Thursday, February 29, 2024

TRUNG QUỐC KHÔNG CÒN LÀ LỰA CHỌN HẤP DẪN

Việt Nam lọt vào điểm ngắm (radar) của phi toàn cầu hóa (deglobalization). Mấy tháng nay, phi toàn cầu hóa được nhiều người nói tới. Cụ thể, nơi nào bị tác động nhất, hoặc giả, TQ có chịu nổi đợt thoái vốn ào ạt này hay không. Tuy nhiên, ít ai để ý đến nước hưởng lợi trong sự bùng phát này.

Có thể nói, TQ là nước hưởng lợi lớn nhất trong việc toàn cầu hóa (globalization) hàng chục thập niên rồi. Từ khi gia nhập WTO năm 2001, GDP của họ tăng gấp mười một lần, trỗi dậy từ nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới vươn lên vị trí thứ 2 và gần bắt kịp Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, cơn sóng địa chính trị đã sớm đổi chiều. Cả ở TQ, và còn hơn thế nữa. Qua chính sách lưu thông kép, TQ đầu tư mạnh về công nghệ tiên phong để bảo đảm không còn lệ thuộc vào công nghệ thiết yếu từ nước ngoài. Rõ nhất là chất bán dẫn. Xu hướng này không có gì bất ngờ, vì các công ty ngày càng thấy rõ các rủi ro liên quan đến đầu tư ở TQ – đáng chú ý nhất là chính sách “zero-Covid” (phong tỏa tiếp phong tỏa khi xuất hiện dịch-ND). Chi phí nhân công và đất đai tiếp tục tăng, đầu tư vào TQ chẳng có ý nghĩa gì về kinh tế đối với các công ty đa quốc gia. Một số công ty còn nán lại ở TQ đang cân nhắc chủ trương “TQ cộng một” (China plus One) để bảo vệ vốn liếng của mình. Do đó, nhiều công ty xem xét các lựa chọn thay thế trong khu vực.

VIỆT NAM LÀ NƠI LÀM ĂN LÝ TƯỞNG

Vào Việt Nam. Có một số yếu tổ khiến VN có một vị trí hoàn hảo. Về mặt địa lý, VN nằm sát phía nam TQ, thông ra biển Đông qua các cảng biển lớn, sản phẩm xuất khẩu nhanh chóng. Giá trị gia tăng vẫn tạo ở nơi khác, chủ yếu là TQ, việc tiếp cận công nghệ, nguồn nhân lực kỹ thuật cao, ở đó phong phú hơn nhiều.

Tuy nhiên, VN tự khẳng định mình là nơi hoàn hảo để lắp ráp sản phẩm ở giai đoạn hoàn chỉnh. Giai đoạn này không cần công nhân tay nghề cao, các công ty do đó tận dụng giá nhân công thấp, đất đai rẻ (so với các nước láng giềng). Thái Lan và TQ là hai nước đầu tư đáng kể trong sản xuất, dẫn đến giá đất tăng khi xây nhà xưởng đồng thời lương cũng tang, khiến cho họ khó cạnh tranh với nước láng giềng VN.

Dân số VN cũng là yếu tố chính. Với 98 triệu dân, VN là nước đứng hàng thứ 15 trên thế giới về số dân, hầu hết đều là lao động trẻ. So với TQ, VN là một quốc gia trẻ, đó cũng là lý do tại sao họ có khả năng chấm dứt chủ trương bỏ phong tỏa (“zero-covid”) hồi cuối thu năm ngoái.

CÁC ÔNG LỚN ĐÃ VÀO VN.

Samsung có lẽ là công ty đặt cược lớn vào VN. Năm nay, họ đầu tư 920 triệu đô la Mỹ vào các hãng xưởng của mình tại đây. Nhưng không chỉ có Samsung; Apple và Foxconn cũng đầu tư nhiều vào nước này.

Nhắc đến phi toàn cầu hóa, một trong những ngành xem xét nhiều nhất là ngành công nghiệp bán dẫn. Khi TQ cố gắng tự cung tự cấp, và các công ty muốn tránh rủi ro về địa chính trị, cơ hội mở ra rất lớn. Đáng chú ý, Samsung tuyên bố họ sẽ sản xuất chip tại VN vào tháng 7 năm 2023; hãng chip Synopsys của Mỹ cũng vừa chuyển đầu tư đến nước này.

Các yếu tố trên chỉ ra một tương lai tươi sáng cho VN, một quốc gia, trong lịch sử, nổi tiếng can cường đối diện với ảnh hưởng không lành của ngoại bang như Trung Hoa, Pháp hoặc Mỹ. Ngày nay, VN đối diện hình thức ảnh hưởng lành hơn nhiều qua đầu tư FDI (Foreign Development Investment: đầu tư phát triển nước ngoài).

NLC dịch từ https://www.verdict.co.uk/deglobalization-vietnam-winner.../