Tuesday, January 23, 2024

TRUMP VÀ BẦU CỬ MỸ CÓ LỢI THẾ NÀO CHO CHÍNH NGHĨA CỦA CÁC CHẾ ĐỘ TOÀN TRỊ

Lời người dịch: Ngày xưa, Khổng Tử là thần tượng. Gần 100 năm nay, Các Mác là thần tượng. Ngày nay, thật kỳ lạ, Donald Trump lại là thần tượng. Bao giờ thần tượng tan? Lúc đó VN sẽ vững tiến.

(How Trump and the 2020 US Election Are Helping Authoritarians’ Domestic Causes).

Báo the Diplomat.

“Chính quyền Trump tặng các nhà chuyên quyền ba công cụ quan trọng để họ gia cố sức mạnh quốc nội”.

(The Trump administration has gifted autocrats with three key tools for consolidating their strength at home).

Cử tri đoàn Hoa Kỳ vừa khẳng định tổng thống đắc cử Joe Biden. Có người lập luận, chiến thắng của Biden sẽ gây lo âu cho các lãnh đạo chuyên quyền trên khắp thế giới vì ông ta cổ vũ cho chế độ dân chủ và quyền con người, mà tổng thống đương nhiệm Donald Trump xem nhẹ khi đặt quan hệ với các chế độ toàn trị.

Sự thật là chính quyền chống dân chủ sẽ chịu sức ép từ bên ngoài dưới chính quyền Biden, nhưng họ cũng không quá lo lắng. Đó là vì những gì xảy ra trong thời gian Trump làm tổng thống và cuộc bầu cử Mỹ, tất cả đem lại ba lợi ích cho các chính quyền toàn trị ở nước họ.

Cách thức Trump xử lý thất cử của ông cho thấy những yếu kém của thể chế dân chủ, trước đó khó mà lộ ra; nó phơi bày cái thường thấy về người nắm quyền trong các chế độ toàn trị, thậm chí, trong các người chống đối từ trước đến nay; cuộc bầu cử Mỹ, và hậu quả của nó, chứng minh một sự thật: quần chúng rất dễ tin các chiến dịch tuyên truyền thông tin sai sự thật. Đúng vậy, các chính quyền chuyên chế ở các nước châu Á cũng chẳng phải quá lo sợ.

Điều thứ nhất, Trump từ chối không chuyển giao quyền hành, mặc dầu thiếu chứng cứ chứng minh gian lận phiếu bầu. Cái này mang lại cái cơ hội hiếm có cho các nhà toàn trị, cho công chúng thấy, việc lên án bầu cử gian lận và mánh khóe (manipulation) không phải chỉ có ở các chế độ độc tài.

Từ rất lâu, các lãnh đạo chuyên quyền nêu cao cảnh giác “xấu xa xã hội” ở các nước (gọi là) dân chủ, phản bác lại sự ủng hộ mở rộng các quyền tự do dân chủ. Để minh họa, khi tin tức nói về các chống đối trong nước bị kiểm duyệt, vo tròn rất gắt, truyền thông ở Trung Quốc tường thuật rất kỹ phong trào Người Da Đen Phải Sống (Black Lives Matter); họ lớn tiếng về sự bất công và phân biệt chủng tộc, một thất bại của tự do dân chủ, nước Mỹ là đại diện.

Tự do truyền thông trong các nước dân chủ và sự phát tán dễ dàng các thông tin nhờ internet cho phép các chế độ toàn trị dễ dàng tìm ra các “xấu xa xã hội” của những quốc gia gọi là dân chủ đối với nước họ.

Tuy nhiên, khó khăn không ít cho các lãnh đạo độc tài, muốn thuyết phục quần chúng rằng, các thể chế vững vàng lâu đời cũng có thể mong manh, dễ đổ sụp, dễ bị khai thác như sự cai trị ở chính nước họ. Trump từ chối chuyển giao quyền hành và liên tục lu loa mình thất bại vì cuộc bầu cử bị đánh cắp, bất ngờ tạo điều kiện các lãnh đạo toàn trị có được bằng chứng như thế.

Và có nhiều chính quyền độc tài lợi dụng cơ hội vàng này, để nhấn mạnh rằng, bầu cử như thế ở một nước dân chủ lâu đời (như Mỹ) còn bị dễ dàng khuynh đảo không khác chi dưới chính quyền của họ.

Chắc chắn, quyết định của các chính quyền toàn trị ở châu Á, lần lữa chưa vội chúc mừng Joe Biden, có thể do cân nhắc cẩn thận về mặt ngoại giao, nhưng có thể vì các yếu tố bên trong can dự vào. Yên lặng chậm chúc mừng còn làm dấy lên hồ nghi về tính trong sạch của bầu cử Mỹ.

Chậm chúc mừng còn ngụ ý chính quyền cho rằng, kết quả bầu cử có thể bị đảo ngược. Ví dụ, một số người lập luận, trong khi đợi chúc mừng Biden chiến thắng, truyền thông Việt Nam thường xuyên tường thuật các vụ kiện gian lận bầu cử Mỹ năm 2020, mà không đăng kèm theo các phán quyết của tòa án, cũng như không cắt nghĩa hệ thống bầu cử Mỹ vận hành như thế nào. Điều này sinh ra cái ấn tượng, hệ thống bầu cử Mỹ chẳng chặt chẽ như người ta thường nghĩ.

Điều thứ hai, thái độ công chúng ở các nước toàn trị châu Á phản ứng trước mất mát của Trump, các tuyên bố vô căn cứ của ông về gian lận bầu cử, rất rõ ràng phơi bày cái cách lãnh đạo chính trị cần phải có ở những nước đó (là đúng).

Một bộ phận công chúng lên tiếng ở Việt Nam, Hồng Kông và Trung Quốc mạnh mẽ ủng hộ Trump, một lãnh tụ giống với các nhà lãnh đạo độc tài của họ về nhiều mặt.

Ví dụ, ở Việt Nam, nhiều người ái mộ một lãnh tụ phải mạnh mẽ, “dứt khoát, thu hút và cứng rắn,”; một con người chẳng ai dám đụng tới nếu tấn công các chuẩn mực thể chế. Điều này có thể ngụ ý, nhiều chính phủ độc tài đã thành công trong việc khắc sâu vào xã hội, một nền văn hóa chính trị, ở đó các nhà lãnh đạo cá nhân đứng trên thể chế, được coi là đáng mong muốn.

Các nhà toàn trị ở Trung Quốc, Hong Kong, Việt Nam cũng sẽ thoải mái hiểu rằng, nhiều người bất đồng chính kiến, cổ xúy dân chủ, ủng hộ Trump mặc kệ ông không đoái hoài tới thành tích nhân quyền của mình về trẻ em di cư, “cấm nhập cư người Hồi Giáo”, và chủ trương da trắng thượng đẳng (white supremacy). Điều này ngụ ý, những giá trị các nhà hoạt động đấu tranh dân chủ theo đuổi thực sự không vì nền dân chủ hay quyền con người.

Nhiều người bất đồng chính kiến ở Việt Nam và Hong Kong ủng hộ Trump chỉ vì họ tin, việc thắng cử của ông sẽ làm Trung Quốc yếu đi. Điều đó thật sự cho thấy cái khả năng làm hài lòng các nhà toàn trị: Dân chủ hóa chỉ là mục tiêu thứ yếu đối với tinh thần dân tộc trong tâm trí của những nhà hoạt động đấu tranh. Nó còn cho thấy các nhà toàn trị này chừng mực nào đó đáp ứng các mục tiêu của các người hoạt động tranh đấu mà không sợ mất đi quyền lực.

Điểm cuối cùng, thái độ quần chúng trong các nhà nước chuyên quyền châu Á đối với thất bại của Trump còn cho thấy họ rất dễ tin các thông tin sai lệch, các không tin sai sự thật. Trong khi hai thông tin này có mặt ở Hoa Kỳ, có lợi cho các lãnh đạo chuyên quyền về hai mặt: Thứ nhất, nó cung cấp cho các nhà toàn trị phương sách mới để lũng đoạn dư luận quần chúng liên quan đến các vấn đề nhạy cảm ở trong nước. Thứ hai, nó còn tạo ra sự hỗn loạn, không biết thông tin nào là đúng, thông tin nào không.

Không tin vào truyền thông chính thức của quần chúng dưới chế độ toàn trị có thể khiến quần chúng không còn tin truyền thông chính thức bất kỳ ở đâu, kể cả Hoa Kỳ. Lấy ví dụ, nhiều người dân Việt Nam và người dân Trung Quốc, trong nước hay ngoài nước, đặt niềm tin vào báo Đại Kỷ Nguyên(The Epoch Times- của người Tàu - ND chú thích) hơn là tin vào truyền thông chính thống của Hoa Kỳ để tìm kiếm tin tức về bầu cử Mỹ 2020.

Điều này đem lại bài học cho các chính phủ độc tài, đó là, họ có thể cho phép nguồn truyền thông thay thế, không cho quần chúng biết nguồn gốc xuất xứ của nó từ nhà nước, và thế là, họ có thể lèo lái dư luận quần chúng về các vấn đề nội bộ trong nước, có lợi cho họ.

Thậm chí có một số các người bất đồng chính kiến trong các chế độ toàn trị đang tạo ra hỗn loạn về các thông tin có thật và không có thật. Cái kết là, kiểm soát nghiêm ngặt thông tin, thật khó khăn đối với các người bất đồng chính kiến, không phân biệt đâu là tin thật, đâu là tin giả từ nguồn nước ngoài.

Mặt khác, thật đúng khi họ coi thường sự kiểm soát thông tin của các chính quyền toàn trị, đến nỗi một số người bất đồng chính kiến cổ vũ việc loan truyền tin tức về bầu cử Mỹ, coi đó là cách để xiển dương tự do thông tin. Có trường hợp, vài người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc nôn nóng cung cấp thông tin thay thế về cuộc bầu cử, mặc dầu họ biết đó là tin giả.

Tóm lại, nhiệm kỳ tổng thống Trump và cuộc bầu cử Mỹ đem lại lợi ích chính nghĩa cho các chính quyền toàn trị ở nước họ, ít ra là châu Á. Trump từ chối không trao quyền đem lại một cơ hội độc nhất chứng tỏ cho quần chúng thấy rằng các thể chế dân chủ Mỹ rất là yếu kém.

Ngoài ra, phản ứng của quần chúng trước sự mất mát của Trump đem lại các chính quyền toàn trị châu Á, hai chỉ dấu cho biết sự quan trọng để họ tồn tại: (1) bộ phận quần chúng cất tiếng nói mong ước một vị lãnh đạo phải cứng rắn (như Trump) và (2) nhiều người dân dễ dàng tin tưởng thông tin sai lệch, thông tin không đúng sự thật.

Nhiệm kỳ tổng thống Biden có thể tạo ra sức ép bên ngoài lên các chính quyền toàn trị nặng hơn; sức ép ấy có mạnh hơn các điều kiện trong mỗi nước hay không cũng còn chưa rõ. Lịch sử dạy chúng ta thấy, với những yếu tố trong nước thuận lợi, nhiều chính phủ độc tài có thể tồn tại ngay cả trong tình trạng sức ép bên ngoài vẫn mạnh mẽ.

Trương Mai, nghiên cứu sinh tiến sĩ, khoa chính trị, đại học Arizona. Cô còn nghiên cứu các phong trào xã hội, chống đối xã hội, và truyền thông xã hội. Nguyễn Long Chiến dịch.