(Vietnam’s Hidden Debts to China Expose its Political Risks)
- Dù gánh nợ TQ của VN không nhiều bằng vài nước lân cận, vẫn còn đó, nỗi lo cho các quan chức đảng cộng sản ở Hà Nội
VN nổi tiếng tránh né Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) nhưng là nước nhận trên 16,3 tỷ từ dự án này của TQ từ năm 2000 đến 2017. Một báo cáo mới về chương trình hỗ trợ kinh tế của TQ làm sáng tỏ về VN và cho thấy nước này đang gia tăng gánh nợ với TQ ngoài điều từng nghĩ, tạo ra nguy cơ chính trị, ảnh hưởng đến quyết sách của VN đối với láng giềng phương Bắc, vốn hay bắt nạt và đe dọa.
385 TỶ MỸ KIM NỢ KÍN:
Báo cáo mới đây của AidData về các hạng mục cho vay và hỗ trợ ngoài nước của TQ cho thấy, tổng số nợ 385 tỷ chưa báo cáo hoặc báo cáo chưa đủ. Số liệu xem xét 13.000 dự án TQ góp vốn tương đương 843 tỷ đô la ở 165 nước, tính từ 2000 đến 2017. Trong khi số liệu bao gồm nhiều dự án không thuộc BRI, công bằng mà nói TQ cho vay và viện trợ không hoàn lại tăng lên ngoạn mục khi sáng kiến Vành đai và Con đường khởi động năm 2013. AidData cho thấy từng chính phủ “báo cáo chưa đầy đủ khoản nợ thực sự tiềm ẩn với TQ, mức độ tương đương 5,8 phần trăm GDP mỗi nước”.
Gánh nợ vì đâu mà quá lớn? AidData cho thấy TQ ít để ý đến vay ân hạn, và ngay cả cho vay cũng không dựa vào các quốc gia chủ quyền (sovereign states). Thay vào đó, “gần 70% vốn cho vay nước ngoài của TQ nhắm vào các công ty, ngân hàng, cơ chế đặc thù, liên doanh thuộc sở hữu nhà nước và các tổ chức thuộc tư nhân ở những nước nhận vốn” mà không nhắm vào người vay có quyền lực nhà nước: nghĩa là các tổ chức chính phủ trung ương.
Tại sao điều này quan trọng?
Một là, TQ cho vay không hề rẻ. Thực sự, tiền cho vay trung bình của họ có lãi suất trên 4%, gần gấp bốn lần lãi suất cho vay của Nhật Bản hoặc của EU.
Hai là, TQ yêu cầu mức độ thế chấp cao, hoặc bằng tài sản, hoặc bằng tiền trong tài sản ký quỹ mà TQ kiểm soát được. Vì vậy, chúng tôi từng thấy giao dịch hoán đổi nợ lấy cổ phần ở Sri Lanka và Lào. Trong lúc ấy, ngay cả TQ không muốn đối đầu với một chính phủ sở tại nếu khoản nợ không thanh toán, Bắc Kinh không ngần ngại việc để các công ty quốc doanh của họ thu giữ tài sản của đối tác nước ngoài. Lấy ví dụ, một công ty quốc doanh TQ chiếm giữ một số mạng lưới điện của Lào khi công ty quốc doanh nước này không thanh toán nổi nợ tiền xây đập thủy điện.
Và, nợ TQ thì bao la: 42 nước đang phát triển, kể cả bốn nước ở Đông Nam Á (Lào, Brunei, Campuchia, và Myanmar) đều lãnh món nợ vượt quá 10% GDP nước mình”. ¬
VIỆT NAM Ở ĐÂU?
Tình hình thật rát ruột đối với VN, nước đứng thứ tám nhận khoản vay Dòng chính khác của TQ (OOF - Chinese Official Other Flows) từ năm 2000-2017. Cả thảy, VN vay 16,35 tỷ Mỹ kim, đứng thứ hai sau Indonesia ở Đông Nam Á và là nước đứng thứ 20 nhận vốn ODA ưu đãi của TQ, chỉ 1,37 tỷ. Mặc dù vậy, VN từng nghi ngại sáng kiến BRI, và đến giờ, không thấy có dự án nào chính thức có tên BRI nằm trong lĩnh vực công.
Tăng trưởng kinh tế gần đây của VN thật ngoạn mục, từ 2000 đến giữa 2021 đều dương từng quý cho đến khi thành phố HCM, đầu tàu kinh tế cả nước, phong tỏa vì Covid-19. Khi VN chuyển sang tiếp nhận sản xuất vì các công ty, các nước rời khỏi TQ, hạ tầng cơ sở là trở ngại lớn nhất của họ.
Theo the Global Infrastructure Hub (Tâm điểm cơ sở hạ tầng toàn cầu), nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam ước tính khoảng 605 tỷ đô la từ năm 2016 đến năm 2040. Khi Việt Nam trở nên giàu có hơn, hỗ trợ phát triển và cho vay ưu đãi song phương và đa phương đã tăng hết đỉnh. Nhu cầu rất lớn, Việt Nam phải huy động các nguồn tài trợ nước ngoài, trong bối cảnh các dự án hợp tác công tư, xây dựng - chuyển giao ngày càng khó khăn và ngân sách nhà nước hạn hẹp.
BRI có tiềm năng giúp Việt Nam giải tỏa cơn khát vốn, và Hà Nội công khai tán thành. Vào tháng 11 năm 2015, hai bên đồng ý mở rộng thương mại song phương, đặc biệt là thương mại biên giới, vì miền Bắc Việt Nam trở thành một phần trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Hai bên cũng đã đồng ý thúc đẩy, mặc dù không liên kết, BRI của Trung Quốc và chiến lược phát triển Hai hành lang và Một vành đai Kinh tế năm 2004 của Việt Nam. Vào tháng 11 năm 2017, Việt Nam và Trung Quốc ký biên bản ghi nhớ (MoU) về việc thực hiện chung BRI và Hai hành lang và Một vành đai kinh tế của Trung Quốc, bên cạnh việc thành lập một nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và một nhóm công tác hợp tác tài chính và tiền tệ. Lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đã tham dự cả hai diễn đàn BRI vào năm 2017 và 2019.
Nhưng ở chỗ riêng tư, lãnh đạo và các nhà làm chính sách đều bày tỏ hồ nghi. Biên bản ghi nhớ (MoU) vì một lý do nào đó phần nhiều chẳng được thực thi.
Trước hết, như đã nói, vốn vay TQ không hề rẻ. Lấy ví dụ, vốn vay ODA của họ có lãi suất rất cao, trung bình 3% một năm. Cái này khá cao so với Nhật Bản (0,4 đến 1,2%), Nam Hàn (0 đến 2%) hoặc Ấn Độ (1,75%).
Các khoản vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc tương tự như tín dụng xuất khẩu, có điều kiện là nước nhận đầu tư phải tuân theo một số yêu cầu liên quan đến dự án, việc tiếp nhận các nhà thầu Trung Quốc, cùng với các điều khoản vay kém hấp dẫn so với các nhà tài trợ khác. Nhiều trường hợp, điều này làm chi phí thực tế của khoản vay cao hơn nhiều so với giá trị thực trong trường hợp nếu có đấu thầu rộng rãi và cạnh tranh. Hơn nữa, các khoản vay của Trung Quốc phải chịu phí cam kết 0,5% cộng thêm phí quản lý 0,5%. Thời gian cho vay (15 năm) và thời gian ân hạn ngắn (5 năm) so với các bên cho vay khác.
Thứ hai, các khoản vay của TQ luôn đi kèm hàng loạt điều kiện, gồm thiết kế và quản lý phải do doanh nghiệp nhà nước TQ đảm trách, phải mua công nghệ TQ, sử dụng lao động TQ, nhiều người chẳng trở về nước họ, tạo nỗi bất bình cho dân sở tại.
Thứ ba, các công ty Trung Quốc khét tiếng về sự chậm trễ, thiếu minh bạch, đội chi phí, hủy hoại môi trường, chất lượng xây dựng kém và chi phí bảo trì cao. Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội, dự án trị giá 866 triệu USD, là ví dụ mới nhất về một dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trở nên tồi tệ và là cội nguồn ác cảm trong công chúng.
Thật vậy, trong báo cáo của AidData, Việt Nam là quốc gia thứ năm chậm trễ trong việc hoàn thành các dự án do Trung Quốc tài trợ, trung bình 1.783 ngày (4,9 năm) cho mỗi dự án. Trong số 10 quốc gia có các dự án cơ sở hạ tầng BRI công khai liên quan đến “các vụ bê bối, tranh cãi hoặc bị cáo buộc vi phạm”, Việt Nam đứng thứ 4, với 5 dự án trị giá 2,75 tỷ USD.
Ý MUỐN CHÍNH TRỊ
Tại sao Hà Nội lại tiếp tục tìm đến vốn vay TQ? Một phần là vì toan tính chính trị, họ hy vọng cột chặt vào TQ sẽ hạn chế thái độ bắt nạt và lấn áp của Bắc Kinh.
Hà Nội không bày tỏ sự lo lắng tới công chúng về việc mắc vào “bẫy nợ” Trung Quốc. Nợ của họ vẫn có thể kiểm soát và nền kinh tế đang phát triển đủ để trả các khoản vay. Không giống như Lào, Việt Nam có rất nhiều nguồn vốn.
Nhưng mối lo của VN rõ ràng ổn thỏa. Hà Nội hạn chế nợ “chính phủ” (sovereign debt)) với TQ. Họ khuyến khích các cam kết “phi chính phủ” (non-sovereign), thậm chí các công ty tư nhân, mục đích giảm thiểu rủi ro chính trị.
Về mặt tuyệt đối, Indonesia nhận nhiều nhất vốn vay ở Đông Nam Á, tình trạng VN có vẻ đáng lo hơn về mặt tương đối. Đang còn thấp, nợ “chính phủ” và và nợ OOF của VN so với GDP còn thua Lào, Miên, và Miến.
Trừ phi VN có thể trang trải món nợ vay của TQ, thậm chí với mức lãi suất cao ngất ngưởng, "kẻ xiết nợ" mới không đến gõ cửa. Nhưng nếu hắn đến và gõ cửa, lãnh đạo Hà Nội chắc sẽ “lãnh chưởng” (an enormous backlash) của những công dân yêu nước quá khích (nationalist citizens) - những người chẳng bao giờ tin TQ.
Đây mới là nguy cơ chính trị thực sự cho Hà Nội.
Bài của Zachary Abuza và Phuong Vu. October 08, 2021 đăng trên The Diplomat.
Nguyễn Long Chiến dịch theo https://thediplomat.com/.../vietnams-hidden-debts-to.../