Wednesday, February 7, 2024

LIỆU BỘ TỨ CÓ NGĂN CHẶN ĐƯỢC TRUNG QUỐC?

Quad gồm Mỹ, Ấn, Nhật, Úc là một phần trong kế hoạch của Biden nhằm “bao vây” (contain) Trung Quốc. Nhưng một số chuyên gia lại không chắc như thế.

Chính quyền tổng thống Joe Biden bắt đầu nhiệm vụ trong năm có mục tiêu là tập hợp các đồng minh, nhằm ngăn chặn TQ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ khắp Ấn Độ- Thái Bình Dương.

Hôm thứ sáu, Biden đạt bước tiến xa trong việc lôi kéo các nguyên thủ của Nhật, Ấn, và Úc vào một cuộc họp mặt trực tuyến. Trung Quốc gọi đây là biểu hiện của Tâm lý chiến tranh lạnh độc hại (poisonous).

Mỹ thì nói về Covid, hợp tác kinh tế, khủng hoảng thời tiết; trong khi Ấn bàn về “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng” với ba nước còn lại.

Đường lưỡi bò TQ vẽ trên Biển Đông.

Cái tên Trung Quốc không hề được nhắc tới. Nhưng chính sự trỗi dậy của cường quốc kinh tế và quân sự này là nguồn cơn đưa tới việc hâm nóng đề xuất từ năm 2017. Chính cái sức mạnh của Bắc Kinh làm cho bốn nguyên thủ kia nôn nóng đi tới cuộc gặp thượng đỉnh bốn nước.

Bộ Tứ, hay còn gọi Đối thoại an ninh bốn nước, là một diễn đàn không chính thức, đề cập đến các cuộc gặp thượng đỉnh không thường kỳ, trao đổi thông tin, và diễn tập quân sự. Không giống liên minh quân sự chính thức như Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), người ta coi nó như là đối trọng ảnh hưởng ngày càng lớn, cũng như bị cho là hung hăng, của TQ ở châu Á Thái Bình Dương.

Trong khi bốn thành viên nhấn mạnh đến các mặt vô hại của mối quan hệ, tỷ như hợp tác gần đây về đại dịch corona, khả năng về một liên kết quân sự Bộ Tứ (Quad) đưa ra, không tránh khỏi dòm ngó của Bắc Kinh.

Cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên.

Đô đốc hải quân, chỉ huy trưởng quân đội Mỹ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, gọi tập họp Bộ Tứ là “kim cương của nền dân chủ” trong khu vực. Ông ta còn coi tổ chức này sẽ “xây dựng một cái gì đó to tát hơn”. Davidson nói tiếp: “Không chỉ là an ninh, mà còn là cách chúng ta tiếp cận…kinh tế thế giới, công nghệ cốt lõi như viễn thông và 5 G, sự hợp tác duy trì trật tự toàn cầu. Có rất nhiều thứ còn phải làm về kinh tế và ngoại giao”.

BỐN CHÌA KHÓA CHO BỘ TỨ

Các nhà nghiên cứu ở học viện Hoover, đại học Stanford, và cả cựu bộ trưởng quốc phòng James Mattis, đều có cùng nhận định: Bộ Tứ đóng một vai trò quan trọng trong bốn lãnh vực, ưu tiên là: an ninh hàng hải, an ninh chuỗi cung ứng, công nghệ, và bang giao.

1- An ninh hàng hải: Bộ Tứ có thể điều khí tài hải quân trọng yếu, hỗ trợ hải quân Hoa Kỳ đối phó với việc bùng nổ số lương tàu được đóng của TQ, vốn giúp nước này có đội tàu hải quân lớn nhất thế giới. Đó có thể là hàng không mẫu hạm của Ấn Độ, hay đội khu trục hạm, tàu ngầm tối tân của Nhật Bản.

2- An ninh hàng hóa: Cơ sở sản xuất và nền công nghiệp của nền kinh tế Bộ Tứ phối hợp để chấm dứt lợi thế của TQ trong các lãnh vực cung ứng, ví như dụng cụ y tế, thuốc men, người ta thấy “có vấn đề” trong thời kỳ dịch bệnh.

3- An ninh công nghệ số: Thành viên Bộ Tứ cần tập trung nguồn lực để cung ứng an toàn thông tin, phát triển hệ điều hành mới, mà không cần tới phần cứng hay phần mềm của Trung Quốc chứa nhiều rủi ro.

4- Về bang giao: Các học giả viện Hoover cho biết Nhật, Ấn, và Úc có nhiều ảnh hưởng, quan hệ sâu sắc với các nước cùng Ấn Độ-Thái Bình Dương hơn Mỹ.

Chuyên viên cao cấp viện RAND, Timothy Heath nhận xét: “Nhiều quốc gia trong khu vực, nhất là các nước Đông Nam Á, sẽ hoan nghênh sự hợp tác giữa thành viên Bộ Tứ, nhằm cân bằng sức mạnh với TQ.

Tuy nhiên, chẳng có bảo đảm gì điều này sẽ xảy ra. Nên nhớ, sự hình thành Bộ Tứ lần đầu đã héo hắt, gãy đổ dưới sức ép của TQ vào năm 2007. TQ cho thấy tổ chức này là thách thức bao vây họ, và khả năng Bắc Kinh trả đũa về mặt kinh tế khiến ba nước bạn của Mỹ buộc phải quay lưng, không dám dấn bước.

Các học giả nhận xét, nếu Bộ Tứ cố kìm hãm TQ, chắc chắn Bắc Kinh sẽ đáp trả. Có thể sẽ có nhiều căng thẳng với TQ, tỉ dụ, họ sẽ trả đũa về kinh tế đối với Ấn, Úc, Nhật. Điều này gây khó cho ba nước không phải Mỹ, vì TQ có nền kinh tế lớn hơn mỗi nước.

Ảnh: Mỹ tập trận trên biển.

AN TÂM CHO BẮC KINH

Chuyên gia RAND, ông Heath nhận xét, các khe hở giữa các thành viên Bộ Tứ chính là những chỗ bình yên cho TQ.

Ông nói: “Bộ Tứ vẫn là sự tập họp không chính thức, bộ khung pháp chế quá ít. Theo nghĩa này, đây không phải là NATO châu Á. Thành viên Bộ Tứ có thể chia sẻ quan tâm về TQ, về nhu cầu bảo đảm trật tự pháp luật, nhưng họ cũng không có tiếng nói chung về cái gì cần làm đối với TQ. Ưu tiên thì không giống nhau giữa bốn thành viên. Với Ấn, Ấn Độ Dương là quan tâm của họ trong khi với Úc và Nhật, biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) mới là quan tâm”. Dùng phép so sánh trong thể thao: Bắc Kinh đang kiểm soát nhịp độ trận đấu.

Chuyên gia Heath tiếp: “Nếu TQ dấn bước tấn công các nước khác, chắc Bộ Tứ sẽ biến ngay thành liên minh quân sự mạnh mẽ hơn”. Nhưng nếu TQ tránh đối đầu thì khả năng liên minh quân sự khá thấp. Nhiều người có nhận định như thế.

Tờ Hoàn cầu thời báo của nhà nước TQ bài bác sự nhóm họp bộ Tứ như là “câu lạc bộ tán chuyện tầm phào” (empty talk club) trong một bài tường thuật mới đây. Theo ý các chuyên gia, bài báo ám chỉ, bộ khung cho Bộ Tứ thì mong manh, có tính biểu tượng, cuối cùng chẳng đi tới đâu.

Bài phân tích của Brad Lendon, CNN, ngày 12 tháng 3 năm 2021.Nguyễn Long Chiến lược dịch.

 

Related Posts:

  • CÓ LẼ ĐẪ ĐẾN LÚC THỪA NHẬN Huawei là một mặt trận tình báo của Trung Quốc(Maybe it’s time to accept that Huawei is a Chinese intelligence front) Gã khổng lồ công nghệ bị dính thêm một tai tiếng gián điệp nữa. Thành lập năm 1987 ở phía nam thành phố Thâm Quyến,Công ty công nghệ Huawei chẳng mấy chố...… Xem thêm
  • ĐỊNH HƯỚNG?Cơ quan ngôn luận nào -nhà nước hay tư nhân- cũng đều có định hướng dư luận. Càng tự do ngôn luận càng có nhiều định hướng chứ không phải một định hướng. Đọc chú thích bên dưới (bức ảnh), tưởng ‘vô thưởng vô phạt’, nhưng khôn...… Xem thêm