Vài lời cùng quý vị. Trốn dịch, tôi tình cờ thấy tư liệu này trên ASSOCIATION FOR DIPLOMATIC STUDIES & TRAINING (hội Nghiên cứu và đào tạo ngoại giao), chủ trang ông Coolbenm, xin dịch hầu quý vị quan tâm lịch sử cận đại VN.
NÓI RẰNG CHÚNG TÔI CHÁN NẢN CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ NÓI QUÁ ĐÁNG
To say that we were depressed would be a colossal understatement”
Đương nhiên bước tiếp của chúng tôi là đến Sài Gòn để trình bày thỏa thuận tuyệt vời vừa đàm phán xong. Không hẳn hài lòng lắm nhưng các vấn đề cơ bản được giải quyết, chúng tôi cho rằng bấy giờ có được một thỏa thuận khung, dạng dự thảo, và cần sự chuẩn thuận của bộ chính trị ở Hà Nội, của tổng thống Mỹ. Hẳn nhiên, chúng tôi nói rõ với phía Bắc Việt rằng sẽ thuyết phục với đồng minh Nam VN về bản dự thảo này.
Trước khi đến Sài Gòn để tổng thống Thiệu xem xét hiệp định, chúng tôi đánh điện trước để khái quát nội dung chúng tôi đang nắm. Tôi quên mất thuật ngữ lúc đó nhưng chúng tôi nói đó là một bước đột phá, có thể là một thỏa thuận, hay đại loại như thế. Chúng tôi cho ông Thiệu biết qua đại sứ Mỹ Bunker là sẽ bàn luận về dự thảo hiệp định với ông. Chúng tôi đến Sài Gòn vào giữa tháng 10 năm 1972.
Chúng tôi đến văn phòng tổng thống Thiệu và Kissinger trình bày quyền lợi phía VN khi chấp nhận thỏa thuận, cũng như sự bảo trợ của người Mỹ. Trường hợp có vi phạm, tổng thống Nixon sẽ đáp trả mạnh mẽ. Ông Thiệu nên tin chúng tôi có thể bảo đảm thực thi hiệp định.
Kissinger nói rằng đây là một thỏa thuận tốt nhất chúng tôi đạt được, căn cứ vào sự hỗ trợ từ nội bộ nước Mỹ. Chúng tôi thực thi nhiệm vụ cũng vì Nam Việt Nam. Chúng tôi đàm phán rất gay cấn để bảo đảm ông Thiệu còn quyền lực. Chúng tôi sẽ viện trợ đáng kể về kinh tế và quân sự cho ông. Chúng tôi sẽ ào ạt viện trợ bổ sung cho Nam VN trước khi thỏa thuận được ký, nhờ vậy, ông sẽ ở vào vị thế mạnh nhất có thể, trước khi các điều khoản thực thi có hiệu lực. Nỗ lực này gọi là Kế hoạch ENHANCE (tăng cường), đại loại như thế.
Chúng tôi bảo sẽ ném bom trở lại nếu Bắc Việt tấn công hay vi phạm hiệp định. Chúng tôi bảo sẽ giúp đỡ đầy đủ VN về mặt ngoại giao, cũng như viện trợ quân sự và kinh tế. Chúng tôi nói rằng đã làm việc với người Trung Hoa, người Nga, cô lập Hà Nội, buộc họ cắt viện trợ cho Bắc Việt, nếu có thể được, và rằng đây rõ ràng là ý định của chúng tôi. Ngoài ra còn sự mở rộng viện trợ, chúng tôi thỏa thuận với Bắc Việt giúp họ tái thiết miền Bắc.
Khi tổng thống thiệu nghe trình bày của chúng tôi, ông không có phản ứng gì. Ông chỉ lắng nghe. Chúng tôi không có lý do gì để bi quan sau cuộc gặp mở đầu…Khi cuộc gặp thứ hai xảy ra, chúng tôi bị phản bác dữ dội. Ông Thiệu rất tức giận về hiệp định, gần như mất kiểm soát. Điểm mấu chốt là sự hiện diện tiếp tục của quân đội Bắc Việt (ở Nam VN).
Ông vạch ra tất cả từ ngữ ông cho là yếu thế, khi nói về giám sát quốc tế, tiếp vận, số lượng viện trợ, và nhiều thứ nữa. Ông phàn nàn hầu như mọi cái, nhưng trên hết là sự hiện diện tiếp tục của quân đội Bắc Việt ở lãnh thổ miền Nam. Thứ đến, Thiệu nói thực sự chúng tôi đánh lừa ông ta. Ông cho rằng hiệp định này đi quá xa những điều chúng tôi đã báo cáo và dành phần quyết định cho ông.
Sau cùng, trong khi đàm phán hiệp định, chúng tôi đã quyết định số phận của miền Nam VN. Ông bảo, bây giờ các ông đến tôi, chỉ vài tuần trước ngày bầu cử của các ông, buộc tôi chấp thuận hiệp định này, một hiệp định kết liễu số phận đất nước của tôi, đồng bào của tôi chỉ trong một vài ngày. Ông nói, hiệp ước đã sai về nguyên tắc, lại nhầm lẫn về nhận thức, với cái việc người Mỹ dí vào cổ tôi một cái hiệp định, mà không hề đoái hoài đến số phận của người dân miền Nam VN.
THẬT ĐIÊN ĐẦU. CHÚNG TÔI THẤY VÔ CÙNG CHÁN NẢN VỚI PHẢN ỨNG CỦA ÔNG THIỆU. TỔNG THỐNG NIXON VÀ ALEXANDER HAIG CÒN “HÀNH HẠ” CHÚNG TÔI.
“It was maddening. We were very depressed anyway, because of Thieu’s reaction. We had President Nixon and Al Haig beating up on us.”
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Rốt cuộc thì đây là thời kỳ hết sức gay cấn và chán nản, nói một cách ngắn gọn. Không phải là vấn đề nói về cái việc chúng tôi lại phải trở về, chỉnh cái này hay sửa cái khác, hay vấn đề kia. Ông Thiệu hầu như bác bỏ toàn văn hiệp định. Không phải là bác bỏ hiệp định chính thức. Ông nói: “Chúng tôi cần thay đổi những điều thế này”. Nhưng ông ta đòi hỏi quá nhiều thay đổi, chúng hết sức quan trọng, không thể nào cho thấy một giải pháp.
Nói chúng tôi chán nản cũng chưa phải là nói quá đáng…Chúng tôi chấm hết ba hay bốn ngày bàn luận hết sức gay cấn ở Sài Gòn. Chúng tôi báo cáo về cho tổng thống Nixon, qua trợ lý cố vấn an ninh Alexander Haig, qua kênh thông tin mật, nhằm giải mã kép các tín hiệu gửi đi. Chúng tôi báo cáo rằng ông Thiệu phản ứng quá đáng, cùng những điều ông ta muốn.
Tổng thống Nixon và ông Haig hồ nghi về hiệp định còn hơn chúng tôi. Họ coi trọng sự đột phá chúng tôi có được, nhưng họ không hăng hái mấy về nó như Kissinger và đội ngũ của ông ta, không kể đến Negroponte. Trên tất cả, Nixon không muốn thấy rạn nứt với đồng minh chúng tôi. Nói cho chí tình, đó là đất nước của họ.
Vì vậy, chúng tôi nán ở lại Sài Gòn một đôi ngày sau sự cố ban đầu nhằm thuyết phục tổng thống Thiệu linh hoạt hơn, cũng như ghi nhận những yêu cầu của ông ta. Vào lúc đó chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi phải quay lại Hà Nội, cố giải quyết các mối quan ngại hàng đầu của ông Thiệu. Các quan ngại dường như quá lớn đến nỗi đem lại thất vọng.
Trong khi đó, chúng tôi đánh điện về Washington, báo cáo kết quả các cuộc nói chuyện với ông Thiệu. Thật điên cái đầu, bởi một trễ nải thời gian khi đánh điện tín, đặc biệt phải đánh điện tín mang nghĩa kép (để bảo mật -ND)
Lại điên cái đầu. Chúng tôi thấy quá chán nản vì phản ứng của ông Thiệu. Chúng tôi lo lắng quá đỗi về nguy cơ đổ vỡ hiệp định. Tổng thống và Al Haig “hành hạ” chúng tôi, rồi trục trặc đường dẫn thông tin vì khác múi giờ, rồi các cuộc gián đoạn liên lạc, rồi quá trình giải mã kép tín hiệu. Chúng tôi luôn luôn có một thông điệp đằng sau những việc đó.
Chúng tôi rời Sài Gòn với nhiều yêu cầu thay đổi của Nam VN trong hiệp định. Chúng tôi cũng phải có hành động trì hoãn với Hà Nội. Vào thời điểm đó, dĩ nhiên, không thể nào bay ra Hà Nội. Chúng tôi chỉ có thể đến đó khi chắc chắn tuyệt đối kết thúc được thỏa thuận.
Chúng tôi phải hoãn chuyến đi Hà Nội, hệ quả, Kissinger phải nói với phía Bắc Việt: “Nào, chúng tôi nói với quý vị ở Paris rồi, đây là một ký kết ổn thỏa và chúng tôi vẫn nghĩ như thế. Tuy nhiên, chúng tôi không thể hoàn tất hiệp định này mà thiếu sự chấp nhận của Nam VN. Chúng tôi vẫn làm việc với các đồng minh và cố gắng thuyết phục họ. Tuy vậy, chúng tôi sẽ có một số thay đổi. Chúng tôi không thể thuyết phục phía Nam Việt Nam theo kiểu thế này. Chúng tôi vẫn tôn trọng các thỏa thuận cơ bản. Chúng tôi cho rằng đó là một thỏa thuận tốt. Đừng bỏ cuộc. Chúng tôi sẽ giữ liên lạc với các ông. Bây giờ, tôi chưa thể đi Hà Nội được”.
Vì vậy, chúng tôi trở lại Washington. Tôi không biết bao lâu chuyện này xảy ra nhưng trong một hay hai ngày, một thông cáo báo chí phát đi từ Hà Nội, đả kích Hoa Kỳ, tổng thống Nixon, và Kissinger. Thông báo nêu rõ, Hoa Kỳ đã đồng ý một ký kết với Hà Nội, và giờ đây, dưới chiêu bài không thể khiến tay sai (lackey) của họ phải làm gì, Hoa Kỳ rút lại các dàn xếp chúng tôi đã đạt được.
Hà Nội cho biết phía Mỹ đã phá vỡ một hiệp định nghiêm chỉnh với họ và hủy bỏ thỏa thuận để Kissinger ghé thăm Hà Nội. Cho nên họ tiến hành công bố toàn văn hiệp định chúng tôi đạt được trước đó.
THÁNG 10, 1972: CƠ MAY CHÚNG TÔI TÌM KIẾM.
(October 1972: “It was the break that we were looking for”)
Khi gần đến tháng giêng năm 1972, dần dần chúng tôi đi đến một quyết định ý nghĩa đối với Tổng thống, để ông có một bài phát biểu công khai, quan trọng một lần nữa về (vấn đề) Việt Nam. Trong bài phát biểu, tổng thống sẽ khái quát chiến lược và mục tiêu của Mỹ, gọi là Việt Nam hóa chiến tranh (một chủ trương phát triển, trang bị, huấn luyện quân đội Nam VN, giao cho họ vai trò tăng cường chiến đấu, cùng lúc, từ từ cắt giảm số binh sĩ chiến đấu Hoa Kỳ), đánh giá lại tiến triển đã đạt, số thương vong, số quân thấp xuống ở Việt Nam.
Trên hết, tổng thống sẽ tiết lộ, sự thật là chúng tôi có một đề xuất hợp lý với Bắc Việt, và có lúc phải tổ chức các cuộc đàm phán bí mật với họ. Và còn tùy vào Hà Nội có đáp ứng nào không. Tôi nghĩ vào cuối năm 1971, phía Mỹ còn bồi thêm 5 đề xuất nữa từng đưa ra hồi tháng 5, 1971. Thật sự là chúng tôi làm y như thế.
Chúng tôi còn tổ chức các cuộc gặp bí mật từ tháng 6 kéo dài cho đến tháng 9 năm 1971. Tôi tin rằng chúng tôi phơi bày hết cốt lõi đề nghị, chỉ còn làm sáng tỏ các chi tiết về một giải pháp quân sự thế nào thôi. Chừng tháng giêng năm 1972, người ta quyết định cho công bố các cuộc đàm phán bí mật trước đó, bởi vì phía Hà Nội vẫn không nhúc nhích, mà chúng tôi lại bị chỉ trích quá nhiều ở trong nước cũng như các nơi trên thế giới.
Thế là có bài phát biểu của Nixon ngày 25 tháng giêng 1972. Giống như tất cả các bài phát biểu dạng này, tôi phải đích thân sửa soạn kỹ lưỡng bản thảo. Tất nhiên phải có người biên tập lại với một thứ tiếng Anh trôi chảy trong khi tôi chỉ làm phần chính của bài phát biểu.
Chúng tôi lại qua Paris để có cuộc gặp vào tháng 10 năm 1972, và lần này thì Lê Đức Thọ đã có quà cho chúng tôi. Phía Mỹ còn phải cật lực nhiều về “món quà”, nhưng về cơ bản, đây là cơ may chúng tôi đang tìm kiếm. Nó kết hợp việc triệt thoái đơn phương quân đội Mỹ với việc trao trả tù binh, về mặt quân sự. Ngôn ngữ trong đề xuất khá cụ thể về phương diện này.
Đề xuất của phía Bắc Việt cũng gồm cuộc ngừng bắn tại chỗ, có thỏa thuận giám sát quốc tế. Bắc Việt đã không còn khư khư chuyện thành lập chính phủ liên hiệp nữa. Vẫn còn một số đàm phán gay go nhưng đã có tiếng nói mới mẻ hơn. Họ đề nghị một thỏa thuận hòa giải dân tộc, nhưng thật sự, vẫn để trống chỗ cho tổng thống Thiệu cầm quyền ở Sài Gòn. Vậy là, Bắc Việt từ bỏ đòi hỏi chính trị họ từng đeo bám rất nhiều năm.
CHÚNG TÔI ĐÀM PHÁN THÊM MẤY NGÀY. NGÀY CUỐI MẤT CẢ 14 TIẾNG ĐỒNG HỒ.
(“We had several days of further negotiations. The last day ran for 14 hours straight.”)
Theo quan điểm của tôi, không nói Nixon hay Kissinger, các đòi hỏi này là cái chúng tôi không nên thỏa thuận.
Chúng tôi gặp lại người Bắc Việt, thảo luận thêm mấy ngày, cho đến 11 tháng 10, cố thêm, bớt bản dự thảo, và thường thì phải thông tin cho Washington và Sài Gòn. Ngày cuối kéo dài đến 14 tiếng đồng hồ. Như thường lệ, chúng tôi sửa soạn bản thảo đúng nguyên văn, thậm chí đi tắm cũng không có thì giờ, cà phê "nươm" sẵn để tôi làm cho tròn việc.
Chúng tôi phải được bảo đảm trao trả tù binh Mỹ từ cả Lào và Campuchia; chúng tôi còn buộc phía Cộng sản phải rút quân ra khỏi và ngừng bắn tại đó. Đó lại là vấn đề. Vấn đề khác là cho phép viện trợ quân sự cho hai phe sau ngừng bắn. Sau đó là các chi tiết về cơ chế giám sát quốc tế, rồi định vị khu Phi quân sự (DMZ). Vùng này thực sự chia đôi hai bên Nam và Bắc Việt Nam.
Có nhiều chi tiết cần giải quyết, nhiều vấn cần dàn xếp, nhưng cơ bản, bước đột phá đã có. Bắc Việt không còn khăng khăng về chính phủ liên hiệp nữa.
Ngôn ngữ của dự thảo làm rõ chi tiết, tổng thống Thiệu vẫn nắm quyền, trong khi gợi ý sẽ có một cuộc thương thuyết dẫn đến một chính phủ hòa giải dân tộc. Chúng tôi cố làm cho văn bản càng mơ hồ, càng tối nghĩa, càng tốt. Mục tiêu thật sự là giữ chính quyền Sài Gòn nắm quyền lực.
11 tháng 10 năm 1972 là ngày cuối cùng đàm phán. Vì vậy còn có 4 ngày đàm phán, trong đó 1 ngày kéo dài 14 tiếng đồng hồ. Kissinger chuẩn bị quay về báo cáo cho tổng thống Nixon. Bước đầu, chúng tôi đồng ý có một thỏa ước sơ thảo, nhưng với các vấn đề nổi cộm có tính thứ yếu cũng cần được giải quyết.
Vẫn còn một số vấn đề kỹ thuật về các câu chữ cụ thể thế nào, đại loại như thế. Vì vậy, đây là thời gian kéo dài đuối sức mấy ngày trời, kể cả ban đêm, các buổi họp viết lại bản dự thảo, rà soát, đánh điện tín, báo cáo, đầy đủ cho Sài Gòn lẫn Washington, cũng như chuẩn bị các đề mục trao đổi cho ngày hôm sau. Chúng tôi còn chuẩn bị một số đề xuất mới, ngoài việc ghi chép đúng nguyên văn, các việc khác nữa.
Tôi được ở lại Paris với nhân viên phục vụ nước ngoài Dave Engle, người từng là phiên dịch chính tiếng Việt trong các buổi đàm phán cho chúng tôi ở sở Ngoại vụ. Chúng tôi ở lại để bàn các chi tiết kỹ thuật với phía Bắc Việt, làm rõ thêm một số vấn đề ít quan trọng hơn. Ngày hôm sau, chúng tôi ngồi xuống cùng phía Bắc Việt. Tôi không nhớ đã bàn những chi tiết gì trừ cái chuyện tôi thấy mình vừa phấn khởi lại vừa rã rời, đuối sức.
HỌ (BẮC VIỆT) CHƯA MUỐN KÝ KẾT.
(“They were not in a mood to compromise”)
Tháng 7 năm 1971, chúng tôi ở Paris sau một chuyến đi bí mật đến Trung Quốc. Thế giới chẳng những không biết chuyến đi bí mật đến TQ, họ cũng chẳng biết chúng tôi có những cuộc gặp bí mật với người Bắc Việt, về mặt công khai, chúng tôi đang ở Paris. Nói một cách nào đó, thì giữ bí mật các cuộc thương thuyết này với Hà Nội còn rắc rối hơn là những chuyến đi Pháp vào cuối tuần từ Washington. Mọi người biết Kissinger đang ở Pháp, có lẽ họ theo dõi ông, theo nghĩa nào đó. Vì vậy, chúng tôi làm việc hết sức “kín kẽ” với đại sứ Mỹ khi đó là Richard Watson.
Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai người được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1973.
Chúng tôi tìm cách nào cho Kissinger đàm phán với người Hà Nội mà không cho ai ở Paris để ý đến. Một câu chuyện được che giấu: Kissinger ẩn sâu trong tòa đại sứ (Mỹ ở Pháp – ND), trao đổi với đại sứ Watson. Dick Smyser và tôi thì lo công việc của mình là đi đến một quảng trường rộng để ngắm tháp Eiffel, quảng trường Place de Trocadero. Chúng tôi đợi ông ở đó.
Đoạn, bộ trưởng ngoại giao Kissinger cúi thấp xuống ghế ngồi trên xe hơi đi ra cửa sau tòa đại sứ vì cửa trước các phóng viên đang vây kín. Ông đón chúng tôi ở quảng trường, đi tới chỗ hẹn để đàm phán với đoàn Bắc Việt. Khi chúng tôi trở lại tòa đại sứ, [John] Negroponte (thứ trưởng ngoại giao, rồi giám đốc tình báo quốc gia Mỹ -ND) và tôi đang tổng kết cuộc gặp thì Kissinger, lý do che mắt bên ngoài, bèn đi đến một hiệu ăn.
Mọi người đều biết như thế. Thật sự, ông hẹn gặp Margaret Osmer (chụp chung với Steve Bell năm 1975 trên chương trình “Chào nước Mỹ, buổi sáng”), người phụ nữ từng làm việc cho hãng truyền hình ABC. Cô ta cùng làm việc với tôi ở Ủy ban quan hệ nước ngoài tại New York nhiều năm sau đó, điều phối các chương trình gặp gỡ khách của tôi.
Thời đó, Kissinger bị rất nhiều chỉ trích. Báo chí biết nhà thương thuyết chính, cấp cao, của Hà Nội đàm phán hòa bình ở Paris là ông Lê Đức Thọ, đang có mặt tại thủ đô Pháp cùng lúc với Kissinger. Báo chí bỉ bôi Kissinger; họ cật vấn tại sao ông không đi gặp Lê Đức Thọ, để tạo thêm tiến triển với Bắc Việt, thay vì đi chơi với một người phụ nữ tóc vàng xinh đẹp, tới một hiệu ăn ở thủ đô ánh sáng. Chẳng một ai biết chút gì về những buổi đàm phán bí mật. Tất nhiên, đây là chuyện che giấu tông tích cho Kissinger vì chúng tôi đã gặp Lê Đức Thọ trước đó trong ngày.
Lê Đức Thọ.
Nhớ lại, cho đến mùa thu năm 1972, rất nhiều lúc Lê Đức Thọ tỏ ra lịch sự hơn bên đối phương. Nhưng nếu nói thật nghiêm túc về điều này, quý vị sẽ cho rằng, các nhà thương thuyết Bắc Việt thực sự chẳng có một chút tiến bộ nào trong suốt thời gian này, dù cho phía chúng tôi đề ra nhiều điểm mới.
Ông Lê Đức Thọ cũng thường có những lúc khó xử. Khi gặp khó xử, chúng tôi biết rằng, ông ta khó mà mềm dẻo hay sẵn sàng. Khi gặp khó xử, điều ấy biểu lộ qua thái độ ông ta.
Tôi nghĩ nói cho công bằng, đây là một nhận xét không vui về bản tính con người, rằng Hà Nội thường tỏ ra sẵn sàng (đàm phán- ND) khi người Mỹ chúng tôi đánh thật mạnh họ về mặt quân sự. Họ cũng tỏ ra thân thiện hơn. Nhưng họ kiêu ngạo hơn, không chịu khoan nhượng, khi họ có vẻ thắng lợi chút đỉnh về mặt quân sự và/hoặc khi chúng tôi ngưng tạo sức ép lên họ… Tôi không khuếch đại điều này, bởi cho đến tháng 9-10 năm 1972, họ thật sự chẳng có một bước tiến đáng kể nào (trong đàm phán -ND). Tuy nhiên, có nhiều lần trong các năm 1971-1972 khi rời các cuộc gặp mặt chúng tôi thấy hy vọng hơn các lần khác, lúc thấy phấn khởi hơn.
Các nhà thương thuyết Bắc Việt chiến đấu lâu dài để giành lấy lý tưởng của họ, chống lại người Pháp và người Mỹ chúng tôi. Quá quen với thời gian lâu dài, họ sẵn sàng kéo lê đàm phán. Vì vậy, họ không có thái độ nào để thỏa hiệp, điều này khiến công việc trở nên cực kỳ nan giải.
Tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, lập trường cơ bản của họ là, kêu gọi Mỹ đơn phương rút quân, thành lập chính phủ liên hiệp tại Sài Gòn, bám chắc lấy các lập trường đó, với một “tinh thần cách mạng”. Họ muốn đầu tư về lâu về dài cái việc họ đang làm; họ linh cảm được sự ủng hộ nội bộ cho lập trường của Mỹ đang gãy đổ, và cho tất cả lý do tôi vừa mới nhắc.
Vì vậy, họ chủ yếu tìm cách làm chúng tôi mỏi mòn, mệt mỏi. Cơ bản vẫn là một phần cái kiểu đàm phán: chú ý đến lập trường của chúng tôi và ngó xem Hoa Kỳ có sắp nhượng bộ hơn, có tiến gần hơn, những gì họ muốn hay không.
Cột mốc quan trọng mà tôi muốn nói ngay… đó là tháng 5 năm 1971; có lẽ vào ngày Tưởng niệm chiến sĩ trận vong, do chúng tôi luôn đến Paris trong ngày nghỉ hay ngày cuối tuần vào lúc đó. Chúng tôi đưa ra những điểm coi như những đề nghị cực kỳ quan trọng, tạo bước tiến mới cho các cuộc đàm phán, thực sự có được trong thỏa thuận cuối cùng ký kết vào tháng giêng năm 1973. Tôi nhớ chúng tôi rất chua xót trước đề xuất quan trọng đó. Tôi không nhớ tại sao lại thế, nhưng đó là lúc chúng tôi cố gắng tạo một bước đột phá vào thời khắc ấy. Tôi tin đó là đề nghị 7 điểm, giải quyết cuối cùng, chủ yếu về mặt quân sự, theo đúng nguyên tắc của tổng thống Nixon, sẵn sàng linh hoạt về mặt quân sự, nhưng không (linh hoạt) về mặt chính trị,