Thursday, January 25, 2024

Ở VIỆT NAM, NHIỀU NGƯỜI TIẾC THƯƠNG MỘT THẦN TƯỢNG MỸ THẤT SỦNG.

(In Vietnam, Many Are Mourning the Downfall of an American Idol)

Một facebooker viết: “Nếu có thể chết cho Trump trở thành Tổng thống, tôi sẽ quyết tâm nhận lấy cái chết”

(“If I could die for Mr. Trump to become the President, I would be very willing to do so.”)

Nghe có vẻ vô lý nhưng câu nói trên không phải từ một người Mỹ ủng hộ Trump mà là từ một facebooker người Việt, khi nghe tin tổng thống Mỹ đang thua cuộc bầu cử trước cựu phó tổng thống Joe Biden. Khi theo dõi bầu cử, nhiều người Việt khẳng định với niềm tin không hề lay chuyển “thần tượng” Donald Trump của họ phải thắng cử nhiệm kỳ hai. Chúng tôi tiếp xúc với một số người trong nước, xem xét phản ứng trên truyền thông xã hội, cố gắng “giải mã” hiện tượng này.

Một nhận xét nhiều người đồng ý, ông Lê Hồng Hiệp khái quát, trong bài trả lời tờ Viettimes, là người Việt xem chính sách quyết đoán của Trump có lợi cho quốc gia họ. Thái độ cứng rắn của Trump đối với TQ đáp ứng bất bình của đám đông; một lòng tin vững vàng được quần chúng VN đặt vào tổng thống.

Đây là lý do dễ thấy nhất đối với người Việt ủng hộ Trump, nhưng không phải lý do duy nhất. Ông Vương Toàn Hiệp, một fan của Trump, 41 tuổi, người Hà Nội nói với chúng tôi: “Trump là một doanh nhân khí khái, tự tin, thậm chí cả độc đoán”. Nhất trí với nhận xét đó, ông Trương Xuân Thái, cư dân tuổi bát thập, ở Hội An, phát biểu: “Tổng thống Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ quyết đoán, cuốn hút, và cứng rắn. So với Biden, Trump dứt khoát phải xứng đáng hơn”.

Tôn vinh tính khí của Trump có thể giải thích theo cái nhìn ngưỡng mộ lãnh đạo, ăn sâu trong truyền thống chính trị VN. Truyền thống Khổng Giáo ẩn chìm xuyên suốt trong xã hội người Việt, biểu hiện cung cách người dân đánh giá một nhân vật quyền lực qua tính khí của họ.

Cảm giác về nỗi hoài nghi chính trị len lỏi trong chính trường quốc nội  VN xen lẫn những tình cảm ái mộ nhiều người dành trọn cho Trump. Ông Vương cho biết: “Người dân chán nản các chính trị gia lừa lọc, lợi dụng”. Ý kiến này được một quan chức 46 tuổi muốn giấu tên, đồng tình: “Tôi thích Trump, thật ra, vì ông không phải là người làm chính trị. Ông nghĩ sao nói vậy, nói là làm”. Ông muốn ám chỉ, Trump không như các chính trị gia khác, chuyên nói những lời rỗng tuếch, hứa những điều rỗng tuếch”. Nói khác đi, lòng ái mộ Trump xuất phát từ nỗi bất mãn lan tràn của người Việt trước việc làm của các chính khách trong nước.

Thành công khống chế Covid-19 có thể tạo ra niềm tin, rằng dân chúng tin tưởng rất nhiều vào chính quyền VN. Tuy nhiên, hiện nay không còn bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh, hoài nghi chính trị trở thành thường xuyên mỗi ngày ở VN. Ví dụ mới đây về tranh chấp đất tại Đồng Tâm, tai tiếng sách giáo khoa Cánh Diều, vụ án liên quan đến tử tù Hồ Duy Hải.

Chỉ trích cay cú, nhạo báng, về tham nhũng thường xuyên ở mỗi bữa cơm, nỗi bực tức vì nạn lạm quyền của quan chức, là đề tài chính trong mỗi câu chuyện hằng ngày. Một facebooker nhận xét tin cập nhật trên Zing News, cơ quan báo chí VN, nói về chiến thắng của Biden: “Zing thường thông tin kết quả bầu cử có trước bỏ phiếu như VN, họ tưởng ở Mỹ cũng thế”.

Không những tư tưởng “chống tầng lớp ăn trên ngồi trốc” trong chiến dịch tranh cử của Trump cùng nhịp với cảm giác hoài nghi chính trị đang lan tràn ở VN, mà ngôn ngữ bất cần, đầy cảm xúc của Trump cũng mang ý nghĩa như lời lẽ phẫn uất dành cho “tầng lớp ăn trên ngồi trốc” tham nhũng (ở VN). So với cung cách cẩn trọng, kiềm chế của các chính khách Việt Nam truyền thống, thái độ ngang tàng của Trump tạo ra sự trái ngược hoàn toàn trong tâm trí của nhiều người Việt Nam; họ đặt ông vào đỉnh cao thực sự theo một thứ hạng chân chính ai cũng thấy, trong khi các chính khách trong nước mặt khác, rất mờ nhạt.

Sự tương tác đặc biệt này giữa lòng ái mộ người Việt dành cho Trump và niềm hoài nghi chính trị còn "vô hại" cho đến khi người ta nhận ra được cái sự thật, chính mạng truyền thông xã hội là nơi “nổi dậy” các ý kiến quần chúng liên quan đến vấn đề đang nóng.

Tổng thống Trump có số lượng fan rất lớn ở VN, gồm cả chục ngàn người Việt trên Facebook, một diễn đàn nhiều người sử dụng nhất  VN, có đến cả 45,3 triệu tài khoản hồi năm 2019. Ngoài việc đề cập đến Trump, facebooker còn can dự vào các cuộc cãi vã nảy lửa liên quan hàng núi vấn đề chính trị, mà 10 năm trước, bị coi là “nhạy cảm”, đặc biệt chỉ xảy ra ở chốn riêng tư. Nào là, chỉ nêu đôi cái, tranh chấp biển Đông, tính chính danh của chế độ cộng sản VN, Trung Quốc, khả năng liên minh với Hoa Kỳ.

Xin trích:

-  “Đảng CSTQ là nhóm khủng bố! Toàn thế gới, đoàn kết lại, tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản…Bọn tân phát xít.

-  “Tốt nhất tôi nên học ngay tiếng Tàu. Chúng ta sớm muộn gì cũng mất hết đảo ở biển Đông”.

-  “Nếu tổng thống Trump mà ở thêm nhiệm kỳ nữa, người Việt sẽ có dân chủ, cái dân chủ đang bị cộng sản trấn áp”.

Những ý kiến nói trên có mặt trên diễn đàn phổ thông Facebook, của nhóm người yêu mến ông Trump, như nhóm “Người Việt ủng hộ Trump”, và một trang web kèm theo  là “Diễn đàn những người ái mộ Donald Trump”. Cả hai tổ chức này do một Việt kiều Mỹ sống ở San Jose điều hành. Điều thú vị, trang này ban đầu lấy tên là “Chận ngay vi rút đảng CSTQ”. Không phải ngẫu nhiên, San Jose cũng là trụ sở của đảng Việt Tân, một tổ chức chống cộng “phản động” nhiều người biết ở VN.

Các nhóm chống đối có trụ sở nước ngoài, từ lâu, bị quy trách nhiệm về các câu chuyện đặt điều vu khống, chống đảng CSVN, kích động nhiều đợt gây rối bất ổn chính trị, như là biểu tình phản đối tác hại môi trường năm 2016, hoặc biểu tình chống TQ năm 2018. Sự trỗi dậy không lường nổi của mạng xã hội trong nước đem lại cho các tác nhân đó, một kênh thông tin quá tốt, để tạo ra ảnh hưởng lên dư luận quần chúng VN. Chính quyền VN có lý do để lo ngại: xen kẽ các nội dung ca ngợi Trump trên các nhóm dân chúng, các trang web này nêu lên luận điệu chống lại các chế độ cộng sản, đe dọa làm mất đi tính chính danh của đảng CSVN.

Vừa mới đây, Rosie Nguyễn, một tác giả người Việt đang theo học thạc sĩ về nghiên cứu truyền thông ở Hoa Kỳ nói với chúng tôi: “Người VN cực kỳ dễ bị tác động bởi luận điệu dân túy của Donald Trump, các thuyết âm mưu lan tràn trên mạng ủng hộ Trump. Thiếu hiểu biết đầy đủ truyền thông, cách thức xử trí tác động từ bên ngoài, chính là những tác nhân chính đầu tiên”.

Ngay cả với cơ chế quản lý luật pháp (như Luật An ninh mạng 2018, lực lượng 47) luôn có sẵn, điều đó không đủ sức ngăn cản người VN tiếp nhận không biết cơ man nào thông tin đủ nguồn. Như Nguyễn Thu Giang, trường đại học Queensland, viết trong tài liệu nghiên cứu gần đây: “Chiến lược chủ yếu của việc quản lý không gian mạng ở VN vẫn còn dựa vào sự trừng phạt…Nhưng với tình trạng sản xuất và điều phối hằng ngày một số lượng khổng lồ dữ liệu trực tuyến, không thể nào cái chiến lược này có khả năng thay đổi sự hình thành và nhân lên các ta thán cộng đồng, các bất mãn thường ngày.

Trước tin Trump thất cử, các fan người Việt của ông bác bỏ kết quả bầu cử, lên án các báo VN là lan truyền tin thất thiệt (fake news) – từ ngữ mà Trump rất hay dùng. Rốt cuộc, mọi người cứ tiếp tục dấn bước. Tuy nhiên, sau biến cố này, quần chúng người Việt sẽ tiếp tục xem truyền thông xã hội, không những là cổng ngõ thay thế, dẫn đến thông tin chính trị, mà còn là một “bầu trời mới” của công chúng, bày tỏ ý kiến một cách tự do hơn.

Quan tâm sâu đậm của người Việt vào cuộc bầu cử Mỹ còn nêu bật lên một ước muốn của họ về hợp tác Việt-Mỹ sâu sát hơn, mục đích là đối trọng với TQ. Giờ đây, triển vọng về một chính quyền Biden đang dần thành sự thật, chính quyền VN nỗ lực trấn an công chúng, rằng quan hệ với Washington sẽ tiếp tục phát triển. Cổng Thông tin Chính phủ, trang Facebook chính thức của chính quyền, có chừng 1,3 triệu người theo dõi, mới đây đã đăng một thông báo của ông Dương Hoài Nam, người phát ngôn thứ hai của bộ ngoại giao, rằng hai quốc gia (Việt-Mỹ) sẽ làm sâu sắc hơn mối gắn kết hai bên. Ông tuyên bố: “VN hoan nghênh vai trò và sáng kiến của Hoa Kỳ giúp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực”.

Bài của Phạm Thị Thùy Dương và Trương Thúy Quỳnh trên tạp chí nghiên cứu The Diplomat, Nhật Bản. Nguyễn Long Chiến dịch. Phạm Thị Thùy Dương: học giả làm việc ở Học viện Yenching, đại học Bắc Kinh. Trương Thúy Quỳnh: sinh viên đang theo học tại đại học Phụ nữ Ewha, Hàn Quốc.

Ảnh: Tổng thống Donald Trump chào từ biệt ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, trong chuyến thăm Hà Nội, tháng giêng năm 2019.

Flickr/The White House