(Ravaged by delta outbreak, Southeast Asia shifts away from China’s vaccines)
Các nước Đông Nam Á từng triển khai rộng rãi vắc-xin Trung Quốc đang quay lưng lại với các mũi chích tiếp và thay vào vắc-xin phương Tây khi họ ngăn chặn một cách khốn đốn các đợt bùng phát chết chóc bởi biến chủng Delta.
Một công nhân mở thùng chứa vắc xin Moderna của Mỹ gửi tặng tại sân bay Jakarta hôm 1 tháng 8. (Antara Foto/Reuters)
Thay đổi thái độ trong khu vực TQ cạnh tranh ảnh hưởng với Hoa Kỳ làm lộ rõ sự hạn chế ngoại giao vắc-xin của Bắc Kinh. Các quốc gia như Indonesia và Thái Lan từng đặt lòng tin vào Sinovac TQ, bỏ ngoài tai cảnh báo của các chuyên gia y tế, hệ thống y tế đang gồng mình với sức ép khi biến chủng Delta xé toạc các thành phố lớn nhỏ. Số người chết ở Indonesia vượt qua 100.000.
Phó giáo sư khoa chính trị đại học quốc gia Singapore, nghiên cứu sự cạnh tranh Trung -Mỹ ở châu Á, Tống Gia An nói: “Thực tế hiện nay cho thấy sự khác biệt quá rõ giữa những lời khoe khoang triển khai chích ngừa với việc cả quyết chúng hiệu quả cao, thậm chí có rất ít dữ liệu về vắc xin”. Ông ta nói thêm, sự thay đổi cho thấy “thật nguy hiểm biết bao khi cố biến đại dịch, cùng với hiểm họa mạng sống con người, trở thành một loại công cụ tuyên truyền”.
3- Người trong gia đình đọc lời cầu nguyện trong một đám tang covid ở Jakarta ngày 9 tháng 8. (Cahya Nugraha/AFP/Getty Images), Ấn Độ.
Sinovac và Sinopharm là hai sản phẩm thử nghiệm lâm sàng sớm nhất nhưng chúng chẳng cho thấy dữ liệu đầy đủ. Hàng triệu người chích loại vắc xin các chính phủ vội vã mua trong lúc khan hiếm nguồn cung trước cam kết Hoa Kỹ sẽ chia sẻ cho họ. Các quốc gia giàu có chộp lấy Pfizer và Moderna, các nước đang phát triển chẳng có lựa chọn nào ngoài việc trông vào Trung Quốc.
Nghi ngờ về hiệu quả Sinovac tăng lên vào tháng 6, khi các bác sĩ Indonesia đã tiêm phòng đầy đủ bắt đầu chết vì covid-19. Hiệp hội Y khoa Indonesia ghi nhận ít nhất 20 ca tử vong của các bác sĩ chích đủ 2 liều Sinovac. Đầu tháng đó, tổ chức Y tế thế giới phê duyệt vắc xin này để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
2- Một nhân viên y tế kiểm tra huyết áp của một phụ nữ nằm liệt giường trước khi tiêm cho bà một liều Johnson & Johnson (Janssen) tại nhà ở San Juan, Manila (Ezra Acayan/Getty Images)
Đại diện của Sinovac và Sinopharm đã từ chối yêu cầu bình luận. Sinovac nói với tờ báo quốc doanh Thời báo hoàn cầu vào tháng 6 rằng, vắc xin của họ không thể bảo vệ 100% nhưng có thể giảm mức độ bịnh trở nặng và tử vong. Giám đốc điều hành Sinovac Yin Weidong, phát biểu vào tuần trước tại một diễn đàn do bộ trưởng ngoại giao tổ chức, cho biết công ty sẽ đệ trình các ứng dụng nghiên cứu lâm sàng và sử dụng khẩn cấp đối phó biến thể delta cho các cơ quan quản lý Trung Quốc trong những ngày tới; họ cho biết công ty có “đủ năng lực sản xuất” để phát triển vắc-xin đáp ứng với các chủng mới.
Theo truyền thông địa phương, trong số những người chết ở Indonesia có Novilia Sjafri Bachtiar, nhà khoa học hàng đầu trong các thử nghiệm Sinovac của đất nước. Quốc gia 270 triệu dân bắt đầu sử dụng vắc xin Moderna (Mỹ) vào cuối tháng 7 cho các nhân viên y tế, sau khi Washington tặng 8 triệu liều.
Hình ảnh của những quà tặng này - trong những thùng vẽ lá cờ Mỹ - tương phản với hình ảnh vào tháng giêng, khi tổng thống Indonesia Joko Widodo truyền hình trực tiếp cảnh ông chích Sinovac. Các quan chức y tế giơ cao hộp vắc xin, tô điểm tên của Sinovac, để tăng lòng tin vào vắc xin (TQ). Truyền thông nhà nước Trung Quốc ca ngợi động thái của Widodo trong khi quảng cáo vắc xin là "an toàn và hiệu quả".
Thái Lan cũng vừa chuyển sang tiêm hỗn hợp, thay đổi chính sách vào giữa tháng 7, tiêm chủng cho người dân bằng mũi tiêm Sinovac đầu tiên và mũi tiêm thứ hai với AstraZeneca. Các nhân viên y tế đã được tiêm chủng đầy đủ với Sinovac sẽ được tiêm mũi nhắc lại thứ ba, một trong hai loại AstraZeneca hoặc vắc-xin mRNA, như Pfizer hoặc Moderna.
Trước khi thay đổi chính sách, truyền thông Thái tường trình về một bản ghi nhớ, người ta cho là rò rỉ từ một cuộc họp chính thống về xử lý vắc xin, cảnh báo chống lại việc chích nhắc bằng một vắc xin khác cho những ai đã chích Sinovac, bởi vì làm như vậy sẽ không khác gì thú nhận vắc xin TQ sản xuất là “không thể an toàn”. Tiết lộ trên gây ra phẫn nộ, và “khẩu hiệu” (Hashtag) bắt đầu lan truyền trên mạng “Hãy chích Pfizer cho nhân viên y tế” (#GivePfizerToMedicalWorkers).
Ngay cả các đồng minh thân cận nhất của Bắc Kinh cũng đang chuyển đổi. Tuần trước, Campuchia cho biết họ sẽ bắt đầu mũi tiêm nhắc lại AstraZeneca cho những ai đã tiêm hai liều vắc xin Trung Quốc, hiện được triển khai cho khoảng một nửa dân số.
Trả lời câu hỏi hồi tháng 5 về việc Campuchia có quá phụ thuộc vào Trung Quốc hay không, thủ tướng Hun Sen bác bỏ câu hỏi này với mấy chữ “không công bằng”.
Ông phát biểu: “Nếu không dựa vào Trung Quốc, tôi sẽ dựa vào ai? Nếu tôi không yêu cầu Trung Quốc, tôi sẽ yêu cầu ai? Nếu Trung Quốc không hỗ trợ, chúng tôi sẽ không có được vắc xin cho dân chúng tôi”.
TQ coi việc viện trợ vắc xin là mục tiêu cao cả, đặc biệt với những nước nghèo trong khi phê phán chủ nghĩa dân tộc (cực đoan) vì vắc xin. Tuần trước, chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố nước ông sẽ sản xuất 2 tỷ liều trong năm nay.
Tuy nhiên, ngay cả trước khi biến chủng Delta bùng phát, người dân vẫn ưa thích vắc xin phương Tây, đặc biệt các mũi tiêm (theo công nghệ) mRNA của Mỹ. Một khảo sát đầu năm nay ở Philippines cho thấy hơn 63% người dân chuộng Hoa Kỳ là nguồn cung cấp vắc xin chống covid. Hồi tháng 5, người dân kéo nhau đến một địa điểm chích Pfizer, xếp hàng rồng rắn chờ từ hai giờ sáng.
Một bác sĩ, nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, ông Vincen Gregory Yu nói: “Chúng tôi thấy có sự chia rẽ lớn ngay trong cộng đồng y khoa giữa muốn và không muốn chích Sinovac”. Ông cho biết đồng nghiệp và gia đình ông ngần ngừ trong việc đăng ký qua kênh tư nhân để chích vắc- xin Moderna. “Không phải trong mọi trường hợp, chúng tôi không chọn vắc-xin này (TQ) vì ‘chúng không hiệu quả’. Thật sự, còn hơn thế nữa “chúng tôi không chấp nhận chúng vì có cái gì tốt đẹp hơn sẽ đến”.
Tổng thống Rodrigo Duterte, từng tuyên bố hồi nhiệm kỳ đầu rằng ông sẽ “chia tay với Washington”, một đồng minh lâu đời, vẫn duy trì quan hệ nồng ấm với TQ. Ông chấp nhận hằng triệu liều Sinovac vài ngày trước khi nước ông phải phong tỏa vì các ca nhiễm bùng phát.
Nhưng ông thú thực quyết định duy trì hiệp ước quân sự giữa Hoa Kỳ và Philippines do tác động của việc viện trợ vắc xin Moderna mới đây của Washington. Duterte nói: “Đó là cho và nhận. Chúng ta tri ân họ, và tôi nhượng bộ họ”.
Tống Gia An nói trải nghiệm vắc-xin khiến các quốc gia Đông Nam Á nhận ra rằng: “Chỉ dựa vào mỗi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là chưa đủ, cả vắc-xin lẫn các vấn đề khác”.
Bài của Shibani Mahtani đăng trên The Washington Post hôm qua. Nguyễn Long Chiến dịch từ https://www.washingtonpost.com/.../24d0df60-f664-11eb...