Tuesday, January 30, 2024

HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT

Giúp Việt Nam thành công trong chống dịch

Dù có chung biên giới với TQ, số dân 97 triệu, VN chỉ ghi nhận 300 ca nhiễm vi rút Covid-19 riêng trên lãnh thổ, và không một người nào chết.

Các chuyên gia cho biết, không giống các nước có số người nhiễm, số người chết quá lớn, VN khép hẹp cánh cửa lây nhiễm khá sớm và khá bài bản.

Dù ít tốn kém, có vài nhược điểm, biện pháp quyết liệt, đòi hỏi nhiều công sức cũng chẳng kịp giúp các nước khác học tập kinh nghiệm thành công của VN.

BIỆN PHÁP CỰC ĐOAN MÀ CẨN TRỌNG

Tiến sĩ Todd Pollack, đại học Harvard, tại Hà Nội: “Khi phải đối phó với một mầm bệnh mới, cực kỳ nguy hiểm, tốt nhất là cần hành động quyết liệt (overreaction)”. Biết hệ thống y tế của mình sẽ tràn ngập bệnh nhân ngay cả vi rút chỉ lan truyền chưa mạnh, VN chọn phương án phòng ngừa trên diện rộng.

Đầu tháng giêng, khi chưa có ca nhiễm nào, chính quyền VN đề ra “hành động quyết đoán” chuẩn bị đối phó với dịch viêm phổi cấp bí hiểm khi có 2 người bị chết ở Vũ Hán (nơi phát ra dịch).

Khi ca nhiễm đầu tiên của một người bố từ Vũ Hán thăm con ở Sài Gòn, kế hoạch khẩn cấp của VN bắt đầu khởi động. Giáo sư Guy Thwaites, đại học Oxford Anh, người cộng tác với chính phủ về chương trình chống bệnh truyền nhiễm, cho biết: “Họ (chính phủ) phản ứng cấp kỳ theo cái cách cực đoan vào thời điểm đó, nhưng kết quả lại khá hợp lý về sau”.

VN áp dụng các biện pháp mà các nước mấy tháng sau mới áp dụng: hạn chế đi lại, theo dõi suýt sao, sau cùng là đóng cửa biên giới với TQ, tăng cường chốt kiểm soát ở biên giới, những nơi có nguy cơ.

Trường học đóng cửa từ Tết, cuối tháng 1,  cho đến giữa tháng 5. Một chiến dịch cấp bách theo dõi nguồn lây, rộng khắp, nhiều công sức được đưa ra.

VN đã quen với bùng phát dịch bệnh trong quá khứ. Dịch Sars 2013 tới dịch cúm gia cầm năm 2010, quá nhiều bệnh lây khác như sởi và sốt xuất huyết, theo nhận xét của giáo sư Thwaites. Ông nói: “ Chính quyền và người dân hết sức quen với đối phó dịch bệnh, luôn cảnh giác chúng, có lẽ còn hơn những nước giàu có. Họ biết cách đối phó chúng”. Giữa tháng 3, VN đưa đi cách ly 14 ngày cho bất kỳ ai về nước, kể cả những ai tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Chi phí cách ly chính phủ trả, dù tiện nghi cách ly chẳng đầy đủ mấy. Một phụ nữ từ Úc về “trốn” dịch ở VN than vãn: “Chỉ mỗi một chiếc chiếu, chẳng gối, chẳng mền, cùng với một chiếc quạt máy trong căn phòng hầm hập”.

NGĂN NGỪA KHI CHƯA CÓ TRIỆU CHỨNG BỆNH

Cách ly diện rộng là yếu tố quyết định, có bằng chứng cho thấy, hơn phân nửa người nhiễm bệnh không có triệu chứng. Mọi người bị cách ly được xét nghiệm dù bệnh hay không bệnh. Gần 40% các ca bệnh ở VN không có ý niệm họ đã nhiễm vi rút nếu không được xét nghiệm. “Nếu có mức độ cao người mang mầm bệnh chưa phát triệu chứng, chỉ có mỗi việc phải làm để khống chế dịch như cách thức VN đã làm”.  Giáo sư Thwaites nói tiếp: “Nếu không cách ly những người nghi bệnh, họ sẽ đi khắp nơi và lan truyền vi rút”. Đây là lý do giải thích vì sao không có người chết vì dịch tại VN.

Báo chí nước ngoài khen ngợi VN giai đoạn đầu chống dịch Covid.

Hầu hết những người về VN là sinh viên, khách du lịch, các doanh nhân đi lại, có xu hướng trẻ và khỏe mạnh hơn. Họ có cơ hội chống chọi lại dịch bệnh hơn khi cách ly, không đem lại hiểm nguy cho thân nhân già yếu, đối tượng có nguy cơ nhiễm vi rút corona, chiếm tỷ lệ chết khá cao, những người có thể thu hút chăm sóc nếu họ ở tình trạng hiểm nguy khi mắc bệnh.

Khi không phong tỏa toàn nước, VN có điều kiện khoanh vùng những ổ dịch. Tháng giêng, một số ca nhiễm vi rút ở Sơn Lôi gần Hà Nội, 10.000 người chung quanh bị cách ly ngay. Trường hợp tương tự cũng được áp dụng đối với 11.000 người ở xã Hạ Lôi. Không ai được vào ra những nơi đó sau 2 tuần khi không có ca nào được ghi nhận thêm. Biện pháp ngăn chặn này sẽ áp dụng nếu dịch trở lại, có nghĩa VN sẽ không xét nghiệm cộng đồng trên diện rộng.

Không xét nghiệm diện rộng, ban đầu cách làm này có vẻ nguy hiểm nhưng về sau lại có kết quả.

TRUYỀN THÔNG BẰNG TIN NHẮN

VN khá thành công trong công tác truyền thông. Các tin nhắn gởi đều đặn tới người có điện thoại, cảnh báo, hướng dẫn người dân cách thức phòng ngừa dịch bệnh, các hành động ban hành của chính phủ. Trong khi chính quyền toàn trị của VN khá quen với bắt buộc người dân phải cộng tác, dân chúng lại đứng về phía họ vì nhận ra chính quyền đang làm mọi cách hiệu quả, dù phải tốn kém, để bảo vệ người dân của mình. Đó là nhận xét của tiến sĩ Pollack.

Dạy cách phòng Covid bằng bài hát.

SỐ LIỆU VN CÔNG BỐ CÓ ĐÁNG TIN?

Giáo sư Thwaites cùng cộng sự có mặt trong chiến dịch chống Covid-19 tại các bệnh viện chính, nhận xét có thể có những ca không báo cáo, chẩn đoán, hay bỏ sót, nhưng ở thực địa, chúng tôi không thấy có gì khuất tất trong con số.

LO NGẠI VỀ VI PHẠM NHÂN QUYỀN

VN dựa vào quần chúng “méc” lẫn nhau.

Phương pháp chỉ đạo của hàng ngũ lãnh đạo từ cao xuống thấp, đến tận các xã ấp, có sự tham gia của các cán bộ cơ sở. Họ theo dõi, nhắc nhở người dân, hoặc báo cáo lên cấp trên của mình những điều họ quan sát những người hàng xóm của mình trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Phil Robertson của tổ chức nhân quyền Human Rights nhận xét như thế. Ông ta nói chắc chắn có việc lạm dụng thái quá cách chống dịch vi phạm quyền con người. Không phải nhiều người biết các câu chuyện vi phạm vì chính quyền kiểm soát chặt chẽ thông tin, ông đưa ra ví dụ, nhiều người bị truy tố, phạt tiền khi phê phán cách đối phó dịch bệnh của chính quyền.

Giáo sư Thwaites: “Phòng ngừa luôn tốt hơn chữa trị và thường ít tốn kém hơn”.

Ông kết luận: “Không có gì có thể sánh được lợi ích về sức khỏe và kinh tế VN thực hiện như đối phó dịch vừa qua”.

Theo BBC news. Nguyễn Long Chiến dịch.