(Lời người dịch: “Chiến tranh ít khi đúng theo kế hoạch, nhất là khi bạn chỉ tin vào luận điệu của mình”. Bình luận của chuyên gia người Anh ông Lawrence Freedman ngày 25 tháng 02 năm 2022. Một cái nhìn tương đối chính xác về Putin, về cục diện đang diễn ra tại Ucraina, về lợi ích của dân chủ, cùng những lý giải khả tín).
Trong khi cố tìm tin tức từ Ukraine, hình dung ra cái gì thực xảy ra hay đang xả ra là rất khó. Không thiếu thông tin, nhưng hầu hết các tin trên mạng xã hội, không phải tất cả đều đáng tin, vì bản chất, chúng không đem lại cái nhìn toàn cảnh. Ngay cả thời đại kỹ thuật số, “bóng mờ chiến tranh” không bao giờ tan biến. Tuy nhiên, tin tức có được cũng đủ để rút ra một vài kết luận ban đầu.
Dù hơn hẳn về sức mạnh quân sự, Nga chẳng chiếm lợi thế như nhiều người tưởng vào ngày đầu cuộc chiến, khi họ thủ đắc yếu tố bất ngờ về chiến thuật và sức mạnh áp đảo. Những trận tấn công mở màn thiếu sức mạnh và động lực như mọi người trông đợi. Người dân Ucraina chứng tỏ mình can cường, giáng trả đích đáng kẻ xâm lược. Dù cho hôm nay có thể u ám hơn, những ngày kế tiếp sẽ căng thẳng hơn, thậm chí tổn thất hơn. Dù quân Nga cuối cùng chiếm ưu thế chiến trường, nhưng ngày đầu khai chiến xác quyết một điều có vẻ chắc chắn – bất kỳ chiến thắng quân sự đến đâu, đây là cuộc chiến cực kỳ cam go, Putin muốn thắng về mặt chính trị.
Một trong những lý do chính làm cuộc chiến trở nên tồi tệ, ngay cả khi nó được phát động đầy tự tin, đó là đánh giá thấp kẻ thù. Óc thiên kiến lạc quan dẫn đến tiên đoán sớm chiến thắng, dựa vào giả định rằng, đối phương kém cỏi, thiếu sáng suốt, dễ đầu hàng khi thấy “màu” nguy hiểm. Bài diễn văn khoác lác bệnh hoạn của Putin hôm thứ hai, cùng với những tuyên bố hùa theo của các cận thần, cho chúng ta thấy, ông không những ưa thích chiến tranh mà còn nghĩ mình sẽ chiến thắng trong chiến tranh. Nếu như thế, Putin từng tuyên bố, Ucraine là kết quả của sự sắp xếp, không cấu thành quốc gia, với chính phủ bất hợp pháp, do bọn Quốc xã điều khiển, thì cũng chẳng có gì ngạc nhiên, theo ông suy luận, những người dân Ucriana bình thường sẽ không chiến đấu cho một chính phủ bất chính như thế. Theo lời của đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, dân chúng sẽ đón chào quân đội Nga tiến vào Ucraina như những giải phóng quân.
Cộng với việc đánh giá thấp quân đội đối phương là đánh giá cao quân đội của mình. Thực ra, Putin rất giỏi về chiến tranh. Ông lên làm tổng thống năm 2000 bằng cách tận dụng cuộc chiến tranh ở Chec-ni-a để chứng tỏ năng lực lãnh đạo của mình. Ông nhuộm máu ở Geogia năm 2008 để cảnh cáo nước này chớ gia nhập NATO và loại bỏ các vùng ly khai mà Nga từng thiết lập ở đó. Ông tách Crimea khỏi Ucraina vào năm 2014, và gần đây hơn, ủng hộ thành công Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến ở Syria. Tuy nhiên, nỗ lực quân sự mới đây nhất lại không dính dáng gì đến sức mạnh quân sự trên bộ, phối hợp với đám du kích do các nhóm ly khai tuyển dụng ở vùng Donbas. Chỉ thời gian ngắn, khi quân ly khai có thể bị đánh bại vào mùa hè năm 2014, Putin mới đưa quân chính quy vào, đánh bật những đơn vị Ucraina vũ trang thô sơ, đánh đấm tay ngang. Ở Syria, người Nga yểm hộ không quân mà không phải bộ binh.
Kinh nghiệm chiến đấu quy mô trên đất liền, do đó, bị hạn chế. Điều này, cộng với sự ngạo mạn trước sự yếu kém của kẻ thù tiềm năng, có thể đã dẫn đến khởi đầu không vững chắc mấy trong cuộc chiến này. Ví dụ quan trọng nhất cho nhận định này là trận đánh ở Hostomel, một sân bay sát Ki-ép, quân Nga cố chiếm lấy bằng không quân. Nếu sân bay này bị chiếm chớp nhoáng thì Nga đã đưa quân vào đây, nhanh chóng tiến vào thủ đô Ki-ép. Nhưng canh bạc này bị “bể” bởi không có hỗ trợ, không quân Nga ở vào vị trí dễ bị tấn công. Quân Ucraina bắn hạ một số trực thăng, và sau đó, trong một trận đánh ác liệt, họ đã bẻ gãy lực lượng Nga. Người ta nói rằng, sau hàng mấy tháng hoạch định chiến dịch toàn diện này, mọi bước tiến được tính toán cặn kẽ, các nhà chiến lược (Nga) quyết định một thử thách rủi ro quá cao ngay vào ngày mở màn cuộc chiến.
Đây không hẳn là thời gian tạm ổn cho Ki-ép. Nhiều báo cáo sáng nay cho biết các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, cả các trận giao tranh bên trong thành phố, nhấn mạnh đây là mục đích quan trọng nhất đối với Nga. Vì vậy, sẽ là thiếu không ngoan, nếu cho rằng trận giao tranh với quân Nga hôm qua là cách họ sẽ đánh sau này. Nga sẽ học cách đối phó với kẻ thù có sự tôn trọng hơn và sẽ bài bản hơn trong các nước đi tiếp theo. Tuy nhiên, ấn tượng ban đầu rất quan trọng.
Chúng ta từng được nhắc rằng, tinh thần và ý chí của của người bảo vệ tổ quốc có khuynh hướng cao hơn tinh thần và ý chí của người đi xâm lược, đặc biệt, nếu họ không hiểu rõ, vì sao họ lại làm như thế. Bây giờ, chúng ta biết rõ người dân Ucraina rất nghiêm cẩn trong việc bảo vệ đất nước; họ rất kiên cường. Họ không bị khuất phục.
Một tình huống nhanh chóng hoàn tất (fait accompli) chắc có lợi nhiều cho Putin. Ví dụ, kế hoạch và thực hiện cấm vận của phương Tây cảm thấy rất khác đi nếu nó đi ngược lại bối cảnh Nga rõ ràng đánh bại Ucraina. Nó cung cấp cho đối thủ mọi cái bị trừng phạt quá đáng với lập luận rằng, trong khi, cái xảy ra cho Ucraina là một thảm họa, nó là một tình hình chẳng làm được gì, và các động thái trả giá đắt lại trở nên vô nghĩa.
Sự kháng cự rất rõ của người Ucriana, về tổn thất chiến tranh cho hai phe, còn tạo ra khó xử cho Putin ở trong nước. Như một số nhà phân tích nhận xét, do Nga cạn nguồn tên lửa hành trình chính xác đồng thời bị cuốn hút vào cuộc chiến trong đô thị, trận chiến sẽ trở nên bạo tàn. Thủ đô Grozny của Chec-ni-a và thành phố Aleppo của Si-ri bị băm nát trong các trận đánh do Nga tiến hành, mục tiêu trực tiếp là dân thường. Tuy nhiên, mức độ chống đối rộng khắp ở Nga (mà không có sự ủng hộ nhiệt tình) đang rõ rệt. Thật quái lạ, Putin luôn miệng nói Ucraina là một phần của Nga, từ đó, ông kỳ vọng dân chúng sẽ khoan dung cho đồng bào Sla-vơ - “bà con”- khi cho ném bom. Như mọi nhà độc tài, Putin có nỗi sợ tiềm ẩn với chính dân chúng, và có thể lo âu về phản ứng của họ khi có nhiều thương vong; sự bạo tàn ở Ucraina; sự lên án của quốc tế.
Đối với chúng ta, từ lâu tự hỏi tại sao Putin lại dấn thân vào cuộc chiến tranh xâm lược, cốt lõi của vấn đề chính là ông ta kỳ vọng thắng lợi về mặt chính trị. Một chiến dịch giới hạn ở miền Đông Ucraina sẽ có ý nghĩa khi nó tạo ra một khu vực bền vững dễ bảo vệ về lâu về dài. Nhưng quy mô cuộc chiến hiện nay chẳng mấy ý nghĩa, bởi cơ bản, nó muốn thay đổi chính quyền ở Ki-ep. Ở I-rắc và Afghanistan, Mỹ và Anh có bài học cay đắng, vì điều này rất khó. Ví dụ đơn giản, ngay cả các tay lãnh đạo tương đối năng lực có gốc gác mạnh tại chỗ (mà cũng chẳng rõ Nga có những ai chưa) được nước ngoài đưa làm lãnh đạo sẽ không có tính chính danh; chính quyền mới sẽ dựa vào lực lượng chiếm đóng để duy trì quyền lực.
Trước vấn đề này, Nga cần tìm và đối phó với tổng thống Zelensky. Vị tổng thống thể hiện khá tốt phẩm giá và lòng can đảm, một lãnh đạo chiến tranh ít ai ngờ tới. Putin muốn loại ông ta ra khỏi mắt mình. Cho đến giờ phút này, Zelensky kiên quyết bám chặt Kiep, trực tiếp điều hành nỗ lực chiến tranh, mặc cho có báo cáo toán phá hoại người Nga đang ở trong thành phố. Đến một thời điểm nào đó, quyết định khó khăn phải chọn, hoặc di chuyển đến phía Tây Ucraina, hoặc kể cả thành lập một chính phủ lưu vong. Khi vẫn còn tiếp tục lãnh đạo Ucraina, ông ta trở thành nỗi sỉ nhục đối với Putin.
Ngay cả chính quyền mất quyền kiểm soát thủ đô, buộc phải bỏ chạy, hệ thống chỉ huy lực lượng Ucraina đổ vỡ, điều đó không có nghĩa, Nga đã thắng cuộc chiến. Chỉ có đầu óc không hiểu cội nguồn bản sắc dân tộc Ucraina, người ta mới tin rằng, một nhân vật dễ bảo sẽ được dựng lên làm tổng thống Ucraina, sẽ cầm quyền lâu dài mà không phải dựa lưng vào lực lượng chiếm đóng.
Đơn giản, Nga không có thực lực và khả năng để duy trì một lực lượng chiếm đóng bất kể thời nào. Người ta nghĩ, với ký ức về cuộc Cách mạng cam những năm 2004-2005, và cuộc nổi dậy ở Maidan năm 2013-2014, Putin phải e sợ “sức mạnh quần chúng” có vai trò thế nào ở nước này, trừ phi ông ta vẫn tin tưởng vào sự tuyên truyền của chính mình rằng, các phong trào nổi dậy ấy hình thành do sự xúi dục của Mỹ và đồng minh.
Ucraina có cùng biên giới lãnh thổ với nhiều nước khối NATO; khí tài sẽ chuyển đến các lực lượng thường trực của Ucraina cho đến khi họ còn chiến đấu – và, khi ấy, sự nổi dậy bài Nga cuộc chiến sẽ dẫn đến giai đoạn đó.
Điểm đáng nói về chiến tranh (như tôi nghiên cứu rất nhiều), là hiếm khi nó theo đúng hoạch định. Những biến cố phát sinh, hoặc các cuộc hành quân kém cỏi, đòi hỏi phải chớp nhoáng thay đổi chiến lược. Hậu quả chưa lường trước quan trọng không kém hậu quả đã lường trước. Đây là những cạm bẫy chung quanh chiến tranh và đó cũng là lý do, chúng ta nên dấn thân vào chiến tranh với một lý tưởng chính đáng (trong đó, thuyết phục nhất là “hành động tự vệ”)
Quyết định dấn sâu vào cuộc chiến này nằm trên vai của chỉ một người. Như chúng ta đã thấy tuần trước, Putin rất ám ảnh về Ucraina; ông ta ngả theo các thuyết gây hấn, dường như là tiền đề khởi phát chiến tranh, có thể là quan điểm của chính ông. Rất nhiều mạng sống bị cướp mất chỉ vì điều kiện và tính cách cá biệt của cá nhân cô độc này, kẻ từng sợ hãi Covid và một Ucraina đầy ám ảnh.
Đôi lúc, trong các nước dân chủ, chúng ta than thở về sự lộn xộn, thiếu gắn kết, sự thiển cận, và sức ỳ khi ra quyết định nếu so với các nhà độc tài, khôn hơn chúng ta bằng suy nghĩ dài lâu, rồi thực hiện những bước đi táo bạo mà không cần thuyết phục đám đông nghi ngại, chẳng nghe ý kiến phê bình, hay bị trói buộc bởi những giới hạn của pháp quyền (rule of law). Putin nhắc nhở chúng ta rằng, độc tài dễ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, trong khi dân chủ không hẳn ngăn ngừa chúng, nhưng ít ra, dân chủ cho chúng ta cơ hội, nhanh chóng thay đổi lãnh đạo, các chính sách mới do đó sẽ đẻ ra. Phải chi điều đó bây giờ có được với nước Nga.