Cái nhìn hơi bi quan nhưng nhiều cái khá đúng.
(Southeast Asia must prepare for the worst in 2021)
Có ai đó từng nói, người lạc quan hồ hởi, chúng ta sống tốt nhất ở thế giới có thật này; người bi quan thì lo âu đó là sự thật.
Người nào hy vọng năm 2021 sẽ là một năm đầy triển vọng, người đó sẽ thất vọng. Quỹ đạo phát triển ở Đông Nam Á và trong mối quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không thay đổi đáng kể, thật ra là chẳng tốt hơn. Chúng ta sẽ khá hơn nếu các chuyện không trở thành tồi tệ.
Đông Nam Á xử lý đại dịch khá hơn các nước khác, trừ Đông Bắc Á. Nhưng khá hơn không có nghĩa tốt hơn; vi rút phơi bày các thất bại thảm hại của các chính quyền ở Indonesia, Malaysia và Philippines. Vắc xin hiệu quả sẽ tung ra trong năm này. Nhưng vắc xin không phải là thuốc chữa bá bệnh đối với sự quản lý kém cỏi. Các nước này đang chật vật để tránh cảnh tràn ngập dịch bệnh.
Nguy cơ bùng phát dịch đợt
Ảnh: Tổng thống đắc cử Joe Biden đứng bên nhóm phụ trách an ninh quốc gia ở văn phòng chuyển giao tại Wilmington: Hai nhân vật đề cử vào chức vụ cố vấn an ninh và bộ trưởng ngoại giao không có kinh nghiệm nhiều về Đông Nam Á. Ảnh của Reuters
2 ở ASEAN vốn xử lý tốt không thể không kể đến. Khi đại dịch kéo dài, mỏi mệt phát sinh, các đợt bùng phát mới dễ xảy ra nhất. Tránh tự mãn và duy trì kỷ luật xã hội sẽ là những thách thức nghiêm trọng, đặc biệt bởi chúng ta không thể đóng cửa với nhau và với thế giới. Tổn phí kinh tế lên cao, mức tốn cuối cùng chưa phải là hết.
Vài nước ở ASEAN có thể xoay trở tốt. Đại dịch thúc đẩy tốc độ số hóa, các nền kinh tế tiên tiến như Singapore có thể đánh bạt các đối thủ cạnh tranh không chỉ trong khu vực mà toàn thế giới. Các quốc gia ASEAN khác được hưởng lợi từ việc các công ty rời khỏi Trung Quốc và các nơi khác.
Nhưng những cái này không hẳn là chắc chắn. Còn tùy nhiều vào năng lực của các chính phủ thích nghi, nhạy bén xúc tiến môi trường kinh doanh, lấp đầy khoảng trống cơ sở hạ tầng mềm, cứng, nuôi dưỡng các hệ sinh thái hỗ trợ ngành nghề. Đồng thời, những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu phủ bóng nghi ngại lên giai đoạn sắp tới trong tham vọng của ASEAN là xây dựng một cộng đồng kinh tế.
Chìa khóa thành công trên bình diện quốc gia và khu vực là chính trị. Các chính phủ nên cưỡng lại tư tưởng dân tộc về kinh tế (economic nationalism). Điều này càng khó khăn hơn khi đại dịch tạo thêm căng thẳng trong thành viên các nước ASEAN. Cần nỗ lực thật lớn để ngăn cái tư tưởng này phủ lên quan hệ giữa các thành viên ASEAN. Triển vọng không dễ gì dẫn đến sự lạc quan.
Malaysia và Thái Lan đối mặt với những bất ổn chính trị. Đừng để bị động với bất ngờ. Việt Nam và Lào sẽ tổ chức đại hội đảng đầu năm 2021, họ sẽ ổn định một thời gian sau đó. Triển vọng đối với Myanmar và Philippines luôn luôn lf bất ổn, đặc biệt Philippines khi tổ chức bầu tổng thống vào năm 2022. Ngay cả ở Singapore, thế hệ lãnh đạo mới, buộc phải nắm giữ tâm thế bài ngoại, trong bối cảnh chuyển đổi chính trị, có thể sẽ bị trì hoãn.
Chính phủ sắp cầm quyền Biden sẽ bàn thảo nhiều về vai trò trọng tâm các nước Đông Nam Á. Họ có lẽ sẽ ít phát biểu tiêu cực về các hiệp ước thương mại đa phương như Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực, RCEP, Hợp tác toàn diện và tiến bộ châu Á Thái Bình Dương, CPTPP.
Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh việc chống Trung Quốc ở biển Đông và sông Mekong, cũng như chống họ trên phương diện thương mại và công nghệ. Nhưng ASEAN chỉ là công cụ trong các nỗ lực đó mà thôi. Chính quyền Biden tập trung vào việc xây dựng lại các mối quan hệ đồng minh sẽ khiến ASEAN trở thành mối quan tâm thứ yếu, trừ khi ASEAN có thể tập hợp ý chí chính trị để hành động tập thể, ủng hộ các mục tiêu của Hoa Kỳ.
Nước đứng chủ tịch ASEAN năm tới là Brunei, một nước an toàn, khỏi cần phải lo lắng. Tuy nhiên, Brunei không thể đưa các nước ASEAN mạnh mẽ tới trước. Các nước ASEAN cũng không mặn mà mấy việc này, ngoại trừ lớn tiếng truyền thông.
Việc Biden đề cử cố vấn an ninh quốc gia và bộ trưởng ngoại giao là những tay ngoại giao theo mùa, họ không có kinh nghiệm đặc biệt về quan hệ gắn bó với Đông Nam Á. Bộ trưởng quốc phòng được đề cử không có kinh nghiệm gì về châu Á, ngoại trừ về Trung Đông.
Không ai trong số họ có thể ấn tượng với nền ngoại giao đặc biệt thận trọng và lớn mạnh, ở đó, hình thức và tiến trình có vai trò quan trọng như các thành quả. Giống các tiền nhiệm thời Trump, họ sẽ ưu tiên quan trọng song phương với các nước bạn và đồng minh quan trọng. Nhật, Úc, Nam Hàn, Ấn sẽ tiếp tục nhận nhiều sự chú ý hơn các nước ASEAN.
Ưu tiên của Biden khi làm tổng thống sẽ là giải quyết hậu quả đại dịch về sức khỏe và kinh tế trong nước. Ông phải đối mặt các sức ép xung đột nhau từ các đảng viên cộng hòa cùng cánh tả trong đảng của mình. Cái Biden muốn làm vừa lòng nhóm cánh tả sẽ có tác động đáng kể lên các nước Đông Nam Á. Các chức vụ nhỏ hơn trong nội các dành cho khu vực thứ yếu cũng như các chức vụ đại sứ hẳn phải nhường chỗ cho việc chỉnh đốn chính trị.
Chính phủ Biden sẽ chú trọng việc dân chủ hóa và sự trở lại các giá tị Mỹ. Đây là các từ ngữ còn mập mờ. Nếu áp dụng không khéo léo, các vấn đề đó sẽ làm rối thêm quan hệ với ASEAN. Nhưng khối ASEAN không thể bỏ qua các mối quan tâm này. Trừ phi hai bên tìm ra sự dung hòa về các vấn đề (dân chủ và giá trị Mỹ), cũng như vấn đề lao động, biến đổi khí hậu, ASEAN đừng mong tổng thống Biden sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á. Ông muốn có cái gì chứ không muốn nợ cái gì.
ASEAN không nên phản ứng thái quá nếu chính quyền Biden không đặt làm ưu tiên như mong chờ của ASEAN. Trung Quốc luôn lù lù lớn mạnh ở Đông Nam Á – họ là nỗi lo cũng là cơ hội, do vậy, nên giữ cho được cân bằng và hợp tác.
Chỉ những ai quá hủ bại hay quá ngây thơ mới tin luận điệu của Trung Quốc về một cộng đồng cùng chung vận mệnh. Thậm chí không muốn nói như thế, tất cả các thành viên ASEAN cũng nên hiểu rằng, sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á là yếu tố cân bằng chiến lược không nước nào thay thế, và sự cân bằng đó là điều kiện hết sức thiết yếu để có thể an tâm hợp tác với Trung Quốc.
Bilahari Kausikan December 27, 2020 Cựu thư ký thường trực bộ ngoại giao Singapore. Nguyễn Long Chiến dịch.