(Xưa, bắn máy bay Mẽo, nay mua máy bay chú Sam, đời sao khéo thế !)
(How Vietnam may curb China's ambitions)
Tại tòa nhà Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bọc ngoài với lớp nhôm, kiếng, đá hoa cương sáng bóng, nhìn xuống dòng sông Đông Nữu Ước, các nhà ngoại giao VN sẽ sớm ăn mừng sự kiện quốc gia mình được bầu làm hội viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Là một quốc gia từng chịu thảm họa của những cuộc chiến tranh, bao gồm một chạm trán thảm khốc và quá lâu với Hoa Kỳ năm thập kỷ trước, vai trò chính sách đối ngoại của Hà Nội ngày nay hình thành trên cơ sở hợp tác hòa bình, ổn định, và độc lập.
Trong khi có năm thành viên thường trực của hội đồng Bảo an LHQ, được biết như Năm Ông Lớn (Big Five): TQ, Pháp, Nga, Anh và Mỹ, có tất cả 15 nước thành viên trong hội đồng Bảo an LHQ, 10 nước còn lại phải bầu.
Chỉ có 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết, cho phép họ ngăn cản việc thông qua bất kỳ dự thảo nghị quyết quan trọng nào của Hội Đồng.
Vai trò quan trọng của VN trong an ninh thế giới nâng lên rõ rệt từ hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Ấ Thái Bình Dương (APEC), khi quốc gia này tổ chức thành công việc đón tiếp các vị tổng thống Donald Trump, tổng thống Nga Putin, chủ tịch Tập Cận Bình cùng các vị lãnh đạo khu vực khác tại Đà Nẵng, một thành phố ven biển miền Trung Việt Nam.
Dù thất bại cuộc gặp giữa Trump và Kim Jong-Un tổ chức hồi đầu năm, cuộc họp thượng đỉnh đã thành công trong việc đặt nước chủ nhà vào trọng tâm chú ý của vài trò người hòa giải.
Dù bị thách thức bởi nạn tham nhũng tràn lan, nhân quyền, và những khuynh hướng cộng sản cổ hủ (recidivist communist tendencies) Hà Nội đã được công nhận là một thành viên cộng đồng quốc tế từ khi họ chấp nhận đường hướng tự do hóa thị trường, đưa đến thành quả kinh tế ấn tượng, một GDP cao, giảm được nghèo và nhiều cởi trói chính trị.
“VN tự hào là một thành viên có trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc.Trải qua 4 thập kỷ, VN đã là một bộ phận của LHQ, chúng tôi luôn luôn cam kết làm đúng sứ mệnh cao cả của Tổ chức này – xây dựng một thế giới hòa bình, an ninh và phát triển”, phát biểu của ông Phạm Bình Minh, bộ trưởng bộ ngoại giao.
Đáng chú ý, VN đã thúc đẩy hội nhập nhiều hơn với hệ thống kinh tế quốc tế, gồm việc được gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007. Vào tháng 10 năm đó, VN cũng được bầu lần thứ nhất làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ với số phiếu thuận 183/190 cho nhiệm kỳ 2008-2009.
Hành trình thành công đến LHQ được đánh dấu bằng những bước tiến đáng kể thực hiện từ 1995 đến 1999, bao gồm cả việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại với Hoa Kỳ.
Hội nhập của quốc gia này với phương Tây mở ra những cơ hội hợp tác với những tổ chức quốc tế phát triển của thế giới, kể cả những nhà tài trợ đa phương như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á
VN cũng là một trong những nguồn cung cấp lớn mạnh nhất hàng nhập khẩu từ châu Á vào Mỹ trong quí 1 năm nay, nhờ vào sự chuyển dịch có lợi về buôn bán do thuế quan của Mỹ đánh mạnh vào hàng hóa TQ.
Dù không dễ dàng một sớm một chiều, Hà Nội đã có những bước tiến trở thành thành viên ASEAN (1995), APEC (1998). Hiệp ước thương mại song phương VN – HK được ký vào năm 2001 và nâng cao ý muốn chính trị đẩy mạnh sự gia nhập của VN vào WTO.
“Nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2008-2009, VN được Hoa Kỳ đánh giá cao về sự đóng góp tích cực của mình và cùng bỏ phiếu thuận về những vấn đề quan trọng như không phổ biến hạt nhân và chống khủng bố”, giáo sư danh dự đại học New South Wales, Carl Thayer cho biết.
Là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, VN sẵn sàng bày tỏ tiếng nói ngày càng trọng lượng trong khối ASEAN, thực hiện khả năng ngoại giao mềm mỏng và thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Ngày nay, tình hình thế giới phức tạp hơn, quan hệ giữa các cường quốc, cụ thể Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga đang xấu đi.
Đã ba năm từ khi tòa án trọng tài thường trực tại Hague ra phán quyết có tính bước ngoặt trong vụ Philippines kiện TQ, đưa đến kết quả thắng lợi hầu như tuyệt đối cho Manila, với lời kêu gọi vai trò luật pháp quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp biển Nam Trung Hoa(Biển Đông) một cách hòa bình.
Trung Quốc và Việt Nam đều có những tuyên bố chồng lấn ở Biển Đông và hơn thập kỷ, Bắc Kinh lấn lướt thúc ép VN bằng cách bồi đắp và quân sự hóa những hải đảo và gây áp lực buộc VN không được khai thác nguồn dầu khí trong những vùng gần bãi biển VN nhưng TQ cứ tuyên bố của họ.
“Hà Nội hy vọng việc mở rộng quan hệ ngoại giao sẽ khiến Bắc Kinh dè dặt hơn trong cách hành xử với VN”, phát biểu của ông Murray Hieber, cộng sự cao cấp Chương trình Đông nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Trong khi những hoạt động tự do hàng hải đang gia tăng ở Biển Đông, báo hiệu cho quyền quá cảnh của Mỹ, VN buộc phải tỏ thái độ nếu chính quyền Trump khẳng định quyết tâm hơn nữa.
Thông báo có phần lặng lẽ tuần này của Hoa Kỳ bán những máy bay do thám tự hành (drone) không vũ khí cho Việt Nam đã đánh động Trung Quốc.
Như là hệ quả, có những câu hỏi về động thái ngoại giao tiếp theo của Hà Nội sẽ là gì.
Ngày 6 tháng 6 năm 2019, James Borton, cộng tác viên của Thời báo Hoa Thịnh Đốn.