Lời người dịch:
Tôi còn nhớ, khi báo chí Mỹ hỏi ông ta, tại sao có hiệp định hòa bình mà hai bên VN vẫn còn đánh nhau, ông ta đáp, đại ý: "Dân VN có truyền thống đánh nhau rất lâu đời; một văn bản không làm cho họ hết đánh nhau". Đọc bài viết này, tôi mới thấy đúng là cáo già nước Mỹ. Tổng thống Nixon còn bị lừa, huống hồ người khác. Và phải công nhận người cộng sản VN rất giỏi chiến tranh.
HENRY KISSINGER VÀ SỐ PHẬN SÀI GÒN
Thứ sáu này là ngày kỷ niệm 50 năm bản hiệp định hòa bình Paris của Henry Kissinger. Hiệp định tưởng có thể chấm dứt chiến tranh bằng sự khẳng định người Việt quốc gia có quyền hưởng một chế độ tự do và độc lập ở Miền Nam.
Tiếc thay, hiệp định của Kissinger không nhắm đến hòa bình mà nhắm đến đình chiến (truce), trong một thời gian, cộng sản Bắc Việt đồng ý sẽ ngưng cuộc chiến tranh xâm chiếm. Cho đến cuối tháng 12, cuối cùng tổng thống Nixon mới nhận ra những thất bại thương thuyết ngầm của Kissinger với Hà Nội. Ngày 14 tháng 12, một Kissinger tức tối mới buộc nói thật với Nixon, các điều khoản đề xuất điều chỉnh tới lúc đó là “không còn kịp”.
Vài phút sau, Nixon nhận xét, Hà Nội “đang dùng thương thuyết chỉ để tiếp tục chiến tranh, dưới một hình thức khác, chứ không phải… chấm dứt chiến tranh”.
Kissinger trả lời:
“Chúng ta miễn cưỡng đi đến kết luận – giờ, thì thưa tổng thống, ngài vừa nói rất đúng, đây không phải là văn kiện hòa bình. Đây là văn kiện để tiếp tục chiến tranh, mà họ (Hà Nội- ND) muốn tạo ra”.
“Chiến tranh tiếp tục ở miền Nam”.
Kissinger khẳng định: “Thưa, đúng”.
Nixon tiếp: “Và hòa bình thì ở miền Bắc. Có thể nói như thế”.
Kissinger: “Thưa, đúng như thế”.
Sau đó, Nixon tập trung vào việc Kissinger bỏ rơi miền Nam: “Hòa bình ở miền Bắc, chiến tranh tiếp diễn ở miền Nam, mà Hoa Kỳ lại hợp tác (với Hà Nội-ND)…áp đặt một chính quyền cộng sản ngược với nguyện vọng của dân chúng miền Nam”.
Về sau, Nixon hồi tưởng lại điều ông thực sự muốn: “Chúng ta là bên muốn có hòa bình cho hai phía. Chúng ta muốn đất nước nghèo khổ tan nát này được chính dân chúng họ quyết định, chứ không phải trên chiến trường”. Đó là đề nghị của chúng ta. Chúng ta kêu gọi miền Nam, kêu gọi miền Bắc chấp nhận điều này. Kêu gọi chấp nhận từ hai phía”.
ĐIỀU GÌ ĐÃ SAI?
Không được Nixon cho phép, và sau đó cũng không báo tổng thống, ngày 9 tháng giêng năm 1971, Kissinger gợi ý với đại sứ Liên Xô Dobrynin một kế hoạch, cho Hà Nội giữ quân trong lãnh thổ miền Nam sau khi ký hiệp định, và rồi sau đó, Hoa Kỳ sẽ không phản ứng, Hà Nội cứ tiếp tục cuộc chiến xâm lăng. Tường thuật cuộc trao đổi với Kissinger, Dobrynin còn báo cáo lên bộ chủ quản ở Mat-xcơ-va: “Kissinger đưa ra nhận xét khá kỳ lạ là cuối cùng, đây không phải là quan ngại của những người Mỹ, mà là quan ngại của chính những người Việt Nam, một khi Mỹ rút quân, họ sẽ lại đánh nhau”.
Trong báo cáo gửi cho tổng thống Nixon ngày 9 tháng giêng việc trao đổi với Dobrynin, Kissinger không nhắc đến đề nghị của ông ta về tương lai miền Nam. Quan điểm công khai của Nixon năm 1971 là Hoa Kỳ và quân đội Bắc Việt cùng rút khỏi miền Nam, để người miền Nam sống trong hòa bình.
Cuối tháng giêng, đại sứ Liên Xô tại Hà Nội chuyển đến thủ tướng Bắc Việt nội dung cuộc trao đổi của Dobrynin tới Mát-cơ-va. Những lãnh đạo cộng sản cho biết: “Nếu Hoa Kỳ chịu rút hết quân trong một thời gian nhất định và nếu không buộc quân đội Bắc Việt cùng rút quân khỏi miền Nam…Hà Nội sẽ tôn trọng ngừng bắn suốt thời gian Mỹ rút quân, thêm thời gian nếu có thể, nhưng không quá lâu, sau khi Mỹ rút quân. Sau đó có nổ ra chiến tranh giữa miền Bắc và miền Nam, xung đột ấy sẽ chẳng dính dáng gì đến Mỹ”. Như thế, cam kết của Kissinger – rằng Washington phủi tay trách nhiệm đối với những người quốc gia chống cộng - cho thấy việc đối thoại với kẻ thù nằm trong tay người khác.
Hà Nội nhờ cựu viên chức thực dân, là Jean Sainteny, thông báo với Kissinger trong một bữa trưa ngày 25 tháng 5 năm 1971, rằng họ chấp nhận đề nghị của Kissinger. Kissinger cho Nixon biết ông có gặp Sainteny nhưng không nói rõ chi tiết cuộc chuyện trò.
Ngày 31 tháng 5 năm 1971, trong cuộc gặp kín với các nhà ngoại giao Bắc Việt ở Paris, Kissinger nói rõ đề nghị Hà Nội không cần rút quân khỏi miền Nam. Kissinger kết thúc nhận xét bằng câu nói: “Khi Hoa Kỳ rút quân hoàn toàn, tương lai chính trị miền Nam sẽ để cho người Việt Nam quyết định”. Nhận xét này không báo cáo cho Nixon.
Ngày 9 và ngày 10 tháng 7 năm 1971, Kissinger đang ở Bắc Kinh cùng với thủ tướng Chu Ân Lai bàn bạc chuyến đi lịch sử của tổng thống Nixon đến TQ để gặp Mao Trạch Đông. Nhân tiện, Kissinger nói với Chu đề xuất từng nói với đại sứ Liên Xô Dobrynin. Trang 5 tài liệu tóm tắt của Kissinger chuẩn bị với Chu có đoạn: “Nhân danh tổng thống Nixon, tôi long trọng cam kết với ngài thủ tướng rằng Hoa Kỳ chuẩn bị một thỏa thuận, theo đó, diễn tiến chính trị VN thực sự sẽ do nội bộ người Việt Nam giải quyết. Chúng tôi sẵn sàng rút quân vào một thời gian nhất định và để thực tại khách quan định hình tương lai chính trị”.
Kissinger không nói với tổng thống cam kết này của ông với lãnh đạo cộng sản TQ. Bên trái cùng trang, Kissinger viết “Chúng tôi cần một thời gian thuận tiện”.
Phía Nam Việt Nam và Nixon không biết gì về trò mèo này đối với Nam Việt Nam cho tận tháng 12 năm 1972, khi ông ta đi đến thỏa thuận với Hà Nội về văn bản hiệp ước hòa bình và đưa hiệp định đề xuất cho tổng thống Thiệu và tổng thống Nixon. Tại thời điểm đó, Nixon không thể rút lại nhượng bộ của Kissinger rằng Hà Nội có thể để quân tại miền Nam, trước tình thế chống chiến tranh dữ dội của các đảng viên Dân Chủ tại quốc hội Mỹ.
Nhưng trong tháng 11 và 12 năm 1972, với sự giúp sức của Alexander Haig, Nixon cố gắng trong tuyệt vọng điều chỉnh hiệp định hòa bình dự thảo theo hướng gia tăng sự sống sót của Nam Việt Nam, để hiệp định được thông qua và các dân biểu Dân Chủ sẵn lòng phê chuẩn ngân sách viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam.
Nỗ lực của Nixon quá ít và quá muộn. Nước Mỹ dần dần thua một cuộc chiến đầu tiên.
Bài của Stephen Young trên Washington Examiner
Ngày 25 tháng giêng 2023.