Lời người dịch: Bài nhận định của BBC cuối năm, rất sâu sát, về tai họa đang gây kinh hoàng cho nhân loại, nhất là nước Mỹ.
Cách xử lý của Tập Cận Bình về nhiều mặt, cho thấy ông ta hơn hẳn Trump của Mỹ trước vấn nạn chưa từng có cả trăm năm nay, ở 1 nước đông dân nhất thế giới (tất nhiên còn nhờ vào độc tài toàn trị). Ngay cả WHO cũng bị nghi ngờ TQ “nắm thóp”. Global Times đăng tuýt, cơ quan này công nhận Covid có thể không xuất xứ từ Vũ Hán. Nếu bình tĩnh, Trump chờ xong đại dịch hẳn “làm thịt” tay giám đốc này. Ai đời, cơ quan này rất cần trong lúc khẩn cấp thì Trump cắt tiền viện trợ. Bill Gates nhảy vô ủng hộ tổ chức này 100 triệu đô la. Gọi China Virus cho "sướng miệng". Tàu nó đâu có thua. Dân họ còn gọi là “Trump virus” nữa kìa.
Trong khi đến Vũ Hán, Tập cho phun thuốc khử trùng cả con phố ông ta đi qua, và nói chuyện qua cửa kính ở BV, thì Trump không chịu thường xuyên đeo khẩu trang, đến nỗi TT cũng dính vi rút. Bản thân anh không bảo vệ mình, thì anh bảo vệ được ai?
Chỉ đeo khẩu trang ngăn ngừa dịch, biết bao nhiêu người sẽ noi theo tổng thống, lây lan và chết người đâu có thể nhiều dữ dội như thế. Số người chết cao, tổng thống bảo là bác sĩ khai khống để lãnh tiền ! Một dân thường cũng quý trọng một bác sĩ ở Mỹ, bên cạnh luật sư, huống hồ gì một tổng thống. Bác sĩ cũng ăn tiền sao?
Fauci là nhà khoa học làm qua 3 đời tổng thống cũng bị Trump mắng không ra gì ,bởi Trump không muốn nghe lời khuyến cáo khoa học của ông ta. Mỹ có rất nhiều thiên tài. Ai lại đem thằng rể, con gái, lên làm cố vấn đặc biệt? Mỹ may mắn khi ông ta mất chức. Thế giới cũng thở phào nhẹ nhõm, nhất là các nước châu Âu.
Chỉ chuyện cỏn con về đeo khẩu trang thôi cũng cho thấy tầm nhìn của một tổng thống. Nhưng Biden cũng chưa phải là đối thủ xứng tầm của Tập Cận Bình. Liên kết đồng minh để đối trọng với TQ là hướng đi đúng của ông già “ngủ gục” này; không phải như Trump, hình ảnh Võ Tòng múa gậy, đơn độc, ngó thì đầy uy vũ, nhưng chẳng phải là lối đánh “đúng huyệt đạo” đối phương, vốn mưu ma chước quỷ, con cháu truyền đời nổi tiếng của Tôn Tử.
TQ đoàn kết và thịnh vượng trong khi các nước (như Mỹ) đang chia rẽ và kinh tế chao đảo, đó là kết luận của bài viết. Muốn trao đổi kiến thức với nhau thì mời quý vị vào đọc trang tôi; nhược bằng ông bà nào chửi bới om sòm vì người viết “đụng chạm” thần tượng của mình, làm ơn cho tôi hai chữ bình an và xin mời ra khỏi nhà.
Tôi lặp lại, có chống đối quan điểm của tôi thì phải biện ra luận lý, không thể chửi đổng một câu rồi xong. Tôi chấp nhận đối thoại lịch sự và không muốn đối thoại bằng ngôn ngữ chợ búa. Đây là lòng thành của tôi cuối năm 2020. Tôi lên face để giải trí không phải để thù hận. Thời gian tôi dành cho nó không nhiều bằng thời gian dành cho việc kiếm thêm tiền thỉnh thoảng uống bia với bạn bè.
(China Covid-19: How state media and censorship took on coronavirus)
Kể từ đầu năm nay, chính quyền TQ đối mặt với 2 thách thức; (1) loại bệnh lạ đe dọa xé toang dân số và (2) làn sóng lan tràn trên mạng nói lên cho thế giới biết chuyện gì đang xảy ra.
Nhưng cuối năm, truyền thông nhà nước cho thấy cái nhìn, cả hai thách thức đó đã được kiểm soát.
BBC nhìn lại các cơ quan kiểm duyệt mạng của chính phủ làm việc cật lực thế nào để đè bẹp các thông tin tiêu cực mà người dân muốn thoát khỏi Tường lửa khổng lồ, và cách thức bộ máy tuyên truyền muốn viết lại “nguồn cơn” dịch bệnh (narrative).
BIỆN PHÁP CẤP BÁCH ĐÙN ĐẨY TRÁCH NHIỆM TRƯỚC PHẪN NỘ CHƯA TỪNG CÓ CỦA CƯ DÂN MẠNG
Vừa qua Tết âm lịch, rõ ràng có một cái gì đó bất thường đang xảy ra. Hàng ngàn tin đăng (message), với sự phẫn nộ trong quần chúng, xuất hiện trên diễn đàn mạng TQ, thắc mắc có phải chính quyền địa phương đang che dấu một loại vi rút như là SARS. Trong khi các bộ phận kiểm duyệt nhà nước thường xuyên dập tắt những tin đăng trên mạng Sina Weibo, vẫn còn quá nhiều tin không xóa nổi.
Điều này là do, khi đối mặt với những thảm họa lớn, chính phủ Trung Quốc thường cố gắng phản ứng nhưng các bộ phận kiểm duyệt chậm chạp hành động. Vào tháng giêng và tháng hai, nhiều hãng truyền thông đã nhân cơ hội này đăng tải các cuộc điều tra gay gắt, được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Sau đó, Bắc Kinh đưa ra sách lược tuyên truyền mới, các bài viết ấy bị chặn đứng tức thì.
Trách nhiệm chỉ đủ thứ phía. Giữa tháng giêng, chủ tịch Tập Cận Bình thình lình vắng bóng trên truyền thông TQ. Ông không thấy xuất hiện bên ngoài, hình ảnh không còn nằm trên trang đầu các báo như thường lệ, nhất là tờ Nhân dân nhật báo. Người ta đồn đoán, có lẽ ông muốn tránh đi trách nhiệm.
Tuy nhiên, chỉ trong một tuần, mọi chuyện hoàn toàn thay đổi. Các quan chức chóp bu bắt đầu cảnh cáo các chính quyền địa phương “phải mãi mãi nhận lấy sự nguyền rủa lịch sử” nếu họ cố che giấu tin tức về các ca nhiễm ở địa phương mình quản lý. Báo chí và mạng xã hội đưa ngón tay quy trách nhiệm chỉ về lãnh đạo thành phố Vũ Hán; các tờ báo như Tin tức Bắc Kinh thường xuyên viết bài phê phán họ với câu hỏi: “Tại sao chính quyền Vũ Hán không cho người dân biết (dịch bệnh) sớm hơn?”
Thế là Tập Cận Bình xuất hiện đầu tháng hai, như đem lại một niềm tin tưởng và một sức mạnh, để chỉnh đốn tình hình nguy cập.
KIỂM DUYỆT ĐÈ LÊN BÁC SĨ
Rõ ràng, trong lúc hỗn loạn, tiếng nói của một người cần phải bị dập tắt khi cần phải dập tắt.
Lý Tiên Lượng nổi tiếng ra thế giới bên ngoài nhờ là bác sĩ cảnh báo ("whistleblower") với đồng nghiệp về một loại vi rút như Sars trước đây. Bác sĩ Lượng chết vào ngày 7 tháng hai sau khi người ta biết rằng anh đã bị điều tra về tội “gây rối trật tự xã hội” (hơi quen quen!) bằng “tung tin đồn nhảm” (cũng khá quen).
Hơn triệu người dùng Sina Weibo (mạng xã hội chính thức – ND) đăng lên những thông điệp ủng hộ vị bác sĩ trên tài khoản của anh sau khi chết, nhiều người gọi là “Bức tường than khóc” (giống như bức tường có tên tương tự ở Jerusalem, Do Thái – ND). Dĩ nhiên, các tin đăng tuần tự bị xóa sạch mặc cho dân chúng giận dữ. Cư dân mạng, cũng đâu chịu thua, họ tìm ra các biểu tượng cảm xúc (emojis), chữ Morse, hay cổ tự Hán để bày tỏ tiếc thương như anh đang còn sống.
Phong trào xuất hiện cùng thời trên Facebook và WeChat, gửi thông điệp đến người xem, bằng những dòng chữ viết trên khẩu trang, phản ứng trước cái chết của Lý Tiên Lượng. Người ta viết lại câu anh nói khi cảnh sát ra lệnh anh “không được phao tin đồn nhảm”; khi họ bảo anh “Ông có tuân lệnh không?”, “Ông có hiểu không”, anh đáp lại: “Tôi không thể”, “Tôi không hiểu”
CÁC NHÀ BÁO “BIẾN MẤT” NHƯNG BÊN NGOÀI TRUNG QUỐC LẠI CÓ MẶT
Khi chính quyền mới đây chính thức công nhận bác sĩ Lượng là liệt sĩ, một số nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng mới có thể dám viết về lịch sử Covid- 19.
Trong khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, một số nhà báo công dân (citizen journalists) tạo ảnh hưởng mạnh mẽ ra thế giới bên ngoài, bằng cách vượt tường lửa để đưa tin.
Trong số đó có Chen Qiushi, Fang Bin và Zhang Zhan, thu hút hàng trăm ngàn lượt xem trên YouTube; họ đem lại những hình ảnh thật đang xảy ra tại Vũ Hán.
Tuy nhiên, họ phải trả giá. Ủy hội bảo vệ ký giả cho biết chính quyền Vũ Hán “bắt giữ một số nhà báo đưa những thông tin đe dọa nguồn cơn chính thống về cách đối phó dịch bệnh của Bắc Kinh”. Ủy hội còn cho biết có ba người vẫn còn bị nhốt tù. Vì YouTube bị chặn ở TQ, rất ít người trong nước hiểu rõ tầm ảnh hưởng của diễn đàn này.
Nhiều thắc mắc dấy lên về việc có phải một nhà báo xuất hiện trở lại trở thành một phần trong chiến dịch tuyên truyền ra nước ngoài hay không.
Li Zehua biến mất vào tháng 2 sau khi đăng lên Youtube một video nói là ông đang bị cảnh sát truy lùng. Hơn hai tháng, người ta không còn thấy ông, nhưng vừa rồi ông có đăng một video, nói rằng mình đã hợp tác với chính quyền và đã từng bị nhốt. Sau đó không thấy đăng clip nào, nhiều người cho rằng có thể người ta thúc ép ông làm video ấy.
GIỚI TRẺ CHỊU ĐỰNG NHIỀU NHƯNG HỌ TÌM CÁCH ĐỂ CẤT LÊN TIẾNG NÓI
Từ tháng ba, TQ muốn đánh dấu thành công trong việc khống chế vi rút corona. Nhưng một điều khá rõ ràng, các bộ phận kiểm duyệt phải cố gắng rất nhiều để đè nén sự bày tỏ bất bình, đặc biệt trong giới trẻ. TQ từng nhấn mạnh họ muốn tránh phong tỏa Vũ Hán thêm một lần nữa.
Tuy nhiên, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, nhiều trường đại học tiếp tục thực hiện “phong tỏa nội bộ đại học”.
Tháng tám, nhiều sinh viên trở lại trường lần đầu tiên. Nhưng các phản kháng nổi lên bên trong các đại học khắp nước, như về giới hạn giờ giấc lên mạng và các lần tắm rửa, vì cơ sở đột ngột quá tải. Các ca thán cũng phát sinh khi căng tin trường lợi dụng độc quyền cung cấp bữa ăn và đẩy giá lên ngất ngưởng. Những câu chuyện như thế lập tức bị kiểm duyệt, cắt bỏ ngay.
Tức giận và bất mãn trong giới trẻ TQ khiến nhiều người năm nay tìm đến các diễn đàn xã hội ít nổi tiếng hơn, để tìm kiếm người chia sẻ nỗi niềm.
Trang Web tin tức Sixth Tone nêu lên một sự gia tăng “NetEmo” trên diễn đàn phát nhạc; Nease thì có nhạc lưu trữ “đám mây” với các comments “lan tràn” của giới trẻ nào là: thi hỏng, mối quan hệ cuối cùng, giấc mơ tan vỡ…Người ta nói diễn đàn này cố “ngăn chặn phong trào” bằng cách tuyên bố sẽ “trừng trị” những gì họ cho là các lời comment thêu dệt, bịa đặt.
SÁCH BÁO, PHIM ẢNH “VIẾT LẠI” LỊCH SỬ (COVID)
TQ còn cố tô vẽ một bức tranh bên ngoài sáng lạn. Nhiều người lo ngại sách báo, phim ảnh hậu Covid không thật sự phản ánh trung thực những gì đã xảy ra ở Vũ Hán. Tác giả TQ Fang Fang nhận nhiều lời ca ngợi đầu năm nay với những tư liệu về đời sống của cô ở Vũ Hán, cho thấy một cái nhìn hiếm hoi về nỗi sợ hãi và hy vọng.
Tuy nhiên, nhật ký trực tuyến của cô lại biến mình là bia ngắm của những người TQ dân tộc cực đoan, lên án cô bôi nhọ TQ, và diễn dịch “câu chuyện như là ngày tận thế”.
Truyền thông nhà nước tìm cách tán dương các cuốn sách của cô, kể cả những cuốn sách của Hoa Kiều, để củng cố thông điệp lạc quan của chính quyền về cách đối phó ở các cấp chính quyền trước vi rút dịch bệnh.
Trong một số trường hợp xảy ra tác dụng ngược đối với truyền thông, áp đặt một câu chuyện nào đó, về cung cách xử lý đại dịch khi bùng phát ở Vũ Hán.
Cái này rất rõ hôm tháng 9, phim Anh hùng chốn hiểm nguy, “dựa vào câu chuyện có thật” mô tả các lực lượng tuyến đầu, bị phản ứng dữ dội, vì phim xem nhẹ vai trò người phụ nữ trong cơn bùng phát dịch.
TRUNG QUỐC UY LỰC VỚI DỊCH BỆNH HƠN ‘PHƯƠNG TÂY BẤT ỔN, TAN TÀNH’.
(China has come out stronger versus the 'crumbling, unstable West')
Rất rõ ràng, TQ muốn chấm hết năm 2020 với giọng điệu huy hoàng. Đi xa hơn việc nói với con dân rằng TQ chiến thắng chiến tranh chống Covid-19, họ còn muốn gửi đến thế giới một lời nhắn nữa.
TQ hiện nay tìm cách tách họ ra dây mơ rễ má trước đây với vi rút corona; họ xiển dương cái ý tưởng rằng, thành quả của TQ thắng Covid-19 đồng nghĩa với mô hình chính trị của họ thành công hơn mô hình chính trị phương Tây.
Điều này còn đi xa hơn việc chấm dứt cái thuật ngữ, như “Virut Vũ Hán” - chính truyền thông TQ ban đầu đã gọi – để đi tới cái gợi ý rằng, vi rút corona có thể thật sự phát xuất từ phương Tây. Báo chí TQ cả năm nay, không bỏ lỡ cơ hội lên giọng với Hoa Kỳ - và chừng mực nào đó với Vương quốc Anh – xử lý rất kém cỏi dịch bệnh, cũng như họ cho là dịch bệnh đã chia rẽ nước Mỹ trầm trọng.
Điều này xảy ra đến mức, các công dân mạng TQ ai cũng gọi Covid-19 là “Vi rút Mỹ” hoặc “Vi rút Trump” ("America virus", "Trump virus"). Báo chí, truyền thanh, truyền hình TQ rất hăng hái vạch ra thắng lợi trong khi truyền thông Mỹ lại chỉ trích nhau, nào là, các chính trị gia ưu tiên chi tiền cho các chiến dịch bầu cử hơn là cho sức khỏe người dân, nào là cuộc bầu cử rối nùi chưa hồi kết, dẫn tới phân cực chia rẽ chính trị chưa từng thấy.
Nếu có thông điệp TQ muốn gửi tới 2021, thì đó là thông điệp, đất nước họ trôi tròn một năm - đoàn kết và thịnh vượng - trong lúc đó, các quốc gia khác (tác giả không ám chỉ Mỹ?) chỉ có thể thấy trước sự chia rẽ và bất ổn ngày càng trầm trọng hơn.
Nguyễn Long Chiến lược dịch.