Lời người dịch: Phó tổng thống Mỹ sắp thăm Việt Nam. Hành động của Mỹ ở châu Á thời Biden rất thực dụng: chọn nước “chiến lược” nhất để liên minh. Liệu VN lần này có nhỡ thêm một chuyến tàu nào nữa không khi mãi theo đuổi sách lược 4 không (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế) khi TQ chỉ có "một không": không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông. Các nước ASEAN bị Mỹ “lạnh nhạt“ khi xoay trục lần này lại rất thân với Bắc Kinh khi họ thấy Mỹ bối rối 4 năm dưới thời Donald Trump với “America First”.
(BIDEN'S ASIA POLICY)
Sáu tháng sau ngày nhậm chức, tổng thống Mỹ Joe Biden rốt cuộc bắt đầu các cuộc công khai ngoại giao với ASEAN.
Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Blinken tham dự hội nghị trực tuyến cấp bộ trưởng ngày 14 tháng 7 và ngày 4 tháng tám nhóm họp tại ASEAN, tập họp các quốc gia thành viên và đại diện từ các nước không thành viên để thảo luận vấn đề an ninh trong nhiều cuộc họp.
Blinken tham dự cho đến hết thứ sáu, trong khi Diễn đàn khu vực ASEAN – một hội nghị trực tuyến khác được nhóm họp có các đại diện từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và EU.
Đông Nam Á trở thành trận tuyến sau cùng chống đại dịch covid, bị tàn phá nặng nề bởi biến chủng Delta, khiến phải tổ chức các cuộc họp trực tuyến. Nhưng họp trực tuyến thiếu sức nặng ngoại giao “mặt đối mặt” mặc dù vẫn tạo thuận lợi tập trung cho đối thoại.
Song le, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thân hành thăm viếng Singapore, Việt Nam, Philippines cuối tháng 7, và phó tổng thống Kamala Harris có kế hoạch thăm Singapore và Việt Nam cuối tháng 8.
Đến giờ, tín hiệu Hoa Kỳ đưa ra chẳng có gì mới, dễ đoán ý định bày tỏ của họ là kiềm chế Trung Quốc ở biển Đông, lên tiếng quan tâm về các vi phạm nhân quyền trong khu vực, hứa hẹn cung cấp vắc xin mới ngừa covid – tất cả trong bối cảnh cạnh tranh với Trung Quốc.
Các quan chức ASEAN có thể đã thở phào nhẹ nhõm thấy Hoa Kỳ chú trọng đến khu vực vì đến thời điểm đó Biden chỉ nỗ lực đối với Nhật Bản, Nam Hàn và Ấn Độ chẳng một lời nào về ASEAN.
Trước đó, Mỹ đã gây thất vọng và thậm chí khiến một số nước ASEAN tức giận vì sự thờ ơ của mình trong cuộc họp trực tuyến ngoại trưởng vào cuối tháng 5. Blinken tham gia trực tuyến khi đang trên chuyến bay đến Trung Đông, nhưng kế hoạch tham gia của ông chỉ là chiếu lệ. Tệ hơn nữa, một vấn đề kỹ thuật buộc ngoại trưởng của 10 quốc gia phải đợi Blinken xuất hiện để rồi cuộc họp cuối cùng bị hủy bỏ. Mặc dù thứ trưởng ngoại giao Wendy Sherman đến thăm Indonesia, Campuchia và Thái Lan ngay sau vụ việc, nhưng điều đó đã tạo ra sự ngờ vực đối với các quan chức ASEAN.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, Hoa Kỳ thiếu chú ý ASEAN là khá dễ hiểu. Họ chủ yếu tập trung vào khu vực như là một cách để răn đe Trung Quốc. Tư duy này rõ ràng từng xuất hiện dưới chính sách "Nước Mỹ trên hết" của cựu Tổng thống Donald Trump, vốn tạo ra xích mích với nhiều quốc gia thân cận.
Do đó, người Mỹ cho rằng, trước tiên cần phải phối hợp các bên với cục diện lớn hơn - bao gồm Australia và EU - nhằm bao vây Trung Quốc trước khi can dự tới vùng đệm ASEAN.
Tuy nhiên, chọn các nước ASEAN mà Hoa Kỳ nhắm tới dấy lên quan ngại, khi cả Austin lẫn Harris sẽ viếng thăm cùng một số nước, đáng nói là bỏ qua hai trụ cột Indonesia và Thái Lan, hai nước ưu ái nhất trong quá khứ.
Cử chỉ lạnh nhạt này không thoát khỏi quan sát của truyền thông trụ cột hai nước.
Khi có tin Austin sẽ viếng thăm Đông Nam Á, các nhà quan sát khu vực chờ xem trên lộ trình của ông ta có Indonesia không.
Tổng biên tập bưu điện Jakarta, ông M. Taufiqurrahman viết: “Trong các hành lan quyền lực Jakarta, người ta nghe rõ các lời than vãn, Austin chỉ viếng thăm những nước có ý nghĩa “chiến lược” mà thôi. Một tuần nữa, chắc chắn chúng ta sẽ có phần thưởng lớn khi người ta thông báo phó tổng thống Kamala Harris sẽ viếng thăm ASEAN vào tháng tám. Lại lần nữa, bà sẽ chỉ dừng chân ở Singapore và Việt Nam, hai nước có giá trị chiến lược với Hoa Kỳ”.
Nhắc tới bài diễn văn gần đây của Biden về biến đổi khí hậu, trong đó tổng thống ám chỉ Jakarta sẽ chìm dưới nước trong thập niên tới, M. Taufiqurrahman nói: “Không giúp chúng tôi thì chớ, cũng xin ông đừng sỉ vả chúng tôi”.
Nhà nghiên cứu cấp cao ở đại học Chulalongkorn, ông Chongkittavorn viết trong một bỉnh bút trên tờ Bangkok Post: “Rõ ràng, bộ quốc phòng Mỹ phải chọn các đồng minh và bạn bè quan trọng nhất trong khu vực cho lộ trình vì thời gian có hạn. Nhưng điều đó chứng tỏ, ý định thực sự của Washington là ‘Xứ sở của các nụ cười’ không nằm trong tầm ngắm. Phán định trước đây đưa vào ‘Đường hướng chiến lược an ninh quốc gia tạm thời’ không có tên Thái Lan”
Ba quốc gia được quan chức Mỹ ghé thăm chắc chắn có tầm quan trọng chiến lược. Lấy ví dụ, Singapore có cảng biển trọng yếu đối với Đệ thất hạm đội đóng vai trò ý nghĩa cung ứng hậu cần cho máy bay và tàu bè quân sự. Việt Nam và Philippines trực tiếp đối mặt với Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ mỗi nước ở biển Đông.
Mặt khác, Indonesia và Thái Lan ngày càng tỏ lộ, cùng với Campuchia, ủng hộ Trung Quốc trong những năm gần đây. Trước tình hình đó, động thái đến với ba nước này của thứ trưởng bộ ngoại giao (Mỹ) có thể xem như là một cảnh báo.
Chính phủ Biden sẽ đưa ra thông điệp gì?
Cái tên Đông Nam Á bắt đầu sử dụng sau khi lực lượng đồng minh đặt bộ chỉ huy Đông Nam Á ở Sri Lanka trong thế chiến hai. Cái tên này do người bên ngoài khu vực đặt ra. Trái lại, ASEAN (Hiệp hội các nước ĐNÁ), thành lập năm 1967 như một khuôn khổ hợp tác trong vùng, được con người trong khu vực đặt tên dựa theo chức năng. Hiệp hội khai sinh như một liên minh chống cộng sản, và từ đó hình thành địa chí trị ở khu vực.
Thái Lan, dẫn đầu hình thành ASEAN bằng dự thảo Hiến chương Bangkok và Indonesia, nước có trụ sở chính của khối và góp phần phát triển nó, là hai nước lãnh đạo khối từ thuở ban đầu chỉ năm thành viên sáng lập.
Thực sự, hai nước dẫn đầu trong nhiều quyết sách quan trọng của ASEAN. Ví dụ, Khu vực thương mại tự do ASEAN được thủ tướng Thái Panyarachun đề xuất những năm đầu thập kỷ 90, trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Tổng thống Indonesia lúc đó Suharto đóng vai trò quan trọng khi Myanmar, còn cai trị dưới tay quân dội, gia nhập ASEAN năm 1997. Indonesia lại lần nữa đóng vai trò chính trong phản ứng của khối đối với việc quân đội tiếm quyền tại nước này hồi tháng giêng.
Người Mỹ có thích xây dựng quan hệ chiến lược với các nước riêng lẻ ở Đông Nam Á hơn là với cả ASEAN? Vào đầu tháng 7, khi chính quyền Biden chuẩn bị các động thái ngoại giao, Kurt Campbell, điều phối viên chính sách của Biden về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cho biết: "Để có một chiến lược Châu Á hiệu quả, để có một cách tiếp cận Ấn Độ - Thái Bình Dương hiệu quả, bạn phải hành động nhiều hơn nữa ở Đông Nam Á."
Để đẩy mạnh cuộc chơi chống lại Sáng kiến vành đai và con đường đầy tham vọng của Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh tìm cách mở rộng lĩnh vực kinh tế và an ninh, chính quyền Biden tổ chức Đối thoại an ninh bộ tứ, hay Bộ Tứ gồm: Nhật Bản, Mỹ, Úc và Ấn Độ, trụ cột của chiến lược của mình ở châu Á.
Chẳng có gì lạ để Hoa Kỳ lý luận rằng, thảo luận với từng quốc gia riêng lẻ như Singapore và Việt Nam sẽ hiệu quả hơn với tất cả ASEAN, có nhiều quan điểm khác nhau về TQ, khiến cho hiệp hội thêm khó khăn khi phối hợp hành động.
Kavi Chongkittavorn, thuộc đại học Chulalongkorn, cảnh giác: “Một thành viên ASEAN quyết định tham gia Bộ Tứ theo bất kỳ hình thức nào đều tức thời làm suy yếu cấu trúc khu vực dẫn đầu bởi ASEAN. Một kịch bản như vậy có thể làm rung chuyển chiến lược sinh tồn của ASEAN đoàn kết các nước nhỏ để có được ảnh hưởng bên ngoài".
Tình huống này gợi nhớ các cuộc đàm phán thương mại đa phương trong những năm gần đây. Năm 2010, Hoa Kỳ dẫn đầu sáng kiến đàm phán Đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam và Malaysia tuyên bố mong muốn gia nhập vào khối thương mại này.
Đáp lại, ASEAN, e sợ mình mất đi mục tiêu tạo vùng tự do mậu dịch lớn hơn, đã thay đổi nước cờ, bắt đầu khởi xướng RECEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn khu vực). Trải qua 8 năm đàm phán khó khăn hiệp hội cuối cùng cũng đi đến thỏa thuận hồi tháng 12 năm ngoái.
Cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gây khó cho các thành viên ASEAN khi tìm tiếng nói chung, nhưng nó không nhất thiết ám chỉ khối này không thể đi đến thỏa thuận và hợp tác từ hai phía. Điểm ngán trở chính có vẻ là sự đồng thuận đa số tuyệt đối trong các thành viên, cần có để đẩy mạnh lợi ích của ASEAN.
Việc trở lại rất được chờ đợi chú trọng của Mỹ thật trớ trêu lại đe dọa mục đích tồn tại của ASEAN. Hiệp hội có thể duy trì vai trò dẫn dắt của mình trong các vấn đề khu vực như từng làm khi chấp nhận gia nhập RECEP? Nếu sự lãnh đạo của ASEAN tiếp tục suy giảm, thì hiệp hội – mới đây thất bại không đoàn kết với nhau theo sau cuộc tiếm quyền quân sự ở Myanmar – sẽ xói mòn nhiều hơn.
TORU TAKAHASHI, Tổng biên tập báo NIKKEI châu Á, Bangkok (Ngày 11-8-21). Nguyễn Long Chiến dịch.