(Why Vietnam is a big winner in the US-China trade war)
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung có thể đã phủ một đám mây bất ổn lên thời tiết kinh doanh châu Á, nhưng thời thế lại tốt lành cho Vũ Ngọc Khiêm, một chuyên gia tư vấn kết nối những nhà cung ứng với những người mua ở Việt Nam.
Từ lúc Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ và bắt đầu mạnh tay với hàng nhập khẩu Trung Quốc, Vũ có nhiều việc với Global Sources (Nguồn lực thế giới), một công ty truyền thông doanh nghiệp-đến-doanh nghiệp anh đang làm việc.
Anh cho biết: “Việt Nam là một chọn lựa thay thế cung cấp nguồn lực đã hai hoặc ba năm trước, nhưng bây giờ tình hình thuế quan thật sự đã làm những người mua thêm tự tin và thúc đẩy họ càng nhiều hơn nữa”. “Lần đầu tiên từ trước tới nay, những nhà cung ứng Việt Nam chính mình có cơ hội chọn lựa những người mua”
Việt Nam, một nước châu Á với gần 100 triệu dân, đang là một quốc gia lợi lớn trong tranh cãi thương mại trường kỳ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hưởng lợi từ sự tăng vọt trong xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, trong lúc các doanh nghiệp đang tìm cách thu hẹp hoạt động của mình ở Trung Quốc hoặc là di dời đi để tránh thuế quan Mỹ.
Tuần qua, chính quyền cộng sản đã gật đầu lần nữa với tư bản (the communist state gave another nod to capitalism) bằng cách ký kết một thỏa thuận thương lượng từ rất lâu với Cộng đồng châu Âu (EU) sẽ cắt giảm thuế lên hầu hết các mặt hàng.
Thỏa thuận, được Brussels (thủ phủ EU- ND) ca ngợi như “một cột mốc”, ghi nhận một năm bội thu cho tiếng tăm đang nổi của VN như là một hội tụ sản xuất toàn cầu về các sản phẩm từ thiết bị điện tử và quang học, đến da thuộc, giày dép và áo quần.
“Việt Nam nổi lên như là một nước chúng tôi kỳ vọng sẽ gặt hái nhiều nhất từ cuộc xung đột thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc”, Abdul Abiad, giám đốc bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) nói với tờ Telegraph.
“Liên quan đến kịch bản “không xung đột”, chúng tôi kỳ vọng xung đột thương mại hiện nay sẽ là một cú hích cho tỉ lệ chừng 2% GDP của Việt Nam đang đến trong thời gian hai tới ba năm.
“Cú hích đang đến bởi sự chuyển hướng thương mại”, ông ta lý giải. “Trước hết, những nước đứng ra gặt hái nhiều nhất là những nước đang làm ra sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với những nước bị tác động vì thuế quan đánh vào Trung Quốc”.
Và nằm trong những nước đang phát triển ở châu Á, Việt Nam là một quốc gia có sản phẩm nhiều nhất”.Theo một báo cáo mới đây của ngân hàng đầu tư Nhật Bản Nomura, đa phần những thành quả của VN chủ yếu đến từ thiết bị điện tử dành cho điện thoại thông minh, hàng nội thất, và máy xử lý dữ liệu – tất cả những sản phẩm có thể nhanh chóng di dời đến những nhà máy nằm ngoài Trung Quốc.
Báo cáo đó cũng tiết lộ Việt Nam, có chung biên giới với Trung Quốc, kiếm được nhiều đơn đặt hàng nhờ sự chuyển hướng thương mại đối với những hàng hóa bị đánh thuế tương đương 7, 9 % GDP trong 12 tháng cho đến tháng 3 vừa qua.
Nhưng những nhà phân tích kinh tế lý giải rằng tranh chấp thương mại đơn giản khuếch đại vị thế Việt Nam thành một chọn lựa tối ưu trong lĩnh vực chế tạo “Trung Quốc cộng một” ("China plus one"), nơi mà các công ty xây dựng cơ sở sản xuất ở một thị trường khác, bên cạnh Trung Hoa lục địa.
“Việt Nam có một nguồn nhân lực rất tốt, chất lượng cao và lao động tương đối trẻ. Một yếu tố khác là chính phủ đã cố gắng tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư nước ngoài”, Yasuyuki Sawada, kinh tế gia trưởng của ADB giải thích.
Nền kinh tế quốc gia phát triển cao 7,1 % năm ngoái, theo con số của chính phủ, sự tăng trưởng kỳ vọng khoảng 6,8 % trong năm nay. Nếu nó duy trì tốc độ đó trong thập niên tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn nền kinh tế Singapore, các nhà kinh tế của Ngân hàng Phát triển Singapore dự báo.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam tăng từ 9 % lên một kỷ lục 19 tỷ đô la năm ngoái, trong khi nó là một trong những nguồn cung cấp hàng nhập khẩu lớn nhanh nhất từ châu Á vào Mỹ quý vừa rồi – và có thể qua mặt Vương Quốc Anh nếu tốc độ đó được duy trì.
Trent Davies, trưởng nhóm toán cố vấn doanh nghiệp quốc tế thành phố HCM, thuộc Dezan Shira and Associates, theo dõi sự thay đổi về tín nhiệm của VN nhờ sự sửa đổi luật đầu tư nước ngoài vào năm 2014.
“Đó là khi chúng tôi bắt đầu thấy rất nhiều công ty nghiêm chỉnh xem VN như là một sự thay thế”, Davies nói; ông là người hướng dẫn những khách hàng quốc tế thông qua tiến trình xâm nhập thị trường. “Trước đó, chẳng có nhiều sự bảo vệ chống lại những vấn nạn của các nước đang phát triển như là tham nhũng, và chẳng có đủ minh bạch trong bộ luật đó”.
Những thay đổi về luật pháp đã thúc đẩy VN thông qua được “dễ dãi làm ăn” trong xếp hạng, trùng khớp, với Ngân Hàng Thế Giới, ông Davies nhận xét, cùng với sự thịnh vượng đang lên của tầng lớp trung lưu, chứng minh bằng sự bùng nổ của các nhà hàng thịt bít tết, những quán bar trên sân thượng và những điện thoại thông minh đắt tiền.
Các công ty đa quốc gia, kể cả tập đoàn Samsung của Nam Triều Tiên, là những công ty sớm đến VN, mở lối cho đầu tư nước ngoài hơn nữa, và thúc dục các công ty khác xem xét việc di chuyển tới đó để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ. Nội Samsung thôi hiện nay đã chiếm 1 phần 4 giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Thuế quan vừa áp lên hàng hóa TQ đã đem lại thêm cái “cảm giác khẩn cấp” (“sense of urgency”) cho những kế hoạch di dời dự định trước đó, Davies nói. “Các công ty sẽ đến Việt Nam và nhận ra bất thình lình rằng đất cho công nghiệp không đủ có sẵn và rằng có sự áp lực cho việc tìm chỗ, đã làm cho mọi người quyết định có lẽ nhanh hơn là họ nghĩ trước đó.
“Khả năng quốc gia kém hơn TQ khi đối phó với làn sóng tràn vào của các công ty là một trong nhiều trở lực cho những tham vọng đầu tư nước ngoài của VN. Các nhà kinh tế cũng cảnh báo VN không phải “miễn nhiễm” với tác động tiêu cực của bất ổn tài chánh trong thời tiết kinh doanh ở châu Á.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng điểm từ lúc Trump và Tập Cận Bình, người đồng cấp Trung Quốc, đồng ý tái lập đối thoại tại thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản. Tuy nhiên, Việt Nam có nguy cơ trở thành nạn nhân từ sự thành công của chính mình sau khi thu hút sự chú ý không mong muốn của tổng thống Mỹ.
Được hỏi trong một cuộc phỏng vấn truyền hình mới đây nếu ông có muốn đánh thuế, Trump nói: “Chúng tôi đang thảo luận với Việt Nam. Việt Nam hầu như duy nhất quá tệ - họ nhỏ hơn Trung Quốc, nhỏ hơn nhiều - nhưng họ hầu như là nước lợi dụng tệ nhất của mọi người” (Vietnam is almost the single worst -- that’s much smaller than China, much -- but it’s almost the single worst abuser of everybody”).
Tháng trước, Ngân Khố Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách cảnh giác những nước bị theo dõi có thể đang thao túng tiền tệ. Hà Nội cũng đang đấu tranh chống lại những cáo buộc rằng những nhà xuất khẩu Trung Quốc đang chuyển hướng hàng hóa của họ vào Việt Nam và dán nhãn giả vào sản phẩm của họ để tránh thuế.
Bộ thương mại Mỹ cũng lên kế hoạch đánh thuế đến 456 % vào một số thép sản xuất ở Nam Hàn hoặc Đài Loan chuyển qua Việt Nam chế biến đôi chút trước khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Nếu thuế quan nới rộng hơn đối với Việt Nam, nền kinh tế xuất khẩu thịnh vượng của họ chắc chắn gặp tổn thất. Nhưng Trump cần muốn cân nhắc nhiều chỉ dấu lớn hơn, Bill Hayton, một think-tank (đầu não) của Chatham House đưa ra giả thuyết.
“Đây là thế địa chính trị xưa cũ so đọ với kinh tế học, nếu ông ta muốn một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc về mọi vấn đề, do đó, về lý thuyết ông ta đang cần những đồng minh”. Bill Hayton nói. “Nếu Trump bây giờ theo đuổi áp thuế Việt Nam, điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến những lợi ích về địa chính trị của ông ta? Việt Nam có hàng tá những bạn hữu ở Hoa Thịnh Đốn – những con người chiến lược xem Việt Nam như là một đối tác trong trận chiến lớn hơn với Trung Quốc”.
Bài của Nicola Smith, đăng ngày 9 tháng 7 năm 2019 trên TELEGRAPH, Anh. Nguyễn Long Chiến dịch.