(Where to now for Vietnam after Trong?)
Nhiều sự kiện của năm qua hé lộ các xu hướng chính, lâu dài trong chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam. Đất nước này sẽ ít còn song hành với Trung Quốc. Thập niên tới, có lẽ lần đầu tiên, VN không còn một lãnh đạo bảo thủ kể từ thời chấm dứt chiến tranh lạnh, nhưng các vị lãnh đạo sẽ tiếp tục đề cao mô hình nhà nước kiểu lê-ni-nít (toàn trị).
Dù tiếp xúc nhiều, đi lại nhiều với TQ, việc nhiễm Covid-19 ở VN thuộc một trong những nước có tỷ lệ thấp nhất thế giới. Kiềm chế dịch bệnh giúp kinh tế VN tăng trưởng chừng 2,9 % năm 2020, cao hơn tỷ lệ của TQ là 2,3%, trong lúc toàn cầu suy thoái, hầu hết các nền kinh tế khác đều co cụm.
Trong điều kiện đầu tư và giờ làm việc ít lại, tăng trưởng GDP chủ yếu nhờ tăng năng suất, phần nào phản ánh sự chuyển đổi kỹ thuật số có tốc độ chóng mặt ở VN. Chính quyền VN nhận ra chuyển đổi kỹ thuật số là chìa khóa đưa đến hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Đại dịch biến khẩu hiệu này thành khẩn thiết.
Năm 2020, 13.000 doanh nghiệp mới tham gia vào 45.000 doanh nghiệp trong nền kinh tế kỹ thuật số nở rộ (budding) của VN. Theo một phân tích về 90 nền kinh tế, Việt Nam – cùng với Azerbaijan, Indonesia, Ấn Độ, và Iran – chỉ đứng sau Trung Quốc, trong nỗ lực thúc đẩy cách mạng kỹ thuật số.
Trong khi minh bạch và năng lực là yếu tố chính trong các biện pháp đối phó đại dịch Covid, các nhà lãnh đạo VN lại không muốn áp dụng chúng vào các mặt điều hành khác. Vì muốn duy trì một quốc gia toàn trị (lê-nin-nít), họ sợ sự minh bạch và e dè giới trí thức.
Khi giới chóp bu đang chọn lãnh đạo mới trong cuộc đua ở đại hội đảng lần thứ 13, thông tin về các tân lãnh đạo được liệt vào hàng “tối mật”. Ở đại hội, đảng CSVN từ khước việc đề cử anh hùng chống dịch, phó thủ tướng Vũ Đức Đam, vào bộ chính trị. Đại hội cũng miễn trừ giới hạn tuổi 65 lần thứ ba, đặc cách cho tổng bí thư bảo thủ Nguyễn Phú Trọng (77 tuổi) tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba, vi phạm chính điều lệ đảng của họ.
Việc tái đắc cử của ông Trọng cho thấy thắng lợi của những người bảo thủ trong chế độ vào lúc này, nó cũng đánh dấu khởi đầu cho sự chấm hết thời đại cải cách của những người bảo thủ Việt Nam. Từ sự sụp đổ của các chế độ cộng sản Đông Âu năm 1989, chỉ ba năm sau tiến hành ĐỔI MỚI, tất cả tổng bí thư của đảng CSVN đều là những người bảo thủ. Lần này, ông Trọng đã thất bại trong việc đề cử người kế nhiệm do ông chọn lựa.
Người ông chọn, cựu thường vụ bảo thủ bộ chính trị Trần Quốc Vượng, xếp hạng sau những người khác, mặc cho ông Trọng ủng hộ mạnh mẽ. Chẳng có các nhà bảo thủ tốt hơn để ủng hộ, ông Trọng quay qua chọn lựa duy nhất – tiếp tục lãnh đạo, buộc đảng CSVN phải phá vỡ chính điều lệ của mình.
Việc tái cử của ông Trọng là một phần của sự thỏa thuận lớn hơn. Các chức vụ lãnh đạo quốc gia – chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội – giao cho Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, và Vương Đình Huệ, là những người thực dụng (pragmatists) hơn là những người giáo điều (doctrinaire). Sát “tứ trụ” - vị trí thứ năm trong đất nước độc đảng - là thường vụ bộ chính trị, ông Võ Văn Thưởng, một nhân vật trung dung, không bảo thủ cũng không cấp tiến.
Vì vậy, ông Trọng có thể ở phân nửa hay hết nhiệm kỳ, người kế nhiệm ông sẽ nằm trong bốn vị trí tứ trụ, những nhân vật không còn bảo thủ đầu tiên lãnh đạo đảng CSVN kể từ năm 1989.
Khuynh hướng bảo thủ của chế độ ở VN thường liên quan với việc bài xích khuynh hướng thân phương Tây. Nhưng việc hạ đặt giàn khoan HYSY-981 của TQ năm 2014 vào vùng kinh tế đặc quyền của VN – vượt quá lằn ranh đỏ của Hà Nội – là bước ngoặt trong chính sách ngoại giao của VN, đặt dấu chấm hết cho trào lưu chống phương Tây. Từ năm 2014, VN tách dần khỏi TQ, tiến gần đến Hoa Kỳ, tất nhiên là từ từ.
Đại dịch Covid đẩy mạnh xu hướng này, đồng thời cũng giãn rộng khoảng cách giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trong lúc Bắc Kinh lợi dụng tình hình rối reng để tiến dần vào vùng đặc quyền kinh tế của VN thì Hoa Kỳ đưa hàng không mẫu hạm thăm viếng nước này. Qua lời thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, Hà Nội nhận thấy “ai là bạn thân và ai chỉ là đối tác”.
Tháng 4 năm 2020, VN tham dự các cuộc nói chuyện với nhóm Bộ Tứ do Hoa Kỳ dẫn đầu, bao gồm các nước thân cận ở Ấn Độ Thái Bình Dương, để thảo luận việc tái sắp xếp chuỗi cung ứng ra khỏi lãnh thổ TQ, ngăn ngừa việc quá phụ thuộc vào thị trường này. Trong thời đại dịch, các đặc phái viên cấp cao TQ đi thăm các thành viên ASEAN, không có VN. Mục đích của các chuyến đi đó là ngăn chặn một liên minh chống TQ, lôi kéo họ vào vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh. VN chắc bị coi là nước chẳng cần , hoặc bị trừng phạt vì can dự vào Bộ Tứ.
VN là một trong ba nền kinh tế duy nhất không sử dụng mạng 5G của Huawei – hai nước kia là Nhật Bản và Đài Loan. Việt Nam cũng tránh xa “Một vành đai, một con đường” của TQ mặc dù vẫn đãi đưa với sáng kiến này.
Việt Nam đang nổi lên như là một trở ngại cho Trung Quốc bởi một nền kinh tế hóa kỹ thuật số và hàng ngũ lãnh đạo thực dụng bám cứng sự cai trị của đảng CSVN.
Tổng bí thư đảng CSVN.
Bài của Alexander L Vuving, Giáo sự dạy tại Trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á Thái Bình Dương Daniel K Inouye. Bài đăng trên East Asia Forum, 27 February 2021. Nguyễn Long Chiến dịch.