Cầu cho nhân dân Ukraine kiên cường sẽ không bị thảm họa hạt nhân vì một sa-hoàng quẫn trí.
How Does It End? A Way Out of the Ukraine War Proves Elusive).
Bài của hai tác giả David E. Sanger and Eric Schmitt trên The New York Times, ngày 13 tháng 3 năm 2022.
Hoa Kỳ tiên đoán chính xác chiến tranh Ukraine, cảnh báo sắp nổ ra dù Moscow luôn chối và phương Tây hồ nghi. Có ba kênh thương lượng qua trung gian Pháp, Do Thái và Thổ Nhĩ Kỳ, mới đây là Đức. Cả ba nỗ lực đều chạm phải khối đá của tổng thống Vladimir Putin. Bộ quốc phòng Mỹ hình dung nhiều kiểu xung đột mang lại nhiều cái chết vô ích , sự tàn phá trên một đất nước dân chủ non trẻ; người khác cho là mục tiêu ban đầu của Putin: chiếm giữ những vùng rộng lớn phía Nam, phía Đông, nối với đất liền đến Crimea, sáp nhập 2014.
Và một cái kết thúc đáng sợ, nếu có một nước NATO bị cuốn vào xung đột, tình cờ hay hữu ý. Khả năng đó dễ xảy ra khi hôm chúa nhật tên lửa Nga đánh vào khu vực phía Tây, cách biên giới Ba Lan vài chục km. Nga tuyên bố vũ khí tiếp tế cho quân Ukraine khiến đoàn công voa của họ trở thành mục tiêu dễ bị tấn công; một cảnh báo cho thấy, vũ khí tập kết ở lãnh thổ NATO không có nghĩa sẽ không bị tấn công.
Các quan chức Mỹ và châu Âu đều đồng ý một điểm: Hai tuần qua cho thấy quân đội từng được ca ngợi của Nga tỏ ra lúng túng, hai hay ba tuần nữa sẽ cho biết Ukraine có trụ vững để đi đến một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh hay không. Diễn tiến cơ bản nhất cho đến nay, như thiết lập hành lang nhân đạo, vẫn còn nan giải.
Giờ đây, các quan chức phương Tây lo lắng là Putin sẽ đẩy mạnh tấn công, mở rộng chiến tranh ra ngoài biên giới Ukraine. Họ còn quan ngại ở chỗ riêng tư, Putin có thể chiếm Moldova, một nước rất yếu. Họ còn lo lắng cho Georgia, từng đánh với Nga năm 2008, có thể là một thử nghiệm cho một cuộc xung đột lan rộng. Một khả năng nữa, tức giận vì cuộc tấn công chậm chạp, Putin có thể cậy tới vũ khí khác: hóa học, sinh học, hạt nhân, tin tặc.
Cố vấn an ninh của TT Biden, ông Sullivan, nhắc tới tình huống đánh bom (gần biên giới Ba Lan) hôm chủ nhật: “Một trong các lý do Putin sử dụng chiến thuật cực đoan – như vũ khí hóa học – là vì ông tức giận quân đội của Nga không tiến lên nổi”. Ông cố vấn TT Mỹ còn nói Putin sẽ chuốc lấy “hậu quả nghiêm trọng” mà không nói rõ nghiêm trọng cái gì. Ông nhắc lại, một điều sẽ lôi kéo Mỹ và đồng minh vào chiến tranh nếu một nước trong NATO bị trực tiếp tấn công. Mỹ âm thầm lên phương án đáp trả chiến tranh leo thang, như tấn công mạng vào hệ thống tài chính Mỹ hoặc Putin sử dụng vũ khí chiến thuật hạt nhân trên chiến trường khi ông ta không thể nghiền nát Ukraine.
Mặc cho người Ukraine kêu gọi thêm vũ khí tấn công và nhờ Mỹ can thiệp, ông Biden vẫn quyết tâm không trực tiếp đối đầu với một cường quốc hạt nhân. Ông nói đại ý nếu Mỹ điều máy bay, xe tăng, xe chở quân đến chiến trường, đó sẽ là Thế Chiến thứ III.
NGOẠI GIAO: GIẢI MÃ THÂM TÂM (bottom line) PUTIN
Có hy vọng le lói vào tuần trước khi khởi đầu các cuộc thương lượng về hành lang nhân đạo, và có thể là chuyện ngưng bắn. Phát ngôn viên thân cận của Putin lặp lại, Nga sẽ “ngưng ngay tấn công” nếu Ukraine thay đổi hiến pháp để thành nước “trung lập”, không tham vọng gia nhập NATO, công nhận độc lập cho hai vùng ly khai, và Crimea thuộc Nga.
Tổng thống Zelensky cởi mở nói, ông sẽ thôi chuyện gia nhập NATO vì cho rằng đồng minh phương Tây “không sẵn sàng đón nhận Ukraine”. Khi chẳng nói có chịu đất nước bị “chia cắt” hay không, ông tuyên bố: “Chúng tôi có thể thương thảo để tìm một sự dung hòa cho việc giải quyết vấn đề lãnh thổ này”.
Nhưng không rõ Putin có chấp nhận như thế không. Lãnh đạo các nước như Pháp, Đức, Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không rõ vai trò đóng góp thương thảo của họ tới đâu với Putin khi chiến tranh cứ tiếp tục. Họ thất vọng với sự thành tín của Putin. Ông ta vẫn quyết định chiến tranh. Theo Thứ trưởng ngoại giao Mỹ, chẳng có dấu hiệu gì từ các cuộc thảo luận cho thấy Putin thay đổi. Ông vẫn “quyết hủy diệt Ukraine”. (“intent on destroying Ukraine”).
Các vị lãnh đạo trên đều tham khảo chính phủ Mỹ trước và sau khi nói chuyện với Putin cũng như với ông Zelensky. Hoa Kỳ giữ khoảng cách với Nga vì cho đến nay chưa có quan chức cấp cao nào của hai bên liên hệ nhau.
Hy vọng lớn nhất, quan chức Mỹ và châu Âu cho biết, Putin thấy ra ông phải giới hạn bớt các mục tiêu theo đuổi khi bị trừng phạt kinh tế - đặc biệt là sự sụp đổ của ngân hàng trung ương và viễn cảnh nước này nhanh chóng vỡ nợ trong các nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, liệu Zelensky có đạt thỏa thuận gì với Putin, một điều sẽ gây khó cho Hoa Kỳ: không biết phải gỡ bỏ bao nhiêu trừng phạt Mỹ đã phối hợp với các nước khác trên thế giới.
CHỌN LỰA THAY THẾ: THỜI GIAN LÊ THÊ NẶNG NỀ
Mặc cho khó khăn hậu cần, có vẻ Putin vẫn tăng cường chiến dịch bao vây thủ đô Kyiv và các thành phố lớn. Một viên chức tình báo cấp cao Mỹ cho biết, ngay cả Putin gây sức ép khuất phục Kyiv, lực lượng không quân và bộ binh Nga đang phải đối đầu với quân Ukraine hăng say nỗ lực chiến đấu. Giám đốc tình báo Mỹ cho các nhà làm luật biết sẽ có “vài tuần lễ ảm đạm phía trước”. “Tôi nghĩ Putin đang thất vọng và tức giận". Có thể ông ta sẽ “cố nghiền nát quân đội Ukraine mà chẳng cần để ý dân thường thương vong”.
Thật sự, ngay cả Nga mở rộng tấn công bằng bom, đạn pháo, tên lửa hôm chủ nhật, quân đội hai bên đều cho thấy trận đánh ở Kyiv đúng là đỉnh cao. Trong quá khứ đánh nhau ở Chesnia và Si-ri, Putin cho thấy, không những đánh bom nặng nề vào khu đông dân cư mà còn lấy thương vong dân thường làm đòn bẩy hạ gục kẻ thù. Các quan chức cấp cao Hoa Kỳ cho biết, vài tuần tới sẽ xảy ra trận ác chiến kéo dài, hàng ngàn thương vong cho cả hai bên cũng như số thương vong trong 1,5 triệu người ở lại thành phố.
Lực lượng hai bên đang đọ sức ác liệt với nhau trên từng con phố quanh thủ đô. Quân Nga nhiều hơn quân Ukraine nhưng họ bị phục kích dữ dội bằng hỏa tiễn vác vai do Mỹ và NATO cung cấp.
Giám đốc tình báo quốc phòng cho các nhà lập pháp Mỹ biết, thời gian Kyiv giữ vững rất hạn chế khi ba mặt tấn công của Nga thắt chặt gọng kìm. Ông nói: “Tiếp tế bị cắt, tôi có thể nói, thành phố ở vào thế tuyệt vọng trong vòng 10 ngày hoặc hai tuần”. Một viên chức Mỹ cao cấp giấu tên cho biết, theo phân tích tình báo đáng tin cậy, quân Nga cần hai tuần để bao vây Kyiv và ít nhất một tháng mới chiếm nổi. Đó là với điều kiện không ngừng dội bom, và có thể vài tuần hoặc vài tháng xáp chiến trên từng con phố.
Cựu tư lịnh quân lực phụ trách châu Âu, thống tướng James Tavridis nói: “Nga phải trả một giá rất cao về nhân mạng”. Giá phải trả quá cao ấy sẽ khiến Putin cho hủy diệt thành phố bằng bom, tên lửa, đạn pháo, “tiếp tục một loạt tội ác chiến tranh chưa từng thấy trong thế kỷ thứ 21”.
TỪ BỎ KẾ HOẠCH A, VÀ CHIA CẮT QUỐC GIA
Cuộc tấn công của Nga cho đến giờ này không đạt được các mục tiêu ban đầu của Putin. Nhưng trên chiến trường, ông đến gần với mục tiêu hơn.
Ngoài Kyiv, các thành phố phía Bắc, Kharkiv, Chernihiv và Sumy bị bao vây, hay gần bị như vậy, đang bị pháo kích nặng nề. Tiến bộ ở phía Đông và phía Nam tuy chậm nhưng chắc chắn. Nhưng nó cũng cho thấy một Ukraine bị chia cắt.
Lực lượng Nga vẫn khống chế thành phố Mariupol trong vòng vây và dội bom, sắp chiếm lấy thành phố cảng chiến lược phía Nam này, cùng lúc, một cầu nối trên bộ từ Crimea ở phía Nam tới Donbass vừa bị quân ly khai năm 2014 chiếm giữ. Và nếu Nga chiếm được Odessa, thành phố cảng quan yếu ở Biển Đen, có lẽ là vùng biển còn lại ở hướng đông nam, họ sẽ cắt đứt đường đi quan trọng của Ukraine ra hướng biển.
Các quan chức cao cấp Ngũ Giác Đài nói rằng, vấn đề cốt tử bây giờ là, duy trì sức ép cực lớn lên Nga với hy vọng Putin sẽ giảm bớt tổn thất và giải quyết ổn thỏa cho vùng phía Nam và phía Đông có nhiều người gốc Nga.
Tuy nhiên, các cuộc tấn công của Nga ở phía Tây Ukraine trong hai ngày qua nhấn mạnh quyết tâm tiếp tục kiểm soát toàn bộ lãnh thổ, bắt đầu từ Kyiv. Vẫn còn chưa rõ, Putin lấy lực lượng ở đâu để chiếm giữ Ukraine với cuộc chiến tranh du kích đẫm máu kéo dài nhiều năm.
Nhắc đến mô hình sau cuộc chiến Balkan thập niên 1990, ông Stavridis nói: “Kết cục khả dĩ nhất, thật buồn, là sự chia cắt Ukraine. Putin sẽ chiếm vùng đông nam đất nước, nơi người Nga tập trung nhiều nhất. Phần còn lại đa phần người Ukraine tiếp tục là một quốc gia có chủ quyền”.
KỊCH BẢN TỒI TỆ NHẤT: LEO THANG (CHIẾN TRANH)
Lo sợ hiện nay là cuộc chiến sẽ mở rộng.
Càng đánh nhau về hướng tây, càng có khả năng một hỏa tiễn bay lạc vào lãnh địa NATO hoặc Nga bắn rơi một máy bay của NATO.
Putin quen sử dụng vũ khí hóa học với các đối thủ chính trị và những người đào thoát, và có thể ông ta có khuynh hướng sử dụng lần nữa. Sử dụng vũ khí hạt nhân chiến trường sẽ đi quá giới hạn, hầu hết quan chức Mỹ tin rằng, ngay cả Putin cũng không làm, trừ phi ông ta phải đối mặt sự bí bách phải rút quân. Nhưng khả năng kích hoạt vũ khí hạt nhân được bàn luận rất nhiều trong hai tuần gần đây hơn rất nhiều năm trước.
Cuối cùng, là các cuộc tấn công mạng, lạ lùng không thấy có trong cuộc xung đột cho đến nay. Đây là đòn trả đũa hiệu quả nhất Putin sẽ dành cho Mỹ vì đã gây họa cho nền kinh tế Nga.
Cho đến nay, không có quy chuẩn nào đưa ra cho các phi công Mỹ và Nga áp dụng như hồi ở Si-ri, ví dụ, để ngăn chặn một cuộc chạm trán tình cờ. Putin hai lần ám chỉ kho hạt nhân của mình, nhắc nhở thế giới, nếu cuộc chiến không như ý ông muốn, ông ta có loại vũ khí khủng vô cùng đáng sợ để đưa vào cuộc thư hùng.
Nguyễn Long Chiến lược dịch từ https://www.nytimes.com/.../russia-ukraine-us-endgame...