cùng, khi tất cả đã nói và làm, các nhà đầu tư ở VN phải kiếm lợi nhuận nhờ xuất khẩu, khác với Ấn Độ nhu cầu trong nước là nhân tố quyết định cho tiêu thụ. Nhiều người lại cho rằng VN là lựa chọn thay thế TQ trong chuỗi cung ứng.
Nhưng với toàn cầu hóa co cụm trước sự bùng phát dịch Covid-19, tình hình kích hoạt rủi ro chuỗi cung ứng do sự gián đoạn sản xuất thế giới. Nó khiến các nước suy nghĩ lại vào sự phụ thuộc nhập khẩu theo mô hình chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), khiến họ quay vào trong nước để phát triển chuỗi cung ứng nội địa. Sự thật thì từ 2011, cường độ nhập khẩu trên thế giới chứng kiến sự giảm sút, theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, lý do là căng thẳng mậu dịch, chủ nghĩa bảo hộ, bất ổn trong chính sách thương mại.
Bị kẹt trong vũng lầy toàn cầu hóa co cụm, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy - một bất lợi đối với nền kinh tế dựa vào xuất khẩu theo chuỗi giá trị toàn cầu – chắc chắn sẽ gặp rủi ro lớn ở một nền kinh tế dựa vào chuỗi giá trị nếu so với ở Ấn Độ. Sáng kiến mới, “Make In India”, sắp thành lập chuỗi cung ứng nội địa mạnh mẽ, chú trọng các doanh nghiệp "rất nhỏ, nhỏ, và vừa", với sự trợ giúp tài chính dồi dào.
Phân tích của Subrata Majumder, cố vấn JETRO (Tổ chức ngoại thương Nhật Bản), trên tạp chí Eurasian Review. Nguyễn Long Chiến dịch.