Lời người dịch: Nhờ bị chỉ trích nhiều, tổng thống Mỹ luôn luôn là người mạnh mẽ, được thế giới chú ý nhiều nhất. Những lời lên án Donald Trump của tác giả có chỗ làm người VN yêu mến ông sẽ tức giận nhưng, như tục ngữ Việt Nam, “ơn kẻ dữ, không ơn người lành”, biết đâu những chỉ trích đó của người dân Mỹ khiến tổng thống Trump “đánh” ngày càng mạnh ông Tập Cận Bình, không dè dặt, nể nang như lúc ban đầu? Chỉ trích, phê phán chính quyền có lợi, hay tô hồng, nâng bi họ sẽ có lợi hơn?
(Did Trump Get Owned by China?)
Bạn không nghĩ trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump – nào là chích Clorox (chữa covid- ND), dùng hơi cay giải tán người biểu tình ôn hòa, 160.000 người Mỹ bỏ mạng, “bóng gió” nhắc chuyện hoãn bầu cử, đủ các cái – người ta vẫn thấy còn người bênh vực Trump. Nhưng họ có thể đúng. Tôi vừa chú ý đến chủ đề bênh vực Trump với lý luận: “Nói gì Trump cũng được. Nhưng ít nhất, ông có bóng trong chân, để chơi Trung Quốc”
Không, thật sự không. Chúng ta hãy coi thành tích của Trump đối với TQ.
Có nhiều lý do chính đáng để lo ngại Trung Quốc. Với 1.4 tỷ dân, một quân lực khổng lồ, một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, TQ đang bắt đầu gây thêm thanh thế. Không phải như Liên Bang Sô Viết cũ, từng đe dọa lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới, nhưng lại bị ngăn trở vì một nền kinh tế điều hành kém, TQ ngày nay càng giàu nhanh chóng, trong lúc đó, vẫn duy trì là một trong những chế độ hà khắc nhất, đàn áp nhất trên thế giới. TQ đang chạy đua dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác, xuất khẩu các công cụ do thám tới các chế độ chuyên quyền, độc đoán. Người ta cảm thấy bàn tay sắt của TQ ở ngay cả nơi này, khi đe dọa các công ty Mỹ phải né tránh các vấn đề nóng như Đài Loan, Hồng Kông.
Vì vậy, Trump lo ngại là đúng. Nhưng nhận thức của Trump về vấn đề TQ không đoái hoài đến việc họ đe dọa quyền tự do. Ông chú tâm đến máy sấy tóc và hạt đậu nành. Dù nhiều người nhắc nhở, Trump vẫn khư khư: TQ bán nhiều thứ cho Mỹ hơn Mỹ bán cho TQ, họ “hiếp” (raping) chúng ta”. (Tay doanh nhân này không có khái niệm về mua bán theo ý muốn - The concept of willing buyers and sellers eludes this businessman).
Các tổng thống trước đây thương nghị những ký kết làm ăn “hoàn toàn bất lợi”; ông ta hứa dưới sự lãnh đạo của mình, sẽ đảo ngược thâm hụt buôn bán, mang về công ăn việc làm, ngăn chặn hành vi thương mại bất công, như phá giá, thao túng tiền tệ, và ăn cắp sở hữu trí tuệ. Ông ta nói, tất cả đều dễ dàng: “Chúng ta có bài trong tay, chúng ta có sức mạnh nhiều hơn TQ…Khi TQ không muốn giải quyết vấn đề ở Bắc Triều Tiên, chúng ta bảo, ‘Ê, xin lỗi, mấy ông phải giải quyết vấn đề đấy nhé”. (Sorry, folks, you gotta fix the problem’).
Không có mục tiêu nào đạt được. Không. Thâm hụt mậu dịch hai bên của chúng ta thực ra đã tăng trong 2 năm đầu Trump làm tổng thống, dù Trump chả hiểu, nó chẳng có hại gì cho chúng ta, đúng ra đó là tác dụng phụ của nền kinh tế hùng mạnh của Mỹ vào những năm đó.
Xem xét những gì Trump muốn đạt được khi đối mặt với TQ, hành động đầu tiên – hủy bỏ Hiệp ước hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một sai lầm lịch sử.
Hoa Kỳ một mình thôi đã chiếm khoảng 24 phần trăm nền kinh tế thế giới. Cùng với các đồng minh ký TPP - Úc, Tân Tây Lan, Nhật, Mã Lai, Tân Gia Ba, Việt Nam, Miến Điện, Canada Mễ Tây Cơ, Chi Lê và Peru – khối buôn bán này chiếm 40 phần trăm GDP thế giới. Mặc dù không rõ là Trump có biết điều này không – trong các cuộc tranh luận, ông ta có vẻ lẫn lộn về tổ chức này – TPP không có TQ sẽ biến các nước tự do vùng Thái Bình Dương thành thành lũy ngăn cản những hành vi bất công của TQ. Lẽ đáng chúng ta đã có được thế thượng phong.
Nếu Trump thực sự muốn làm khó Trung Quốc, ông ta phải xây đắp TPP bằng cách ký kết thêm các thỏa thuận thương mại tự do với các nước trên thế giới. Nếu Hoa Kỳ hợp tác với EU, Ấn Độ, Brazil, cũng như với TPP, chúng ta đã có thể đem về một sức mạnh tổng hợp trên 70% GDP của thế giới.
Nhưng Trump lại nghĩ, chiến tranh thương mại “rất tốt và rất dễ thắng”. Và vì thế, ông ta tuyên bố nó với mọi người: “Thuế quan! Hãy đưa tôi thuế quan”, ông bảo với các trợ lý. Và họ đưa ngay. Thuế quan không chỉ áp vào TQ, nhưng còn áp vào bạn bè. Thật sự, ông ta áp đặt thuế quan lên Canada, Mexico, và EU nhiều hơn lên Trung Quốc.
Điều này chỉ ra rằng thuế quan đơn phương, chẳng “tốt” mà cũng chẳng “dễ”. Trump tưởng thế giới khó khăn như hồi 1970, khi kinh tế chúng ta đi trước thế giới như một gã khổng lồ. Chúng ta vẫn là nền kinh tế dẫn đầu thế giới, nhưng không dễ dầu gì “cái thế” (dominant). Năm 2018, chúng ta không còn bài nào để chơi như Trump suy nghĩ.
Người Mỹ phải trả giá cao cho mọi thứ, từ xe đạp tới giỏ xách, từ TV tới nón đội, các đồ lắp ráp công nghiệp. TQ trả đũa bằng chính thuế quan của họ, đặc biệt làm nông dân Mỹ tổn hại rất lớn. Phân tích của Moody (cơ quan xếp hạng kinh tế - ND) ước tính thuế quan khiến Hoa Kỳ mất đi 300.000 việc làm cùng với 28 tỷ đô la về thuế, để trợ cấp cho nông dân bị mất khách hàng.
Trump hứa trừng phạt Trung Quốc, ông sẽ vực dậy miền Trung Tây (nước Mỹ), nhưng khi Thung lũng Silicon chứng kiến sự gia tăng các công việc chế tạo thì Pennsylvania, Michigan, Ohio, và Wisconsin, tất cả đều mất việc ở công xưởng trong nhiệm kỳ của ông. Tất nhiên, hiện nay, do xử lý sai lầm về dịch bệnh, mọi miền đất nước đang trong suy thoái trầm trọng. “Ký kết thương mại vĩ đại” Trump thương thuyết với Trung Quốc có gì? Hãy khoan tung hô đã. Ký kết này buộc TQ mua 200 tỷ hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ trong hai năm, cao nhất về số lượng nhập khẩu năm 2017.
Hình của Hannah Yoest / GettyImages
Điều này nghe ra khá ổn, nhưng TQ từng có một lịch sử lâu dài chưa bao giờ thực hiện những lời hứa tương tự. Ngay cả ở buổi lễ ký kết tại tòa Bạch Ốc, phó thủ tướng TQ phát biểu TQ sẽ thực hiện cam kết trong tương lai “tùy thuộc vào tình hình thị trường”, chẳng lấy gì làm tin tưởng. Thêm nữa, chỉ dựa vào lời hứa TQ sẽ mua sản phẩm này, Trump đang khiến Hoa Kỳ, bị nhiều lệ thuộc, nếu không nói là lệ thuộc, vào TQ, trong lúc làm hại các đối tác thương mại khác.
Tệ hại nhất, Mỹ lại chuẩn thuận cái cách làm ăn kiểu Trung Quốc - chỉ huy và kiểm soát từ trên xuống – hơn là để thị trường hoạt động tự do, đây phải là mục tiêu của Hoa Kỳ, và là mẫu mực của TPP (tất nhiên không phải là tốt hết). Điều gì xảy ra nếu TQ nuốt lời cam kết? Chỉ có mỗi cơ chế thúc ép thực thi là đơn phương đánh thêm thuế quan, như chúng ta từng biết, sẽ làm tổn hại nước áp thuế bằng, hay có khi hơn, nước bị áp thuế.
Như về sự chuyển giao công nghệ ép buộc, bảo hộ sở hữu trí tuệ, bao cấp các ngành ưu ái trong nước, thỏa thuận có vài bước tiến không đáng kể, nhưng chẳng có gì quan yếu, đó là lý do tại sao, ngay khi Ký kết giai đoạn I vừa thông báo, thì chính quyền lập tức bắt đầu bàn đến Ký kết giai đoạn II, giai đoạn thiết thân, gần sát với những vấn đề hết sức quan trọng.
Đổi lại “thành quả” đáng ngờ này, Trump rũ bỏ vai trò của nước Mỹ, người giương cao ngọn cờ nhân quyền và tôn trọng nhân phẩm.
Từng nổi tiếng lên mặt với với các đồng minh chúng ta, Trump lại rất lễ phép (obsequious) với Tập Cận Bình, ông từng gọi là “một đại diện cao quý và quyền lực của nhân dân mình”, người ông “rất có cảm tình” (great chemistry). Khi những người phản kháng tràn xuống đường ở Hồng Công đòi TQ tuân thủ ký kết “Một quốc gia, hai chế độ”, ban đầu Trump gọi họ là những người “phản loạn” (rioters), y như ngôn ngữ thường dùng của đảng Cộng sản TQ.
Lúc đó Trump ca ngợi Tập về việc giải quyết xuống đường biểu tình, phát biểu rằng Tập “chấm dứt ngay nếu ông ấy muốn”. Tháng 11 năm 2019, khi quốc hội Mỹ xem xét cấm vận TQ, khi họ leo thang đàn áp Hồng Kông, Trump từ chối cho biết ông có thuận ký thông qua dự luật như thế hay không. Trump tuyên bố ủng hộ Hồng Kông: “Chúng ta phải sát cánh với Hồng Kông, nhưng tôi cũng sát cánh với chủ tịch Tập Cận Bình. Ông ấy là người bạn của tôi, một người tuyệt vời (an incredible guy). Nhưng chúng ta cũng đang trong tiến trình hoàn tất một ký kết thương mại lớn nhất trong lịch sử, và nếu được như thế thì tuyệt vời biết mấy”.
John Bolton kể lại, “Ông tay sắt với TQ” (Mr. Tough-on-China) năn nỉ Tập mua thêm đậu nành và lúa mì Mỹ đặng giúp ông tái đắc cử, và còn nữa, Trump làm lơ để Tập đưa một triệu người Duy Ngô Nhĩ vào trại tập trung. Bolton nói, Trump bảo Tập “Ông đang làm đúng rồi đấy”.
Thật kinh ngạc, Trump không thể búng tay và buộc TQ khiến Bắc Hàn xuống nước. Sự ve vãn thái quá đối với Kim Jong-un thật không có gì tệ hại hơn.
Trung Quốc là một cường quốc ác độc, tiếng tăm và ảnh hưởng của họ chỉ có tăng thêm trong nhiệm kỳ của Trump. Trong khi Mỹ dọa rút quân khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc, ngưng tập tận với Nam Hàn, đánh thuế, đòi thật nhiều tiền trả cho các căn cứ quân sự của các đồng minh chúng ta, thì Trung Quốc đều đều đầu tư vào “Một vành đai, Một con đường”, và khẳng định sức mạnh quân sự của họ ở biển Đông.
Một khảo sát của tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Đông Nam Á, thực hiện trước đại dịch, cho biết 96 % dự đoán TQ sẽ trở thành một cường quốc kinh tế ở khu vực, so với 56% dành cho Hoa Kỳ trong vòng 10 năm nữa.
Sự trỗi dậy từ từ của TQ nói lên một thách thức đối với sự dẫn đầu thế giới của người Mỹ. Chúng ta có thể, và nên đối phó bằng cách thể hiện sức mạnh của mình: cải thiện tốt mối liên hệ với các đồng minh đang có; lãnh đạo các định chế quốc tế như WTO,WHO, thay vì hạ bệ hay rút khỏi; thúc đẩy mậu dịch tự do; bảo vệ quyền tự do dân sự; hoan nghênh các sinh viên, những người nhập cư tài năng, có thể giúp Mỹ duy trì thế mạnh công nghệ (và những ai coi Hoa Kỳ là chọn lựa số một, khi Trump chưa là tổng thống); xây dựng ngôi nhà ngân sách riêng để chúng ta không cần vay mượn tiền từ Trung Quốc.
Chiến tranh mậu dịch của Trump là một sự đổ vỡ đắt giá. Nhưng sẽ không đắt hơn việc ông từ nhiệm vai trò lãnh đạo Hoa Kỳ và phản bội giá trị Mỹ.
Bài của MONA CHAREN đăng trên báo Bulwark, ngày 12 tháng 8 năm 2020.