Wednesday, January 17, 2024

BÀI ĐIỂM SÁCH KHÁ HAY.

Cuốn sách China’s Vision of Victory (Trung Quốc, Nhìn về chiến thắng) của Jonathan D.T. Ward, xuất bản tháng 3 năm 2019.

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa bước lên từ sức mạnh đến sức mạnh. Năm nào họ cũng giàu lên, mạnh lên so với thế giới. Lãnh đạo của họ kỳ vọng gì với quyền lực mới nổi của mình?

Trả lời cho câu hỏi “Trung Quốc muốn gì?” thật đơn giản: Trung Quốc muốn bá chủ.

“TQ, Nhìn về chiến thắng”  là câu chuyện truyền kỳ cho một ảo giác phổ biến rằng các nhà lãnh đạo TQ theo đuổi không gì ngoài chuyện đánh bạt bá quyền Mỹ ở Tây Thái Bình Dương – để họ hỉ hả (sated) trở thành một cường quốc thống lĩnh Đông Nam Á.

Mặc dù bày tỏ tham vọng khiêm nhường và hòa bình đối với người nước ngoài, lãnh đạo đảng Cộng sản TQ rõ ràng lan truyền tham vọng của mình thành nước bá chủ đối với người trong nước. Bằng cách dẫn dắt người đọc qua hàng đống tư liệu chính thống, trích dẫn tự do đầy rẫy trong cuốn sách, Ward (tác giả- ND) chỉ trình bày các phạm vi to lớn của những tham vọng này.

Bắt đầu chuyện quân đội Nhân dân TQ (PLA) luôn tự nhận nó là một lực lượng hải quân “trải rộng hai đại dương” (“two-ocean navy”). Nhu cầu về năng lượng đã khiến PLA vươn rộng tới Pakistan, Châu Phi, và những vùng biển tranh chấp biển Đông. Sách trắng nêu rõ tham vọng người TQ phải duy trì theo chiến lược bá chủ không chỉ ở phạm vi Đông Nam Á mà còn ở Châu Phi, Ấn Độ dương, và Nam Thái Bình dương. Lãnh đạo TQ tuyên bố họ có những lợi ích cốt lõi xa tít tận châu Âu, Châu Mỹ la-tinh, Bắc Cực, và những không gian bên ngoài. Đi với những lợi ích về kinh tế là bản đồ những con đường bảo đảm các mối quan hệ hay sự hiện diện của họ ở mỗi vùng.

Đến năm 2050, mục tiêu của TQ có một quân đội không còn là hạng nhì (“second to none”), trở thành trung tâm trái đất về sáng tạo công nghệ, và đóng vai trụ cột một thể chế có cơ sở hạ tầng và thương mãi thật sự của thế giới – một khối kinh tế chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Trong những bài diễn văn và tài liệu, các nhà lãnh đạo TQ gọi đây là tầm nhìn về một tương lai TQ đóng vai hạt nhân, một tương lai mà thể chế Hoa Kỳ dẫn dắt sẽ vỡ vụn, vất bỏ đi – “một cộng đồng định đoạt vận mệnh chung cho nhân loại”.Tham vọng phá tan huyền thoại một tương lai đa cực (multipolar): TQ chiếm vai thống lĩnh, chứ không phải là cùng chia phần miếng bánh (not just a share of the pie).

Tác giả Ward dõi theo tham muốn định hình tương lai toàn nhân loại của TQ (chứ không chỉ là phần Đông Nam Á) bằng câu chuyện như huyền thoại quốc gia, được giảng dạy cho học sinh toàn nước. Theo câu chuyện đó, TQ ngày xưa là trung tâm thế giới; TQ là mẹ đẻ ra các phát minh, cái nôi của sự giàu có thế gian, và là ngọn hải đăng của nền văn minh.

Đây là vai trò của TQ trong trật tự thế giới – một vai trò bị ngăn trở bởi “một thế kỷ tủi nhục” (“century of humiliation”) giữa các cuộc chiến tranh Nha Phiến và Đệ Nhị Thế Chiến, lúc TQ bị đọa đày dưới bàn tay cường quốc ngoại bang. Nhưng bây giờ, thời đại đọa đày đã chấm dứt. Theo các nhà lãnh đạo, vận mệnh TQ là phải lấy lại chỗ đứng tự nhiên, như trước đó từng là lực lượng dẫn đầu nền văn minh nhân loại. Đây cũng là một câu chuyện quen thuộc của các chuyên gia TQ và là câu chuyện phù hợp với đảng Cộng sản, lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để duy trì quyền lực.

Tuy nhiên, Ward (tác giả) nhấn mạnh nhiều lần sự phổ biến lý tưởng “quốc gia hồi sinh” (“national rejuvenation) bên ngoài đảng. Ông ta viết: “Quần chúng nhân dân TQ đón nhận ý thức về vận mệnh này. Nhưng đây không phải chỉ cái nhìn của một mình đảng Cộng Sản. Đây là cái nhìn nằm trong trọng tâm của một TQ hồi sinh – lý do không biết bao công dân và những người yêu nước TQ hy sinh cuộc đời mình – một lý do đảng Cộng Sản duy nhất đã biểu lộ”.

Nhưng nhiều vấn đề với cuốn sách nổi lên. Niềm xác quyết của Ward rằng đảng Cộng Sản không phải là động lực đằng sau những ưu tiên về chính sách ngoại giao của TQ đã dẫn đến những nguồn tư liệu làm yếu đi luận điểm của mình.

Ward rắc những chất gia vị vào sách bằng những mẩu chuyện ông có được với những người bán buôn ở phố Thượng Hải và những tài xế xe tải ở Thanh Hải. Ông thêm vào những câu chuyện này bằng những đoạn trích dịch trong sách Tàu và những lời của các nho sĩ (think tank) hỗ trợ cho những nhận xét mở rộng của mình về người TQ. Nhưng TQ lại mênh mông. Nếu nhìn kỹ, cuối cùng quý vi sẽ thấy một người TQ sẽ muốn nói cái quý vị cần họ nói. Ward không có cách nào chứng minh mình không khỏi “cởi ngựa xem hoa” (Ward has no way to prove he has not cherry-picked).

Vấn đề gây rắc rối một phần cuốn sách đề cập về “một hệ thống các nước chư hầu” (“tributary system”) xưa , theo đó, các nước phụ thuộc như Triều Tiên đã thường xuyên triều cống để đổi lấy sự che chở, với giả định còn tranh cãi là nền ngoại giao nhà Minh và nhà Thanh cho chúng ta một quan điểm rõ ràng về những ý định của người TQ. Ward dựa vào một mô thức của hệ thống chư hầu triển khai đầu tiên những thập niên từ 1940. Mô thức bị hầu hết các nhà sử học nghiên cứu vấn đề này ngày nay phản bác. Trong khi người ta hoan nghênh Ward về luận cứ rằng sự đồng thuận lịch sử đương đại là lầm lẫn, vấn đề quan trọng không phải là các nhà sử học phương tây tin tưởng cái gì về thuật trị nước của Tàu xưa, nhưng là những bộ óc của Trung Nam Hải , nơi ở của lãnh đạo đảng, tin tưởng cái gì về quá khứ đất nước và những liên hệ của nó đến tương lai. Ward chẳng có cái gì để nói về điều này.

Nơi này nơi kia, Ward càng rời xa những phát ngôn chính thống, những sách trắng, những luật pháp, và những tuyên bố của đảng Cộng Sản, ông càng dễ dàng bị các nhà phê bình công kích khi không chuẩn bị đối mặt thực tại mà những tài liệu này phơi bày ra. Tuy nhiên, ở đây, có một vấn đề nghiêm trọng hơn trong nhận thức một thách đố mà sức mạnh đang lên của TQ đưa ra, theo những thuật ngữ thuần túy trong nước. Vấn đề ẩn dấu đưa ra trong suốt cuốn sách của Ward là không rõ Hoa Kỳ có nên thừa nhận cái nhìn chiến thắng của TQ hay không.

Người Mỹ có thể sống trong một thế giới mà người TQ có một nền kinh tế lớn nhất, một nền tảng công nghiệp rộng nhất, một quân đội hùng mạnh nhất, và có những trung tâm phát minh công nghệ và khoa học hạng nhất? Về mặt kỹ thuật, có thể. Hoa Kỳ là một quốc gia có vũ khí hạt nhân chẳng có kẻ thù nào ở gần. Nó được bao bọc hai bên bằng hai đại dương mênh mông và trực tiếp kiểm soát các phương tiện đi đến lục địa bắc Mỹ. Nó có một dân số đông đảo, việc di dân được kiểm soát tốt. Trong thời gian khủng hoảng, Hoa Kỳ có thể hoàn toàn dựa vào nguồn lực nội tại để lo cho dân mình cái ăn, cái mặc, cái giữ ấm. Không một quốc gia nào khác được có một cánh tay đắc lực đến thế. Ngay cả một Trung Quốc khống chế quân sự, kinh tế ở Âu Á, châu Phi hay châu Mỹ la-tinh cũng không thể gây đe dọa địa chính trị như thế đối với đất Mỹ.

Với nhiều người Mỹ, lặng lẽ nhường chiến thắng cho những người Tàu có thể là cái giá chấp nhận được cho việc ngăn ngừa hàng thập kỷ đứng bên miệng hố chiến tranh nguyên tử (ý nói tới chiến tranh lạnh – ND)

Nhưng cái logic này cũng có vấn đề của nó. Nó tránh trớ cái nguyên do căng thẳng quyết định trong quan hệ Trung-Mỹ. Các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản tin họ đang mắc kẹt trong cái mà Tập Cận Bình gọi là sự “đấu tranh khốc liệt…trong phạm vi ý thức hệ” với phương Tây. Họ xác quyết rằng đấu tranh ý thức hệ sẽ đe dọa sự hiện hữu của đảng, gây nguy hiểm cho con đường phục hưng quốc gia. Họ mô tả những sử gia, các nhà nghiên cứu, những kẻ bất đồng, và những cơ quan báo chí tiếng Hoa ở các nước Úc, Đức, và Mỹ là những hiểm họa không khác chi những gì mà bộ chỉ huy Mỹ ở Ấn Độ -Thái Bình Dương có thể tống vào họ. Đó là những động lực chính đằng sau những gì đang được gọi là những hoạt động “can thiệp” và “tạo áp lực” ở những nước phương Tây.

Đây là một điểm mù trong phân tích của Ward: Cụm từ “Mặt trận thống nhất” (một cái tên ưa thích của đảng về những tổ chức tập họp hay khiến người dân phục vụ những mục tiêu của đảng) lại không xuất hiện trong cuốn "TQ, Nhìn tới chiến thắng". “Những chiến dịch tạo áp lực” hiện ra hai lần, với sự giải thích những chiến dịch này là “nhằm xuyên tạc diễn ngôn của đất nước về TQ và hạn chế hành động chống Bắc Kinh”. Giới hạn những chiến dịch này thuần túy về ngữ nghĩa địa chính trị đã diễn dịch sai lệch thách thức mà chúng tạo ra. Những chiến dịch này không những định hình những suy nghĩ của tầng lớp tinh hoa chính sách đối ngoại mà còn kiểm soát và cưỡng ép những người thù địch của chế độ cộng sản sống ở ngoài biên giới TQ.

Họ là phần của cùng một nỗ lực dẫn tới thắt chặt kiểm duyệt; đẩy mạnh đàn áp các công ty luật, các cơ sở truyền thông, và các tổ chức tôn giáo; đưa hơn triệu người Duy Ngô Nhỉ tới các trại tập trung bên trong TQ. Những chiến dịch gây áp lực như thế được nhắm tới những người thù nghịch mà lãnh đạo TQ sợ hãi nhất: những người tạo ra đe dọa ý thức hệ, chứ không phải địa chính trị, đối với đảng Cộng Sản. Những người này là những thế lực thù địch đe dọa sự an nguy của chế độ cộng sản, nhiều người trong số đó – từ những người theo đạo Thiên Chúa và Duy Ngô Nhỉ trốn khỏi bức hại tôn giáo đến những người Đài Loan, Hồng Kông, và những người dòng dõi TQ khác, cả gan dám tưởng tượng ra tương lai  cho dân tộc mình – đang sinh sống ở Mỹ. Khi những nhóm người này còn an toàn tập họp và tự do lên tiếng trong nước Mỹ thì Hoa Kỳ sẽ bị xem như mối đe dọa cho quốc gia-đảng trị TQ. Những nỗi sợ tương tự cũng đã dẫn đến việc Bắc Kinh đòi hỏi “thề bồi ý thức hệ” của những ai vay nợ họ. TQ không đòi hỏi khách hàng của mình thay đổi thể chế chính trị nhưng bóp nghẹt những chỉ trích chủ nghĩa cộng sản TQ trong biên giới nước mình.

Do vậy, các lãnh tụ các nước có đa số dân theo Hồi giáo tưởng là niềm tin tôn giáo của họ không bị đàn áp ở Tân Cương, và chính phủ Thái làm ngơ cho an ninh TQ bắt cóc những người bất đồng trong lãnh thổ họ. Giới lãnh đạo TQ không bắt buộc hành động tương tự từ Hoa Kỳ lý do vì họ không đủ quyền làm thế.

Điều chỉnh những tham vọng địa chính trị của người TQ tương đối dễ dàng. Làm nhẹ đi những bất an về ý thức hệ của giới tinh hoa Cộng Sản đòi hỏi những thay đổi to lớn đến nền chính trị và xã hội Hoa Kỳ.

Ward hỏi người đọc họ có muốn sống trong một thế giới nơi TQ là một cường quốc kinh tế quân sự siêu hạng. Đó là câu hỏi hay, nhưng câu hỏi khó nhất có thể là chúng ta có sẵn lòng hay không, sống trong một thế giới, nơi một cường quốc kinh tế quân sự khống chế, được điều khiển bởi một chế độ bất ổn mà những lãnh đạo của họ tin rằng những biện pháp toàn trị tương tự, được sử dụng trong xã hội của họ phải được đem ra để theo dõi, cưỡng bức, và hủy hoại những kẻ thù địch đó ở bên ngoài.

Giá trị Mỹ không thể tồn tại nơi những người sở hữu sức mạnh như thế, xem thể chế và xã hội dân sự Hoa Kỳ như là một hiểm nguy mang lại bất ổn.

Cuốn sách “Trung Quốc, nhìn tới chiến thắng” đặt câu hỏi cho độc giả xem xét những tham vọng giới tinh hoa TQ. Tuy nhiên, để khắc họa một chính sách có chiều sâu, chúng ta nên khôn ngoan, quan tâm nhiều đến những nỗi sợ hãi của họ.

Bài của TANNER GREER

Nguyễn Long Chiến dịch.