Thursday, January 18, 2024

TÓM TẮT CHÍNH CAN THIỆP CỦA VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA từ 1978-1989

(Background Brief Vietnam’s Intervention in Cambodia, 1978-89 September 27, 2019)

Chúng tôi xin hỏi đánh giá của ông về quan hệ lịch sử giữa VN và Campuchia từ 1979-1989

HỎI: Quân tình nguyện VN thực thi nhiệm vụ giúp đỡ Miên từ cuối 1978 đến ngày 26 tháng 9 năm 1989. Đang có cuộc tranh luận đây có phải là “hành động chính đáng” hay không. Đánh giá của ông về quân tình nguyện VN phục vụ ở Miên (bản gốc Thayer có thể viết nhầm “ở VN” - What is your assessment of Vietnamese volunteers serving in Vietnam? )

ĐÁP: Sau khi Khmer Đỏ chiếm quyền ở Nam Vang ngày 15 tháng 4 năm 1975, họ bắt đầu tấn công những đảo của VN trên vịnh Thái Lan và năm sau đó, họ mở các đợt tấn công vào lãnh thổ VN. Dù có những nỗ lực ngoại giao nhằm tiến tới thỏa thuận về biên giới, KM Đỏ vẫn tăng cường tần suất và cường độ các cuộc tấn công, gây ra những tội ác kinh hoàng chống lại dân làng Việt Nam.

Giữa tháng 9-10 năm 1977, VN tổ chức các cuộc phản công nhằm trừng phạt hành động của Khmer Đỏ. Khmer Đỏ đánh trả, tất nhiên. Tháng 5 1978, có cuộc nổi dậy trong nội bộ ở phía Đông nước Miên chống lại sự thống trị của Khmer Đỏ. Cuộc nổi dậy bị đè bẹp và nhiều người Miên tìm qua VN ẩn náu trong đó có Hun Sen. Những lực lượng này kết hợp nhau trong Mặt trận đoàn kết giải phóng quốc gia Campuchia.

Thứ nhất, VN thực thi quyền tự vệ chống lại xâm lược. Thứ hai, VN đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ từ nhân dân Khmer Đỏ và Mặt trận đoàn kết giải phóng quốc gia Campuchia nhằm lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Hành động của VN trong việc tự vệ hoàn toàn được giải thích theo luật pháp quốc tế. VN cũng theo đó bảo vệ dân chúng Khmer khỏi chế độ diệt chủng. Tuy lúc ấy chưa có quy định theo luật pháp quốc tế, Liên Hiệp Quốc sau đó đi đến việc chấp nhận “trách nhiệm bảo vệ”( “responsibility to protect”) như là một nghĩa vụ pháp lý (a legal obligation) của cộng đồng quốc tế

HỎI: Tại sao VN vẫn ở lại Miên sau 1979 ?

ĐÁP: Sự cai trị của Khmer Đỏ đem lại cái chết ước tính 2 000 000 người. Đất nước bị tàn phá về mặt giáo dục, cơ sở y tế, hạ tầng và sự mất mát những nhân đội ngũ chuyên viên. VN can thiệp vào tháng 12 năm 1978 và giải phóng Nam Vang tháng giêng năm 1979. Nếu VN rút quân, Khmer Đỏ sẽ trở lại nắm quyền và trả thù dân chúng. Khmer Đỏ chắc chắn tiếp tục tấn công VN. Quân VN và các cố vấn ở lại Campuchia gần 10 năm để giúp đỡ nhân dân Miên tái thiết đất nước để họ có thể khôi phục lại cuộc sống bình thường. VN cũng giúp xây dựng một hệ thống chính quyền và một lực lượng quân sự có thể ngăn sự trở lại của Khmer Đỏ. VN đạt thành tựu đáng kể ở Campuchia đặc biệt khi so sánh với Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam, Iraq và Afghanistan.

HỎI: Hành động của VN được xem như là xâm lược Campuchia. Đây có phải là vì hệ thống tuyên truyền của VN không được tốt mấy?

ĐÁP: VN rất nhạy cảm với việc sử dụng từ “xâm lược” vì nó ngụ ý hành động của VN là hành vi xâm chiếm (aggression), do đó là bất hợp pháp theo luật quốc tế. Chữ xâm lược (invasion) cũng có nhiều ý nghĩa phi-pháp-lý (non-legal) như tấn công, xâm phạm, đột kích, xâm lăng, v.v. (non-legal meanings such as assault, incursion, raid, offensive, etc).

Hãy xem xét cách đưa tin trên truyền thông thế giới nhân kỷ niệm 70 năm D-Day (họ hay dùng từ “invasion” mà người Việt cứ cho là “xâm lược” -ND) đánh dấu các nước đồng minh đổ bộ vào bờ biển nước Pháp giải phóng châu Âu khỏi cai trị của Phát Xít. Cùng lúc, VN và Singapore lại dính vào “cuộc chiến từ ngữ” về câu phát biểu của thủ tướng Lý Hiển Long rằng VN xâm lược (invaded) Campuchia. Cũng nên nhớ lại lúc thủ tướng Phạm Văn Đồng công du các nước Đông Nam Á tháng chín và tháng 10 năm 1978; ông cam kết VN sẽ không dùng vũ lực chống lại các nước lân cận. Khi VN can thiệp vào Campuchia tháng 12 năm 1978, nhiều lãnh đạo khối Asean cảm thấy VN đã phản bội lời cam kết của ông Đồng.

Nhưng thực ra, VN dính dáng trong chiến tranh biên giới với Khmer Đỏ đã là vài năm. Sự can thiệp của VN xảy ra vào đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh. Những quốc gia khu vực, như Thái Lan và Singapore, đã không có cảm tình với Việt Nam. Dưới cái nhìn của họ, sự can thiệp của VN vào Campuchia tác động nặng hơn những tội ác của chế độ Khmer Đỏ và quyền tự vệ của VN.

Khi Liên Xô xâm lược Afghanistan tháng 12 năm 1979, cơn hốt hoảng chống cộng đạt đến đỉnh điểm. Trong không khí sặc mùi Chiến tranh lạnh, Việt Nam gặp phải những khó khăn to lớn trong việc giải thích tình cảnh của mình (can thiệp ở Miên -ND).

Trước, VN có những giao lưu hữu nghị với chế độ Khmer Đỏ ngay cả lúc đánh nhau. Sau sự can thiệp của VN, đại sứ của họ ở Liên Hiệp quốc được trích lời đã bảo với các nhà ngoại giao Asean sự chống đối VN “sẽ chỉ kéo dài chừng tuần lễ”. Điều đó đã làm Singapore kiên quyết mang một nghị quyết thường niên ra Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chống lại VN. Các nước Asean khi đó ủng hộ chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân Chủ chống lại VN và Cộng hòa Nhân dân Campuchia (thân VN -ND).

Các nước Asean hy vọng những thành phần không cộng sản trong chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân Chủ, lực lượng Sihanouk và Mặt trận nhân dân giải phóng quốc gia sẽ chiến thắng những thành phân dân tộc Khmer chống VN. Tuy nhiên, dưới sự trợ giúp của TQ, Khmer Đỏ vẫn duy trì là hạt nhân của chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân Chủ.

Rủi ro cho VN, những nỗ lực của mình nhằm phơi bày những tội ác chống lại loài người của Khmer Đỏ chẳng ai thèm nghe cho đến cuộc xung đột ở Campuchia chấm dứt vào tháng 10 năm 1991. Câu chuyện thủ tướng Lý Hiển Long đưa ra vào tháng 5 lại là một câu chuyện bị xuyên tạc (distorted). Ông ta lý giải rằng sự đoàn kết về mặt ngoại giao của Asean đã đem đến thắng lợi ngày ấy và buộc VN phải rút quân khỏi Campuchia, như vậy, đã đặt bối cảnh cho VN gia nhập vào khối Asean.

Thử xem hậu quả thực tế sau đây: Asean bây giờ sẽ như thế nào nếu VN không can thiệp vào Campuchia? Chế độ Khmer Đỏ được TQ hậu thuẫn đang còn nắm quyền. Đông Nam Châu Á lục địa trở thành bất an. VN phải chịu cuộc chiến biên giới với Khmer Đỏ. Những điều kiện cho “đổi mới” đã không chín muồi. Asean đã không có thể mở rộng thành viên.

Bài của Carl Thayer giáo sư danh dự của đại học New South Wales, Canberra, một chuyên gia kỳ cựu về VN. (ngày 27, tháng 9 năm 2019). Nguyễn Long Chiến dịch.