Sunday, February 4, 2024

HOA KỲ BAO VÂY TQ TRÊN NHIỀU TRẬN TUYẾN CHIẾN TRANH LẠNH MỚI.

(US encircling China on multiple new Cold War fronts)

“Thỏa thuận tàu ngầm nguyên tử Mỹ-Úc là một phần trong chiến lược liên kết thêm đồng minh nhằm chống lại, ngăn chặn sự nổi dậy và tham vọng của TQ”.

Bài của BERTIL LINTNER trên Asia Times ngày 20, tháng 9 năm 2021

Chiến Tranh Lạnh Ấn Độ-Thái Bình Dương đang nóng lên, khi các khối kình chống nhau ngày càng quyết liệt; một bên là đồng minh lỏng lẻo các cường quốc – do Mỹ đứng đầu – một bên là Trung Quốc độc tài toàn trị và các nước “vệ tinh” (satellites).

Ảnh:  Hải quân TQ đang khảo sát ở Ấn Độ Dương.

Phát súng đầu tiên khai mào cho cuộc đối đầu kinh tế bằng chiến tranh thương mại thời Donald Trump trở nên táo bạo hơn về mặt quân sự dưới thời Joe Biden.

Tuần qua, bước ngoặt leo thang đối đầu -  Mỹ và Anh chuyển giao công nghệ phát triển đội tàu ngầm nguyên tử cho Úc theo một thỏa thuận an ninh ba nước – tạo áp lực thêm cho các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông và các vùng biển khác.

Các tàu ngầm nguyên tử sẽ làm lệch cân bằng chiến lược khu vực, khiến TQ tập trung tiềm lực an ninh ở trận địa gần nhà nhiều hơn các trận địa ở xa. Từ viễn cảnh đó, thỏa thuận chế tàu ngầm là một bộ phận trong một chiến lược bao vây phối hợp mà Bắc Kinh coi như là mối đe dọa cho các kế hoạch củng cố và tăng cường sự hiện diện của TQ ở Ấn Độ Dương.

Trong khi đó, Hoa Kỳ và Ấn Độ vừa ký một thỏa thuận, hồi tháng bảy, chế tạo Vật thể tự hành, phóng đi trong không gian (ALUAV). Một thỏa thuận nằm trong Hiệp định Nghiên cứu, Phát triển, Thử nghiệm và Thẩm định giữa bộ quốc phòng hai nước, ký lại từ năm 2015. Thông báo hồi ngày 3 tháng 9 mô tả thỏa thuận là bước tiến mới “làm sâu sắc hơn hợp tác công nghệ quốc phòng giữa hai nước  thông qua cùng phát triển khí tài quân sự”– khỏi phải nói, mục tiêu là nhắm vào TQ.

Như một khiêu khích, Hoa Kỳ và Nhật Bản thực hiện các cuộc tập trận lớn nhất kể từ năm 1993, tuy riêng rẽ nhưng không thể coi là bất ngờ cùng lúc Đài Loan tiến hành một cuộc thao diễn quân sự lớn nhất có tên là Hùng Phong nhằm nâng cao sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp bị TQ tấn công.

TQ coi Đài Loan tự trị như một tỉnh “nổi loạn” cần phải “sáp nhập” về lục địa, Tập Cận Bình coi việc lấy lại là ưu tiên trước mắt. Sự sáp nhập Đài Loan về lục địa sẽ làm hỏng ưu thế chiến lược của Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, biến đảo quốc này thành tâm điểm của một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới.

TQ không thấy nêu ra tên là mục tiêu của các thỏa thuận, hợp đồng, và các cuộc tập trận mới đây. Thật ra, quan chức chính quyền Biden nói với phóng viên thỏa thuận chế tạo tàu ngầm nguyên tử giữa ba nước đặc biệt “không nhắm vào Bắc Kinh”. Thỏa ước giữa Mỹ và Ấn cũng không nhắc tới hai từ TQ.

Nhưng điều ấy không thể hiểu sai rằng Biden đang thể hiện quyết tâm của mình xây dựng các liên minh cường quốc cùng lý tưởng đối phó với sự một TQ trỗi dậy. Liên minh đó gọi là Đối thoại an ninh bốn nước, hay Bộ Tứ, gặp nhau hôm 24 tháng 7 ở Washington.

Bộ Tứ (The Quad) lọt tầm bắn của TQ. Hoàn Cầu thời báo, cái loa của đảng CSTQ, chế giễu: “Thượng đỉnh Bộ Tứ cho thấy kết quả khá bèo: Mỹ, Úc, Nhật, Ấn là ‘bốn bệnh nhân cùng phòng với các căn bệnh khác nhau’: thiếu bác sĩ ”. Tờ báo còn thêm: “Hội nghị thượng đỉnh chẳng làm chuyện gì ra hồn (sic) để chống được TQ, mặc dù thông cáo chung không nhắc tên TQ”.

Lữ Xuân, chuyên gia nghiên cứu về Mỹ của viện Khoa học xã hội, nhận xét: “Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan là một tổn thất lớn cho Ấn Độ; Úc thì từ bỏ lời hứa không khai thác quặng mỏ gây biến đổi khí hậu; Nhật đang trải qua tình hình chính trị rối ren, và thật thiếu khôn ngoan khi gây sự với TQ về vấn đề Đài Loan”.

Lính Đài Loan tập trận.

Hoàn Cầu thời báo cũng có cái đúng: “Thù hằn TQ” càng gia tăng, chính vì hành động ngày càng quyết liệt của Bắc Kinh ở Ấn Độ- Thái Bình Dương, động cơ rõ rệt của chính quyền Biden và các đồng minh cùng chống lại dưới danh nghĩa duy trì “một Ấn Độ- Thái Bình Dương” tự do và cởi mở”.

Thay đổi cái nhìn chiến lược của Mỹ từ chống khủng bố quay qua chống TQ thi công khai và rõ ràng. Phó tổng thống Mỹ khẳng định quyết tâm trong chuyến thăm VN và Singapore cùng lúc với Mỹ rút khỏi Kabul, Hoa Kỳ “sẽ theo đuổi một chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở để thúc đẩy lợi ích của chúng tôi và các đối tác, đồng minh”.

Giống Hoàn Cầu thời báo, Kamala Harris không cần giữ lời: “Ở biển Đông, chúng tôi biết, Bắc Kinh tiếp tục bắt nạt, hù dọa, tuyên bố chủ quyền hầu hết vùng biển Đông” (và) “Hành động của Bắc Kinh tiếp tục phá hoại trật tự dựa vào luật pháp và đe dọa chủ quyền các nước”.

Phó tổng thống Mỹ trong chuyến thăm VN.

Bốn năm- nhiều người gọi là bốn năm bỏ mặc - thông điệp và chỉ dấu nhầm lẫn và sai lạc dưới thời cựu tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ dưới thời Joe Biden đang trở nên rõ ràng với các cam kết trở lại khu vực.

Đồng minh Anh của Mỹ cũng trở lại trong khu vực, với một động thái mạnh mẽ chưa từng có trong nhiều thập kỷ. Đội tàu tác chiến do tàu sân bay HMS Elizabeth dẫn đầu có cuộc hải hành qua biển Đông trên đường đến Nhật hồi tháng bảy, hành động tự do hàng hải gây phản ứng dữ dội từ TQ.

Với dấu hiệu cho thấy các tham vọng quốc tế lớn hơn, Bắc Kinh vừa xây xong bến tàu dài 330 mét đủ chỗ hàng không mẫu hạm đậu trong căn cứ hải quân của họ ở Djibouti, căn cứ duy nhất của TQ ở nước ngoài, nằm ở vị trí chiến lược ở cửa ngõ phía nam biển Xích Hải (có thể xem như một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa châu Phi và châu Á – ND). Từ đây, hải quân TQ dễ dàng theo dõi tàu bè đi và rời kênh Suez – để thu thập tin tức tình báo toàn khu vực. Có ít nhất 2000 lính hải quân đồn trú tại căn cứ Djibouti ngày càng mở rộng kể từ khi thiết lập từ tháng 8 năm 2017.

Ước chừng 80% tàu vận chuyển dầu nhập khẩu TQ đi qua Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca; ngoài ra, 95 % buôn bán của TQ với Trung Đông, châu Phi, châu Âu đi qua Ấn Độ Dương. Dưới cái nhìn của Bắc Kinh, quan trọng hơn, khu vực này dưới sự kiểm soát của đối thủ TQ: Hoa Kỳ và Ấn Độ.

Nhật và Úc, ít hại hơn cho lợi ích của TQ, cũng nằm trong danh sách.

Loại tàu ngầm nguyên tử Mỹ ký kết chế tạo với Úc.

Sự hiện diện mới thiết lập của TQ, không nghi ngờ gì nữa, đang đẩy sức hút an ninh, to lớn và quan trọng về mặt chiến lược, đến an nguy của các nước trên, đặc biệt khi TQ phát triển sức mạnh của mình bằng hai hàng không mẫu hạm, Liêu Ninh, Sơn Đông và một chiếc nữa đang xây dựng.

Sự quyết đoán ngày càng mạnh của TQ ở Ấn Độ Dương thấy được qua sự hiện diện của các tàu khảo sát và tàu ngầm của họ. Vào tháng giêng, website Tin tức hải quân ở Paris tường trình tàu TQ “ thực hiện việc vẽ bản đồ chi tiết đáy biển (Ấn Độ). Điều này liên quan đến chiến tranh tàu ngầm”. Nó còn phản ánh trong báo cáo bộ quốc phòng Mỹ năm 2020 rằng hải quân TQ sẽ có đội tàu Ấn Độ Dương “trong một tương lai không xa”.

Hàng không mẫu hạm Sơn Đông.

Rõ ràng người TQ muốn bảo vệ lợi ích kinh tế, đồng thời là lợi ích chiến lược ở Ấn Độ Dương, không hẳn dầu nhập khẩu từ Trung Đông, mà hiển nhiên hơn, tham vọng chiến lược to lớn của TQ: thách thức Hoa Kỳ, một siêu cường quân sự dẫn đầu thế giới.

Phúc trình năm ngoái của viện Brookings (một think tank của Mỹ) cho biết: “Mặc dù mục đích cuối cùng của TQ ở Ấn Độ Dương chưa ai được biết, rất rõ ràng rằng, lãnh đạo TQ tích cực theo đuổi các năng lực cho phép họ thực hiện một loạt các sứ mạng quân sự trong khu vực”.

Thỏa thuận tàu ngầm nguyên tử của Úc, chế tạo máy bay không người lái Mỹ-Ấn, các cuộc gặp gỡ và hoạt động ngày càng nhiều của Bộ Tứ, tất cả dưới cái nhìn của TQ là mối đe dọa đang mở rộng, một chiến lược nhiều mũi giáp công (a multi-pronged) thúc đẩy bởi nhiều nước liên kết, nhằm bao vây và ngăn chặn tham vọng toàn cầu của TQ.

Trong khi Hoa Kỳ và các đồng minh khoác lớp áo lên các động thái này dưới các mỹ từ “tự do” và “dân chủ”, trận tuyến đang vạch ra và các mảnh ghép được định vị cho những gì, có vẻ ngày càng gia tăng, như một cuộc xung đột Chiến Tranh Lạnh không tránh khỏi đang dần đến.

Nguyễn Long Chiến dịch (lược bỏ một số đoạn vì quá dài).https://asiatimes.com/.../us-encircling-china-on.../