(New Biden era of confrontation in the South China Sea)
Trung Quốc không phải chờ lâu để trắc nghiệm quyết tâm từ chính phủ mới của Mỹ muốn duy trì vai trò vượt trội của họ trong vùng biển tranh chấp.
Mọi thứ đều quy về một mối, sẵn sàng cho một giai đoạn đối đầu mới, dưới chính quyền vừa nhậm chức Joe Biden.
Hôm thứ tư, Bắc Kinh cho biết, họ triển khai đội chiến đấu cơ, bay vào không phận Đài Loan tuần qua, ngầm “cảnh cáo ” “thế lực nước ngoài”, xa gần dằn mặt Hoa Kỳ.
Cùng ngày, bộ ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố, hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Phi (năm 1951) “sẽ áp dụng khi có nước nào tấn công vũ trang vào quân đội Phi, vào tàu bè hay máy bay công cộng, ở Thái Bình Dương, bao gồm cả khu vực biển Đông”.
Các hành động mới đây của TQ dấy lên nguy cơ những cuộc tấn công vũ trang như vậy đối với những nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.
Ngày 22, tháng 1, quốc hội nhân dân TQ thông qua luật Hải cảnh, lần đầu tiên cho phép Lực lượng hải cảnh khai hỏa vào tàu thuyền nước ngoài ở”vùng biển TQ tuyên bố chủ quyền” – có nghĩa là biển Đông.
Dự thảo trước đó, trong luật hải cảnh mới thông qua, kêu gọi lực lượng này sử dụng “mọi phương tiện cần thiết” để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của TQ trong vùng biển Bắc Kinh tuyên bố của họ.
Luật hải cảnh đặc biệt cho phép lực lượng Hải cảnh “sử dụng mọi biện pháp cần thiết, kể cả sử dụng vũ khí khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền, và quyền tài phán bị xâm hại bởi các tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài trên biển Nam Trung Hoa (biển Đông)”
Đường lưỡi bò;
Luật còn cho phép lực lượng Hải cảnh được quyền lên tàu và lục soát tàu bè nước ngoài, nổ súng vào tàu nào gây đe dọa, thậm chí phá hủy các công trình dân dụng và quân sự của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền, trên các thực thể lãnh thổ đang tranh chấp trong vùng.
Động thái này là một phát súng rõ ràng đối với các quốc gia láng giềng vốn đang âm ỉ tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Nó cũng gửi cảnh báo tới Mỹ, quốc gia gần đây đã tăng cường hoạt động tự do hàng hải (FONOP) ở vùng biển đang tranh chấp.
Đường chín đoạn" (tức Lưỡi bò) rộng lớn của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chiếm trên 80% biển Đông, trải dài tới các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Philippines, Malaysia và thậm chí cả Indonesia.
Mới đây, Trung Quốc công bố các đợt tập trận quy mô lớn mới ở vùng biển tranh chấp, vài ngày sau khi đội tàu tác chiến Mỹ, dẫn đầu là tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, tiến hành lưu thông tự do mới nhất ở Biển Đông.
Đội ngũ mới nhận chức của Biden đã báo hiệu, tiếp tục cam kết lập trường cứng rắn của chính quyền tiền nhiệm Donald Trump tại các vùng biển tranh chấp ở châu Á, thông qua việc triển khai mở rộng hải quân, cung cấp sự hỗ trợ cho các đồng minh và đối tác trong khu vực.
Trong buổi điều trần tuần qua, bộ trưởng ngoại giao Mỹ, Antony Blinken, trấn an các nhà lập pháp, vai trò phối hợp dẫn đầu thế giới của Mỹ, tuyên bố “sự lãnh đạo của Mỹ vẫn còn quan trọng”, và “sự thật là thế giới đơn giản không thể tự họ tổ chức được”.
Trong cuộc điện đàm khá dài với bộ trưởng ngoại giao Philippines, ông Blinken “tái xác định, liên minh mạnh mẽ Mỹ-Phi rất quan trọng đối với vùng Ấn Độ- Thái Bình Dương tự do và mở rộng”.
Tàu sân bay phụ trách khu vực biển Đông Ronald Reagan.
Bộ trưởng Blinken còn nhấn mạnh, Hoa Kỳ bác bỏ tuyên bố chủ quyền hàng hải ở biển Đông, vượt quá vùng TQ được phép tuyên bố, theo Hiệp định Luật biển 1982, phản ảnh đúng đường lối cứng rắn từ chính quyền mãn nhiệm của tổng thống Trump.
Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Blinken.
Đồng thời, TQ nhận thấy ngay, không đợi lâu, mức sẵn sàng và sự cam kết duy trì vị thế vượt trội của Mỹ, một cường quốc quân sự trên biển.
Lực lượng Hải cảnh có thể sớm nhận lãnh vai trò tiên phong trong sự thách thức đó. Trên 10 năm qua, lực lượng này thực hiện các cuộc hải hành trên cái gọi là “vùng xám” của Bắc Kinh trong các vùng tranh chấp. Mang danh nghĩa, tàu “vỏ trắng”, một tổ chức thực thi pháp luật dân sự, lực lượng Hải cảnh hoạt động dưới sự chỉ huy của Hải quân nhân dân TQ.
Với một số tàu vũ trang lớn nhất thế giới, lực lượng Hải cảnh còn đóng vai trò hộ tống lực lượng Dân quân biển của Trung Quốc, từng tràn ngập và quấy rối các quốc gia tranh chấp biển Đông trong những năm gần đây.
Tuần dương hạm “Quái thú” trọng tải 12 ngàn tấn, còn lớn hơn chiếc khu trục hạm lớp Arleigh Burke lẫn tàu tấn công lớp Ticonderoga của Mỹ, hai lớp tàu có trang bị tên lửa dẫn đường.
Trong hội nghị Đối thoại Shangri-La, 2019, bộ trưởng quốc phòng Malaysia hồi đó than vãn: “ Đúng, tàu nước chúng tôi chẳng thấm gì với tàu Hải cảnh TQ, nhưng thật sự thì tàu của họ lớn hơn tất cả các tàu hải quân các nước vùng Đông Nam Á”.
Từ tháng 12 năm đó, Malaysia đối đầu với TQ khi nước này quyết định đưa tàu khoan dầu vào vùng biển mà Bắc Kinh cho là của họ ở biển Đông.
Đội tàu của lực lượng Hải cảnh liên tục quấy nhiễu nỗ lực của Malaysia đơn phương khai thác nguồn nguyên liệu ở vùng biển phía Bắc, chồng lấn với đường chín đoạn (Lưỡi bò) của Bắc Kinh. Lực lượng này còn va chạm dữ dội với tàu đánh cá Việt Nam trong khi còn chiếm đóng, tạo chuyện đã rồi, bãi cạn Scarborough, Philippine tuyên bố chủ quyền.
Tàu hải cảnh TQ;
Việt Nam. Philippines, Malaysia, Đài Loan còn duy trì các cơ sở dân sự và quân sự tiên tiến đáng kể trên một số đảo của quần đảo Trường Sa.
Nếu được thực thi, chiếu theo luật mới, lực lượng Hải cảnh sẽ sớm dây vào các cuộc chạm trán quân sự trực tiếp với các nước có tuyên bố chủ quyền, chắc hẳn sẽ lôi kéo quân đội Nhân dân TQ, lực lượng hải quân Hoa Kỳ vào đụng độ trên biển bất cứ lúc nào.
Thời điểm ban hành luật mới đầy khiêu khích, thông qua hôm 22 tháng 1, cũng rất là lạ, khi nó xuất hiện chỉ một tuần sau khi bộ trưởng ngoại giao TQ, Vương Nghị, đi thăm hữu nghị các nước Asean như Myanmar, Indonesia, Brunei, và Philippines (hai ngày cuối).
Trong cuộc viếng thăm của Vương Nghị tại Manila, hai nước nhấn mạnh “các cam kết mạnh mẽ, nhiều mặt nối chặt Trung- Phi”, theo sau các buổi thảo luận về đề xuất các đầu tư nhiều tỷ đô la cũng như sẽ chuyển tới nhiều vắc-xin của TQ chế tạo.
Chính phủ thân Bắc Kinh Duterte lúc đầu tìm cách giảm nhẹ luật Hải cảnh mới. Phát ngôn viên phủ tổng thống: “Chúng tôi hy vọng rằng, không quốc giao nào sẽ làm gì có hại ở vùng biển Tây Philippines để làm xấu đi tình hình”.
Nhưng sự nín lặng khuấy động khi ngoại trưởng Philippines lên tiếng phê phán hơn trong một kháng thư ngoại giao.
Ông bộ trưởng viết trên Twitter hôm thứ tư: “Sau khi cân nhắc, tôi đệ trình phản đối ngoại giao”, rút lại nhận xét ban đầu việc thông qua luật tưởng là nội bộ của TQ là “không phải công việc của chúng tôi”.
Ông bộ trưởng còn viết tiếp trên Twitter: “ Trong khi thực thi luật là việc thuộc chủ quyền - trong điều kiện khu vực có liên quan hoặc đề cập vấn đề đó là biển Đông mở rộng - luật này là một đe dọa chiến tranh rõ ràng đối với nước nào không tuân thủ nó”.
Là một đồng minh ký hiệp ước với Mỹ, Philippines có lẽ được khuyến khích bởi thái độ cứng rắn về TQ của bộ trưởng ngoại giao Blinken và bộ trưởng quốc phòng Mỹ mấy ngày trước.
Nhưng Bắc Kinh chẳng cho thấy dấu hiệu dịu xuống. Họ loan báo các cuộc tập trận quy mô lớn, bắt đầu từ vịnh Bắc Bộ cho tới bán đảo Liễu Châu, phía Tây Nam TQ từ ngày 27 đến ngày 30 tháng giêng, tất nhiên, một lối cảnh báo xa gần đối với chính phủ Joe Biden.
Trung Quốc vẫn chưa công bố thông tin chi tiết về các cuộc tập trận, nhưng rõ ràng, đây là ví dụ mới nhất, siêu cường châu Á đang dương oai diễu võ ở vùng biển lân cận. Có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc thậm chí đang tăng cường gấp đôi sự hiện diện quân sự, ngày càng lớn mạnh, của mình ở Biển Đông, bằng cách nâng cấp các cơ sở quân sự, cũng như điều kiện sống tổng thể cho số lượng lớn binh lính quân đội Nhân dân đóng tại các vùng đất tranh chấp.
Binh sĩ TQ đóng ở bãi Chữ Thập, trung tâm chỉ huy và điều khiển các hoạt động quân sự của Bắc Kinh trong quần đảo tranh chấp nóng bỏng Trường Sa, vừa mới tiếp nhận phương tiện mới, có cả áo quần ngụy trang và vải vóc hiện đại cho thời tiết nóng vùng nhiệt đới.
Một quân nhân nói vui với truyền thông TQ: “Quân phục chiến đấu mới dễ mặc hơn trong điều kiện ở biển Đông. Chúng đem lại hiệu quả huấn luyện cao hơn, làm các hoạt động tuần tra chắc chắn hơn”.
Bài của RICHARD JAVAD HEYDARIAN, 29, tháng 1 năm 2021 trên Asia Times. Nguyễn Long Chiến dịch.