Một trang sử đau buồn của VNCH; có thể là một nhắc nhở lịch sử, người Việt hãy hiểu rằng, chỉ có người Việt mới có thể yêu thương người Việt, chứ không phải đồng minh, dù đó là một đồng minh thân thiết (tôi xin trích dịch vài đoạn).
Tổng thống Ngô Đình Diệm trong một nhà thờ.
Góc khuất có thêm ánh sáng: Bằng chứng đảo chính Diệm ở Nam Việt Nam, tháng 11 năm 1963.
(New Light in a Dark Corner: Evidence on the Diem Coup in South Vietnam, November 1963).
Tổng thống John F. Kennedy quyết định ủng hộ loại bỏ tổng thống Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm cuối năm 1963 nhiều hơn các tài liệu từng cho thấy trước đây, dựa theo một cuộn băng và bản ghi chép của Tòa Bạch Ốc công bố mới đây. Việc loại bỏ ông Diệm bằng một cuộc đảo chánh quân sự tạo tác động to lớn đối với chủ trương của người Mỹ và sự can thiệp ngày càng tăng vào quốc gia này, 57 năm trước đây. Ngay bây giờ, quan điểm về Kennedy và các cộng sự chóp bu trong công tác tham mưu đảo chính vẫn bị che khuất bởi tài liệu lưu trữ không đầy đủ, từng dẫn dắt các học giả chỉ chú trọng đến thái độ, vai trò, của các cấp dưới quyền (tổng thống -ND). Ngày nay, bộ phận Lưu trữ an ninh quốc gia (National Security Archive) đang đăng tải lần đầu tiên các nguồn tư liệu, lấy từ phòng lưu trữ Mỹ-Việt, mở ra cái nhìn rộng hơn một biến cố bước ngoặt quan trọng này (pivotal event).
Đại sứ Cabot Lodge và tổng thống John F. Kennedy
Quan điểm loại bỏ ông Diệm của Kennedy càng công khai hơn, trong cuộn băng ghi âm cuộc gặp với vị đại sứ mới bổ nhiệm tới VN, ông Henry Cabot Lodge, Jr. giữa tháng 8 năm 1963, trước ngày Lodge bay đến Sài Gòn. Hồ sơ lưu trữ công bố này gồm biên bản họp của Hội đồng an ninh quốc gia Nhà Trắng, các báo cáo tại chỗ của CIA từ Nam Việt Nam, cho thấy một cái nhìn tổng quát hơn về thời gian đảo chánh, vai trò các của các quan chức ở ngay thực địa như Lucien Conein của CIA, và đại sứ Frederick Nolting.
Các đăng tải này cũng đề cập một lời kêu gọi viết tay (*) ấn tượng vào 1 tháng 11 năm 1963 của TT Diệm, ngày cuối trong đời, kêu gọi quân đội tuân theo mệnh lệnh ông. Nhưng chỉ trong vài giờ, ông bị lật đổ, và 24 giờ sau bị quân đội hành quyết chóng vánh. Tác giả Luke A. Nitcher tìm thấy tài liệu này trong văn khố tiếng Việt.
(*) Chỗ này tác giả nhầm, bản viết tay có nội dung, văn phong, ngữ khí, không phải là lời kêu gọi của một con người quyền lực; ảnh chụp cho là thủ bút của TT Ngô Đình Diệm thực ra là một bản báo cáo (để nghiên cứu) của một sĩ quan nào đó trình lên một vị sĩ quan cấp trên (thiếu tá) về sự việc tổng thống Ngô Đình Diệm ra lệnh cho đại tá Bùi Minh (?) và Thiếu tướng (Huỳnh Văn) Cao đem 4 tiểu đoàn về thủ đô tiếp cứu chính quyền vào lúc 4 giờ chiều ngày 1 tháng 11 năm 1963 – ngày đảo chánh)
Có mấy điểm chính, xin tóm tắt thêm:
· Tổng thống John F. Kennedy bộc bạch – hơn người ta nghĩ trước đây - trong việc ủng hộ hành động loại bỏ chính quyền Nam Việt Nam.
· Chính Kennedy biết Frederick E. Nolting, vị đại sứ tiền nhiệm của Henry Cabot Lodge, bênh vực TT. Diệm, tổng thống vẫn mời ông cùng hội đàm trong Nhà Trắng, tạo cảm tưởng quyết định của Mỹ đảo chính Ngô Đình Diệm, được mọi người thảo luận và đồng ý.
· Cuộc đối thoại trong Nhà Trắng xảy ra mà không có nhân vật cốt cán nào thay đổi thái độ gì về hiện tình chính trị Sài Gòn.
· Khi các tướng lĩnh Nam VN tiếp xúc với các nhân viên CIA đầu tháng 10 (đầu tháng 11 đảo chính) phía VN đưa ra chọn lựa ám sát (assassination) anh em Ngô Đình Diệm. (Như vậy việc giết Ngô Đình Diệm có chủ ý, CIA không phản đối).
CIA tại Sài Gòn đại tá Lucien Conein.
· Nhân vật Ngô Đình Nhu, bào đệ của TT Diệm, chính là mục tiêu hàng đầu cho hành động của Mỹ. Các nỗ lực của ông nhằm né tránh chỉ trích hoặc làm lành lại với Washington đều đổ sông đổ biển.
Trung tướng Trần Văn Đôn, liên lạc giữa nhóm đảo chính và CIA ( Lucien Conein).