Sunday, January 21, 2024

TRI ÂN VÀ CHIA TAY TỪ BIỆT, TT TRUMP GỬI ĐẾN THẾ HỆ VĨ ĐẠI NHẤT.

(Trump bids farewell and thank you to the greatest generation)

Tổng thống Donald  Trump có mặt trong giờ phút, thật tuyệt vời, với những ngôn từ bóng bẩy như thơ nhờ giản dị.

Rời nhóm người quây quần giữa những nấm mồ người Mỹ đã ngã xuống ở Normandy, ông chăm chú nhìn vào những gương mặt nhuốm đẫm thời gian, đồng đội còn sống của những người đã khuất, những người không bao giờ quên nỗi kinh hoàng của bờ biển phía xa xa bên dưới.

Ông đi trước chào đón những con người, phần nhiều không đứng nổi, một lần nữa vượt đại dương, như họ đã từng làm ba phần tư thế kỷ trước trong một sứ mạng cứu lấy tự do.

“Quý vị là niềm vinh quang của nền cộng hòa chúng ta và tự đáy lòng, chúng tôi mang ơn quý vị.”, Trump tuyên bố.

“Quý vị là những người Mỹ vĩ đại nhất trong những người Mỹ từng sống”, Trump phát biểu “Hôm nay, chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân vô hạn”.

Nhúm cựu chiến binh già nua, hãnh diện đeo những huy chương trước ngực, mũ lưỡi trai gắn đầy chiến tích, thấm thía với những lời ca ngợi. Ba đồng đội đứng sát bên nhau sau lưng tổng thống trong một tấm poncho (loại mền lính -ND) – tả lại cảnh như cùng trong một hố chiến đấu cá nhân thuở trước.

Ai đến viếng những vùng đất chết người của Normandy cũng đều thấy mình nhỏ bé và tràn đầy cảm xúc.

Khi những nhà lãnh đạo thế giới gặp nhau để đánh dấu những kỷ niệm lịch sử, lòng mọi người trở nên chùng hẳn xuống.

Những cái tên, những độ tuổi, và quê hương của những người ngã xuống, được khắc sâu trên những tấm mộ bia gần đó, bảo bọc nỗi kinh hoàng bất chợt đổ xuống của một cuộc chiến tranh toàn thế giới.

Nhưng năm nay, có cái gì đó hơi khác, chua xót hơn, kết thúc những ghi nhớ tưởng niệm cái ngày D-Day lịch sử. (Ngày đánh dấu sự đổ bộ của đồng minh vào bờ biển Normandy nước Pháp, 6 tháng 6 năm 1944 – ND)

Cao giọng với những thông điệp hiếm hoi tình cảm và đoàn kết, nhân danh những người Mỹ, thường gọi là thế giới tự do, Trump thực sự đã chia tay một thế hệ vĩ đại nhất.

Một lần duy nhất, những tuyên bố vung vít và sự chệch choạc của Trump- khởi nguồn từ khi lên làm tổng thống, cùng những phản ứng của những người chống đối -  đã được bỏ qua.

Có một cảm nhận: chương sử văn hóa và chính trị - giúp định hình cuộc sống người phương Tây 75 năm qua -  đang khép lại, một tương lai đầy tranh cãi còn bỏ ngỏ.

Người Pháp kỷ niệm ngày Chiến thắng mỗi năm, nhưng những sự kiện trọng đại thường đánh dấu năm năm 1 lần, thu hút các cuộc viếng thăm của các vị tổng thống đến những chiến trường và những nghĩa trang thiêng liêng.

Mỗi lần kỷ niệm, đội ngũ những cựu binh luống tuổi mỗi lần vắng đi đáng kể. Năm nay, trong 173 cựu binh Mỹ đệ nhị thế chiến, chỉ có 65 người có mặt lần này.

Những vị lãnh đạo và những nhà chính trị ra lệnh cho công dân mình nhảy vào chảo lửa của Đức quốc xã vào sáng ngày 6 tháng 6 năm 1944 đã từ lâu không còn ở thế gian này. Những người còn lại để làm nhân chứng – có phần thích hợp – là những chiến sĩ bộ binh anh dũng trước hiểm nguy bị giết chết hàng loạt khi họ đổ bộ theo từng cánh quân lên bờ để cứu lấy nền tự do.

Hễ ai ở 20 tuổi chiến đấu trên bãi biển Omaha hay nhảy ra khỏi tàu Dakota 2 động cơ xuống bầu trời nóng bỏng hỏa lực phòng không ngày ấy đều sẽ bước vào tuổi 100 vào thời điểm tổ chức trọng thể tại Normandy lần tới.

Một vài cựu binh có thể còn sống để đi lần nữa, nhưng một sự thật là nhóm người trên 90 hôm thứ năm đã đại diện cuộc hành hương lớn và cuối cùng, đến địa điểm nhiều đồng đội của họ đang yên nghỉ.

Sự anh dũng của họ sẽ mãi được tri ân khi họ không còn trên cõi đời này – lòng tri ân được những người dân Pháp bày tỏ với những người Mỹ hy sinh cho nền tự do của mình sẽ là chất keo gắn kết cho quan hệ giữa 2 quốc gia.

Nhưng chuyện sẽ chẳng giống nhau khi những người già yếu, với những chiếc gậy trên tay và trên xe lăn không còn chia sẻ những câu chuyện chiến tranh khi chấn thương trong trí nhớ của họ gây mỏi mòn kỷ niệm trong đôi mắt mình.

Trump – cùng với tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại nghĩa trang chiến tranh chôn người Mỹ, những lãnh đạo đồng minh tại những bãi biển đã đổ bộ khác – không chỉ có nói mỗi lời chia tay đến toán cựu binh đã héo hon vào thứ năm vừa rồi.

Những nhà lãnh đạo ấy còn đánh dấu kết thúc một giai đoạn bản lề của lịch sử, khi những định chế -  được hình thành từ hỗn loạn của thế chiến thứ II -  đang nằm trong căng thẳng hiểm nguy.

Diễn văn của Trump là lời tri ân khá hay gửi đến những cựu chiến binh và đồng minh Hoa Kỳ: “Sự cao quí và kiên trung” của những người Anh, những người Canada “dũng cảm”, những người Ba Lan “oai hùng”, những người Pháp “lịch lãm”, những người  Úc “gan dạ” và những người Na Uy “kiên cường”.

Nhưng diễn văn không có phản ánh nào lớn hơn về vấn đề chính trị đầy rẫy phát sinh ở phút giây này trong lịch sử - hay về những bài học thế hệ anh hùng D-Day mang lại cho thế giới ngày nay.

Không thể đánh giá quá tầm mức cái bóng bao trùm bởi đệ nhị thế chiến lên những nền chính trị và văn hóa của thời đại tiếp nối.

Chiến thắng D-Day là giây phút oai hùng đặc biệt – nó đánh dấu thời điểm khi Hoa Kỳ chính thức thay thế một nước Anh tơi tả vì chiến tranh và đế chế lụi tàn của nó để trở thành cường quốc số một thế giới.

Đó là ngày một họp đồng tác chiến đa quốc gia, vận chuyển đầy phức tạp, cực kỳ hiểm nguy với mục tiêu cao hơn – đánh bại chế độ độc tài – thực sự đã là những thắng lợi vượt trội của tài năng con người. Nó đã huy động sự đoàn kết một lòng cả thế giới, một việc khó tưởng tượng nổi trong những nền chính trị vỡ vụn (fractured politics) ngày nay.

Những năm sau đó, một số nước tự xây dựng cho mình bộ mặt quốc gia toàn diện nhờ đệ nhị thế chiến, có nước tốt hơn, cũng có nước tệ hơn.

“Anh quốc như là một quốc gia vẫn tự khẳng định là nước kiên trì sống sót sau thế chiến II đương đầu lại một châu Âu lục địa đã từng nằm dưới ách Quốc xã”. Giám đốc Chatham House, Robin Niblett, nhận xét với CNN hôm thứ ba.

Ý nghĩa của việc Anh quốc như là một người ngoài cuộc, kiên trì tự mình chiến đấu, nằm trong trọng tâm bàn cãi vấn đề Brexit đầy rẫy những gợi nhớ của hồi chiến tranh.

Nó cũng quên rằng làn sóng chống lại chủ nghĩa phát xít chỉ có khi Hoa Kỳ chịu sử dụng sức mạnh của mình và sự hy sinh đáng kinh ngạc của người Nga đã làm suy kiệt sức mạnh quân đội Hitler ở mặt trận phía Đông.

Tại Mỹ, chiến thắng D-Day và khuôn mẫu đạo đức rõ rệt của cuộc chiến giữa cái ác và cái thiện là một ký ức quốc gia ít rắc rối hơn sự trỗi dậy về mặt xã hội và tình cảm bằng chiến tranh ở Việt Nam và Iraq.

Đệ nhị thế chiến trong hồi tưởng giống như một phút giây mờ nhạt cộng hưởng mối đoàn kết dường như không thể nào tưởng được trong thế kỷ thứ 21 đầy sân hận.

Cũng là lẽ tự nhiên khi ký ức mờ nhạt thì bài học quá khứ cũng tàn phai theo.

Điều này có thể cắt nghĩa sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan cánh hữu ở châu Âu những năm gần đây – một trào lưu chính trị trong nhiều thập kỷ bị đè bẹp bởi sự gợi nhớ về chủ nghĩa phát xít.

Tổng thống Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo châu Âu trong rất nhiều năm hài lòng việc tìm tới những câu chuyện dễ dàng đoàn kết của vinh quang chung về đệ nhị thế chiến và quãng thời gian sau chiến tranh lạnh hơn là khởi động lại một liên minh vượt đại tây dương cho tương lai.

Giờ họ đang phải cố gắng rất nhiều từ sớm, sẽ chẳng còn người nào còn sống để nhớ lại nỗi đau và vinh quang của những năm tháng chiến tranh.

Nhiều năm, những định chế như Liên hiệp quốc, NATO, cộng đồng Châu Âu, những cái mà thế hệ vĩ đại nhất đã hy sinh để xây dựng không những đem lại thịnh vượng mà còn khống chế xung đột 2 lần ở thế kỷ 20, đã lôi kéo Hoa Kỳ bước vào những trận địa đẫm máu ở châu Âu.

Nhưng giờ đây, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, khi Nga đang cố phục hồi ảnh hưởng đã mất và khi Tổng thống Hoa Kỳ, của mọi người, dường như muốn phá vỡ những cấu trúc được thiết lập hơn là hiện đại hóa hay làm mạnh mẽ chúng, mọi thứ có vẻ quá mong manh.

Macron, nói chuyện với các cựu chiến binh Hoa Kỳ, cam kết chiến đấu bảo vệ những giá trị họ từng sống mà chiến đấu – bất kể chỗ đứng chính trị thỏa hiệp bản thân và những thách thức càng nhiều đối thế giới quan quốc tế của ông.

“Chúng ta cần chân thật với ký ức của họ và để làm được điều đó, chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ sự hy sinh bùng lên nơi họ”. Macron tuyên bố, một người sinh ra sau D-Day 33 năm.

“Lời thề Normandy sẽ được nước Pháp gìn giữ với cả sức mạnh của mình. Tôi hứa đây sẽ là một chuẩn mực, và đây cũng sẽ là trọng tâm định mệnh nước Mỹ”. Macron phát biểu trong lời từ biệt của mình với thế hệ vĩ đại nhất.

Bài của  Stephen Collinson, CNN, ngày 7 tháng 6, 2019.