Đó là tên bức họa vẽ năm 1952 của họa sĩ người Nga, hiện đang trưng bày ở thủ đô nước này.
Không rành hội họa, chúng ta quan sát gương mặt mỗi người trong bức tranh vẫn thấy:
Điểm 2, học kém, là nỗi xấu hổ của đứa bé đang cầm cặp sách. Cái nhìn khinh bỉ, căm ghét của người chị. Vẻ diễu cợt trong gương mặt người em. Chỉ có người mẹ vừa thương hại con và vừa buồn bã.
Tất cả cư xử với "điểm 2" đều không như chú chó, chồm lên cậu bé đau khổ, đuôi vẫy, mặt mừng rỡ, muốn tỏ bày lòng trung thành, yêu quý, cho dù cậu bé điểm 2, bị mọi người trong gia đình như muốn lánh xa.
Điểm số ghi nhận thành quả học tập biến thành thành tích. Thành tích biến thành đích đến, không còn là học tập. 42/ 43 học sinh giỏi là thành tích. Bao nhiêu ngàn tiến sĩ, bao nhiêu ngàn giáo sư là mục tiêu giáo dục, thành tích giáo dục. Chủ nghĩa cộng sản được áp dụng đầu tiên ở Nga. VN ôm ấp áp dụng theo sau dù có trễ do chiến tranh. Giáo dục 2 nước do đó cũng cùng từ một cái nôi mà lớn.
Nỗi đau của thành tích, điểm 2, ở Nga trong bức tranh vẽ năm 1952 vẫn không khác nỗi đau chạy theo thành tích năm 2019 ở Việt Nam.
Chỉ có khác ở chỗ: nỗi đau ấy được người nghệ sĩ, người trí thức, khắc họa thành tác phẩm để đời.
Còn ở VN, rất nhiều "nghệ sĩ" ôm bằng giáo sư đang vẽ hàng triệu bức tranh, những bức tranh "Điểm 10" lịch sử.