Lời người dịch: Câu rất hay của bài viết: No doubt Vietnam has been a victim of its own success. (Không hồ nghi gì nữa, Việt Nam trở thành nạn nhân của chính sự thành công). Tự hào mà thiếu khiêm cung làm con người mất đi đà tiến. Thần dân tự hào không tác hại bằng vua quan tự hào.
(What Explains Vietnam’s Current COVID-19 Struggles?)
Việt Nam bây giờ ở vị trí cam go, thêm nhiều ca nhiễm covid mới, có tỷ lệ chích ngừa thấp nhất Đông Nam Á. Vài tháng trước, VN giữ được mô hình sáng giá cho các nỗ lực đối phó Covid-19. Họ có tỷ lệ ca bịnh, người chết thấp nhất thế giới, mặc dù có tới 1300 km tiếp giáp TQ, cộng với giao thương to lớn giữa hai bên.
Kết quả là, không nhiều sợ hãi giảm sút kinh tế, VN là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng dương 2% năm 2020, tuy khá thấp so với 6-7 % của 5 năm trước.
Nhiều nghiên cứu giải thích lý do thành công của VN, ở đây chỉ nêu một ít. Có lẽ hệ thống chính trị - hơi giống TQ – giúp Việt Nam có được tầm nhìn. Các thành viên bộ chính trị luôn để tâm quan sát khi bộ chính trị TQ tổ chức những cuộc hội nghị khẩn cấp hồi giữa năm ngoái (âm lịch). Các hoạt động không gian mạng của VN có thể đem đến lãnh đạo tin tình báo về vấn đề (dịch bệnh) đang xảy ra (ở TQ). Chẳng có gì khác hơn, niềm hồ nghi cố hữu và am tường mô thức hoạt của Bắc Kinh hình thành cách thức đối phó (dịch) của Hà Nội.
Bất chấp mọi thứ, Hà Nội hành động cực kỳ khôn ngoan. Biên giới đóng cửa, khu cách ly đặt ngay trong doanh trại. Chiến dịch tuyên truyền rộng khắp, nhắn tin liên tục. Chính quyền phát huy tinh thần dân tộc của người dân, khởi động như thời chiến, cùng với các loa phường xã, các áp phích, nêu cao tinh thần xã hội chủ nghĩa.
Nhưng cái thực hiệu quả là nhờ hệ thống y tế rất tốt của họ, chú trọng phòng ngừa nhiều hơn chữa trị, tốn kém. Hệ thống y tế VN có kinh nghiệm phòng chống SARS, cúm gia cầm, các vi rút nguồn động vật, lãnh đạo ngành y tế cộng đồng thiết lập cấp kỳ các tổ chức và phương án hữu hiệu, mạnh mẽ cách ly, và truy nguồn tiếp xúc.
Lãnh đạo Việt Nam rất tự hào về cách đối phó thực dụng, không chính trị hóa, và rõ ràng, được nhân dân vinh danh qua các thành công chống dịch.
Tuy nhiên, ngày nay VN đang gởi tin nhắn yêu cầu quyên góp quỹ mua vắc xin. Ho có tỷ lệ chích ngừa còn thua cả Lào và Myanmar, nước đang có bất ổn chính trị và nội chiến. Nếu tỷ lệ chích ngừa như hiện nay, Việt Nam sẽ không đạt tới miễn dịch cộng đồng cả 10 năm tới.
Cái gì đảo ngược tình hình? Không hồ nghi gì nữa, Việt Nam trở thành nạn nhân của chính sự thành công. Với tốc độ nhiễm bịnh không nhanh, VN không khẩn trương tìm vắc-xin. Họ vừa hợp đồng với nhiều hãng cung cấp nhưng quá trễ với tình hình và bị bỏ lại khá xa.
Với các biến thể mới và nền kinh tế đang tái mở cửa, phân nửa trong 8000 ca nhiễm ở VN – công nhận là con số vẫn thấp so với tổng thể - xảy ra từ hồi tháng tư. Đầu tháng sáu, bị thúc bách vì các đợt bùng phát mới, chính phủ đã hợp đồng 31 triệu liều vắc xin Pfizer cho tới cuối năm; 38,9 triệu liều từ AstraZeneca (của Covax) và 30 triệu liều mua; và hợp đồng mua 50 đến 150 triệu vắc xin Sputnik (Nga). Ngoài ra, VN đang đàm phán với hãng Medigen (Đài Loan) để mua 3 đến 10 triệu liều cũng như với Moderna, số lượng chưa rõ.
Tổng thể, với trên 170 triệu liều, VN có thể đạt đến miễn dịch cộng đồng. Chỉ có điều là chưa đủ thuốc cho đến cuối năm 2021 hoặc đầu 2022. Vì lý do đó, chính phủ cho phép nhập vắc xin Sinopharm từ TQ, và đang chịu áp lực bắt đầu nhập tức thì, mặc cho phản ứng rất lớn vì tính dân tộc cực đoan và sự hồ nghi của quần chúng nhân dân VN.
Một phần của chậm trễ ký kết các thương vụ là vì VN chú trọng sản xuất vắc xin trong nước. VN đang nghiên cứu bốn loại vắc xin bản địa: Nanogen, Vabiotech, Polyvac và IVAC (Viện vắc-xin và sinh phẩm y tế VN). Họ đang ở sau giai đoạn thử nghiệm thứ hai và ba, lại có rất ít các ca mới trong nước để thí nghiệm lâm sàng, và chẳng có công ty nào thực hiện thử nghiệm ở các nước khác.
Trong khi chú tâm rõ ràng sử dụng đại dịch như một bước nhảy lấy đà phát triển ngành sinh học, người ta không chọn hướng tạo điều kiện để một hoặc hai công ty tìm nhượng quyền sản xuất một trong các loại vắc xin công nghệ mRNA.
Lấy ví dụ, một công ty ở Thái Lan do King sở hữu, chẳng tí kinh nghiệm nào với vắc-xin, lại đang sản xuất vắc xin AstraZeneca, và đang ì ạch hoạt động, ảnh hưởng không chỉ Thái Lan mà cả Malaysia và Philippines. Đây chính là khoảng trống mà VN có thể chiếm lấy, đặc biệt trong lúc kinh tế của họ trôi chảy hoạt động thì hầu hết thế giới đang đứng điện (lockdown).
Việt Nam hiện đang cố gắng lấp đầy khoảng trống này, nhưng đã muộn. Vào tháng 6 năm 2021, bộ Y tế đã liên hệ với chương trình COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới về việc thành lập một cơ sở sản xuất tại Việt Nam để nhượng quyền các loại vắc xin khác nhau cho sản xuất trong nước và cho COVAX. Trong các cuộc đàm phán gần đây với Johnson & Johnson, Việt Nam không chỉ đồng ý mua mà còn cấp phép sản xuất vắc-xin này.
Bỏ qua sự chậm trễ trong việc ký hợp đồng, chính phủ nên tính đến thực tế là, cho đến nay, họ mới chỉ phân bổ 630 triệu đô la trong số 1,1 tỷ đô la cần thiết để đảm bảo 150 triệu liều thuốc trong năm nay nhằm phân bổ cho 70% dân số của mình. Trong khi đó, một quỹ từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp đã huy động được khoảng 329 triệu đô la để mua vắc xin.
Vậy chính quyền có đáng trách không? Có, ở mức độ nào đó. Cơ bản nhất, việc phê duyệt vắc xin còn chậm. Cho đến nay, chỉ có ba loại vắc xin (AstraZeneca, Sputnik V và Sinopharm) được các cơ quan chức năng của Việt Nam chấp thuận.
Vào tháng giêng, đảng CSVN tổ chức đại hội đảng lần thứ 13, chuyển giao quyền lãnh đạo 5 năm một lần. Tiếp theo tháng 5 là bầu cử chính quyền mới. Rõ ràng, tân thủ tướng, ông Phạm Minh Chính, không như các thủ tướng tiền nhiệm đều qua chức vụ phó thủ tướng, đã dao động.
Trong cuộc điện đàm đầu tháng 6 với người đồng cấp Lý Khắc Cường, ông Chính kêu gọi Trung Quốc “hợp tác và giúp đỡ VN có được vắc-xin Covid”. Một số người VN lo lắng điều này đem lại thêm lợi thế (leverage) cho TQ khi đề cập những vấn đề như vấn đề Biển Đông.
Bài của Zachary Abuza đăng ngày 15 tháng 6 năm 2021 trên The Diplomat. Zachary Abuza là giáo sư đại học Chiến Tranh Quốc Gia (National War College) ở Washington, DC.
Ảnh: Người cúng phải đeo khẩu trang tại một ngôi chùa ở Hà Nội.