Sunday, January 28, 2024

Không ai hại Mỹ và làm lợi Trung Quốc bằng Trump

(No one does more to hurt America and help China than Trump).

Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang ở mức tệ nhất kể từ khi hai quốc gia thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào năm 1979. Ông đổ lỗi Hoa Kỳ có một chính sách gây sứt mẻ hòa khí, bất định, cố chấp đầy ngạo mạn (McCarthyist).Trong khi đó, nhiều nhà bình luận Hoa Kỳ - không phải tất cả thuộc phe cánh hữu - đổ lỗi Trung Quốc ngày càng làm cái việc giống như khơi nguồn một cuộc Chiến tranh lạnh.

Bên nào đúng? Tôi nhấn mạnh Trung Quốc chủ động đang gây đối đầu – nhưng  Tổng thống Trump mới là người hoàn toàn đáng trách vì phản ứng tự chuốc lấy thất bại của ông ta.

Chủ tịch Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực mạnh hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào kể từ Mao Trạch Đông, và ông ta hành động liều lĩnh hơn khi Trung Quốc trong thời kỳ lãnh đạo tập thể. Quân đội Trung Quốc đã đụng độ vào tháng 6 với các lực lượng Ấn Độ dọc biên giới ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực khẳng định bá quyền ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế; lực lượng hải cảnh của họ gần đây đã đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam trong vùng biển tranh chấp. Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, một sắc tộc thiểu số  Hồi giáo, đến mức gần như diệt chủng. Và Trung Quốc đã chà đạp lên quyền tự trị của Hồng Kông vi phạm thỏa thuận bàn giao năm 1984 với Anh.

Trong quá khứ, khi Trung Quốc bị chỉ trích, phản ứng của họ thường là yên lặng. Không còn như thế nữa. Gần đây, họ thực hiện kiểu ngoại giao lang sói (“wolf warrior” diplomacy). Khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của vi rút corona, Trung Quốc trả đũa bằng các lệnh trừng phạt thương mại và các tấn công mạng đầy nghi ngờ.

Sau khi Canada bắt giữ giám đốc tài chính của công ty công nghệ Trung Quốc Huawei theo lệnh của Hoa Kỳ vào năm 2018, Trung Quốc đã bỏ tù hai người Canada vô tội. Đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển: “Chúng tôi đãi bạn bè bằng rượu ngon, nhưng với kẻ thù, chúng tôi phải chơi bằng súng” (We treat our friends with fine wine, but for our enemies we have shotguns).

Hành động của Trung Quốc rất tệ hại, không chấp nhận được. Nhưng Trump cũng đã tạo phần vào xung đột các mối quan hệ. Trong khi hào hứng ca ngợi Tập – và nghe đâu tán thành việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ - Trump lại tiến hành một cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc, cáo buộc sai lầm Trung Quốc đã cố tình làm lây lan dịch covid (ông gọi theo kiểu kỳ thị chủng tộc cố hữu của mình là Cúm Tàu, kung flu). Giờ thì ông ta đang phỉ báng Trung Quốc nhằm bôi nhọ Joe Biden, một ứng cử viên phản bội (Manchurian candidate).

Một số bước chính phủ thực hiện để chống lại Trung Quốc thật đáng kể. Chẳng hạn, chính phủ đã chấm dứt ưu đãi kinh tế với Hồng Kông, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số quan chức Trung Quốc vì ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ, vận động các đồng minh của Hoa Kỳ từ chối công nghệ 5G của Huawei, từ chối yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông và gửi hai tàu sân bay chiến đấu các nhóm đến đó.

Nhưng chiến tranh thương mại của Trump khiến người tiêu dùng Mỹ mất hàng tỷ đô la, chẳng mang lại thay đổi đáng kể nào trong làm ăn với Trung Quốc. Cũng không rõ giai đoạn 1 thỏa thuận thương mại - Trung Quốc hứa mua thêm hàng hóa của Hoa Kỳ - có được thực hiện đầy đủ hay không; và Trump chả quan tâm gì đến giai đoạn 2, bởi ông muốn chiếm lợi thế chính trị (muốn thắng cử - ND) khi đối đầu với Trung Quốc.

Trump sẽ gây tổn hại cho các trường đại học Hoa Kỳ nếu ông đuổi nhiều sinh viên Trung Quốc vượt quá khoảng 3.000 đến 5.000 người đã bị thu hồi visa vì họ liên quan với các trường đại học gắn liền với quân đội Trung Quốc. Hãy tưởng tượng nếu Trung Quốc trả đũa bằng cách cấm sinh viên không cho học hàng trăm trường đại học Hoa Kỳ có hợp đồng với bộ Quốc phòng.

Quyết định trục xuất 60 nhà báo Trung Quốc của Trump nhằm trả đũa việc trục xuất ba phóng viên Hoa Kỳ khỏi Trung Quốc đã phản tác dụng, khiến Bắc Kinh đuổi nhiều nhà báo Mỹ hơn. Một trong những nhà báo bị trục xuất viết rằng, các tập đoàn báo chí Mỹ ở Trung Quốc đã bị “cắt ruột”. Để biết Trung Quốc đang làm gì sẽ trở nên khó khăn hơn.

Bây giờ Trump đang cân nhắc lệnh cấm du lịch đối với tất cả các thành viên của đảng Cộng sản Trung Quốc và gia đình của họ - có tới 270 triệu người - hầu hết trong số họ không có tiếng nói gì trong việc ra quyết định của Tập Cận Bình. Đây là chủ nghĩa “người Mỹ thượng đẳng” (nativism) giả danh khống chế Bắc Kinh. Nếu Trump thực sự muốn gây tác hại cho Trung Quốc, ông ta sẽ đề xuất tiếp nhận những người Hồng Kông bị kèm kẹp, như nước Anh đã làm.

Nhìn rộng ra, Trump làm lợi cho Bắc Kinh với chương trình chống toàn cầu hóa. Ai được lợi khi Trump rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, tổ chức Y tế thế giới (WHO) và thỏa thuận hạt nhân Iran? Bạn hiểu ra ngay: Trung Quốc. Trump đang tạo ra một khoảng trống quyền lực mà Tập Cận Bình có thể thay thế. Trung Quốc đang thúc đẩy một hiệp định thương mại châu Á không có Hoa Kỳ, đóng vai trò nổi bật hơn trong WHO và đàm phán hiệp ước chiến lược với Iran có thể dẫn tới 400 tỷ đô la đầu tư của Trung Quốc trong 25 năm.

Nếu nghiêm túc đối đầu với Trung Quốc, chúng ta cần phải xác định sự lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ, và củng cố trật tự trong nước. Chúng ta đang thua cuộc cạnh tranh với Trung Quốc khi hôm thứ hai, Trung Quốc có 22 trường hợp nhiễm coronavirus và chúng ta có hơn 62.000 trường hợp. Nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu tăng trưởng trở lại trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục lội nước.

Ở nước ngoài, muốn cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc, trong nước đòi hỏi phải cải thiện sự điều hành của chính phủ - và điều đó phải bắt đầu bằng việc bỏ phiếu loại Trump ra khỏi chức vụ.

Có một lý do chính đáng mà nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh muốn Trump tái đắc cử tổng thống: không ai làm tổn hại nước Mỹ, làm lợi Trung Quốc hơn vị tổng thống vô tích sự (feckless) của chúng ta.

Bài của Max Boot trên Báo WASHINGTON POST 21 tháng 7 năm 2020.