Saturday, January 20, 2024

TẠI SAO VIỆT NAM YÊU MẾN DONALD TRUMP.

(Why Vietnam Loves Donald Trump)

"Thuế quan đang thay đổi chuỗi cung ứng, nó không cắt giảm thâm hụt thương mại".

Ba chục tháng Trump làm tổng thống, nền kinh tế Mỹ tiếp tục nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Đây chẳng là vấn đề, bởi vì thâm hụt mậu dịch không tác hại lớn như một biện pháp kinh tế. Nhưng theo ý của tổng thống Trump, đây là mối nguy rõ ràng và có thật, vì vậy, cũng nên giải thích tại sao thuế quan của ông đã không giảm đi thâm hụt mậu dịch với thế giới. Một lý do đó là thành công của những chính sách kinh tế khác của ông Trump. Cải cách và bãi bỏ quy định thuế khóa đã củng cố nền kinh tế Mỹ và thu hút nguồn vốn thặng dư khắp thế giới.

Theo định nghĩa kế toán, thặng dư vốn này sẽ bù đắp thâm hụt mậu dịch. Đây là dấu hiệu của sức mạnh kinh tế nước Mỹ.

Một lý do nữa là chính sách thương mại của Ông Trump đang thay đổi nguồn hàng xuất khẩu đến Mỹ, không giảm đi quy mô của chúng. Ông Trump đã đánh 25% thuế vào 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc, và ông còn đe dọa đánh thuế thêm vào số 300 tỷ nữa. Điều này đã thu hẹp khoảng cách trao đổi hàng hóa song phương Mỹ - Trung Quốc nhưng tổng thâm hụt mậu dịch lên đến mức kỷ lục vào năm 2018. Trong khi đang co cụm vào quý một năm nay, thâm hụt mậu dịch tất cả hàng hóa nới rộng 5,8 % trong tháng năm từ một tháng trước và trên đà vượt qua tổng số của năm ngoái. Những nhà sản xuất đang rời khỏi Trung Quốc, nhưng không phải chuyển đến Mỹ.

Gọi là “Làm ASEAN vĩ đại trở lại” (Make Southeast Asia Great Again) một khi những nhà xuất khẩu từ Việt Nam đặc biệt gặt hái những phần thưởng từ đánh thuế của Hoa Kỳ. Trong lúc hàng hóa Trung Quốc xuất qua Mỹ giảm sút 12,3 % so với năm trước từ tháng Giêng đến tháng Năm, Việt Nam chứng kiến sự tăng vọt 36,4 %, theo số liệu thống kê của Mỹ. Đài Loan so với năm trước 22,5% trong cùng thời gian, tăng hơn 3 lần từ năm 2017-18. Nam Hàn xuất khẩu đến Mỹ tăng 12,4 % trong thời gian đó.

Nếu có một cuộc “leo thang toàn thế giới về xung đột thương mại”, một báo cáo hôm tháng 12 của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) viết, Việt Nam có thể tăng 2,1% GDP trong khi Mã Lai sẽ là 0,5 % và Đài Loan 0,4% nhờ vào chuyển hướng thương mại và đường cung hàng toàn cầu đang chuyển biến.

Một số gia tăng xuất khẩu này có thể do trung chuyển, một hành vi hàng xuất khẩu Trung Quốc vận chuyển qua một nước thứ ba trước khi chuyển đến nước Mỹ để tránh thuế. Một tường thuật mới đây của bản báo phát hiện ra những hàng nhập khẩu máy vi tính và dụng cụ điện tử của Việt Nam từ Trung Quốc gia tăng cùng với sự gia tăng tương tự những mặt hàng cùng loại ở nước đó tới Hoa Kỳ.

Qui mô về hành vi bất hợp pháp này không rõ rệt nhưng cũng có bằng chứng về sự thay đổi chuỗi cung ứng hợp pháp. Apple là ví dụ mới nhất. Lắp ráp tại Trung Quốc chiếm hầu hết sản xuất của công ty, và ông Trump năm ngoái khuyến khích Apple dời hoạt động sản xuất về Mỹ như là một “giải pháp dễ dàng” (“easy solution”) về thuế quan. Tuy nhiên, tạp chí Nikkei Asian tường thuật vào tháng Sáu, Apple đang xem xét di chuyển 15 đến 30 % công năng sản sản xuất từ Trung Quốc đến Đông Nam Á hoặc Mễ Tây Cơ.

Apple có chuỗi cung ứng thiết lập lâu đời ở Trung Quốc không dễ dàng tái tạo được ở những nền kinh tế nhỏ hơn, nhưng công ty trù tính sản xuất ở Kuala Lumpur vẫn rẻ hơn ở Kentucky. Thuế của Ông Trump đang phá vỡ chuỗi cung ứng hiệu quả mà chẳng lợi lộc gì cho người Mỹ.

Người lao động Mỹ có thể tổn thất vì chuyển hướng thương mại, theo phúc trình của ADB tháng 12. Nếu thuế quan lan ra toàn cầu, đặc biệt nếu Mỹ đánh thuế vào ô tô, các nhà nghiên cứu ước tính công ăn việc làm của Mỹ và Trung Quốc sẽ chịu đau đớn trong khi “châu Á đang phát triển” (“developing Asia”), không gồm Trung Quốc, có được việc làm. Mất mát của Mỹ bao gồm 30.000 chỗ làm trong ngành điện tử, 48.000 trong ngành máy móc công nghiệp, và hơn 50.000 trong ngành nông nghiệp.

Bài học ở đây là thật điên rồ mới lo lắng về thâm hụt mậu dịch, một kết quả của những sức mạnh lớn hơn nhiều thuế quan hay chính sách thương mại. Những hành vi thương mại “cá mập” (predatory) của Trung Quốc cần bị thách thức bởi chính chúng, và điều đó có thể thu nhỏ thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc. Nhưng thâm hụt mậu dịch còn đó và nền kinh tế Mỹ vẫn phát triển. Ông Trump nên thoải mái và tận hưởng nó.

Bài trên  báo WALL STREET JOURNAL, ngày 10 tháng 7 năm 2019. Nguy