(COVID-19 And Its Disruption Of Chinese Economy)
Bài phân tích của Kamal Madishetty, nhà nghiên cứu làm việc cho CRP, IPCS. NLC dịch.
Sự bùng phát tác hại của COVID-19 bắt đầu tại thành phố Vũ Hán, một trung tâm công nghiệp và hậu cần lớn, có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với Trung Quốc cũng như các khu vực rộng lớn hơn. Tác động đáng kể nhất là sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng sản xuất và lĩnh vực hậu cần. Do đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý đầu năm 2020 sẽ chậm lại đáng kể, đồng thời cũng kéo theo sự ì ạch tốc độ tăng trưởng cả năm.
TÁC HẠI ĐẾN SẢN XUẤT
Tỉnh Hồ Bắc - có thủ phủ Vũ Hán - là nguồn sản xuất thép, hóa chất, điện tử và phụ tùng ô tô, đóng góp hàng thứ bảy cho GDP của Trung Quốc. Sau khi dịch bệnh bùng phát, các đơn vị sản xuất ở Hồ Bắc đã hoàn toàn đóng cửa, trừ một số ít ngoại lệ.
Tỉnh bị phong tỏa từ ngày 23 tháng giêng, chính quyền nghiêm cấm các tuyến vận chuyển. Việc ngăn trở các chuyến chở hàng phát xuất từ Vũ Hán đến các nơi trong nước và quốc tế đã làm tê liệt hoạt động kinh tế toàn vùng. Một số lớn công nhân về quê ăn tết đã bị kẹt lại vì hạn chế giao thông dẫn đến thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực.
Do dịch bệnh tràn lan, chính quyền gia hạn thêm thời gian nghỉ tết từ 31 tháng giêng đến 10 tháng 2. Nhưng sự gián đoạn vẫn không dứt, bởi các công ty vẫn lo ngại việc khởi động lại các hoạt động sản xuất. Trong khi giao dịch ở các trung tâm tài chính như Thượng Hải và Bắc Kinh nối lại hoạt động từ ngày 10 tháng 2, hoạt động kinh tế vẫn còn lặng tờ trong những khu tập hợp sản xuất ở hậu phương. Các công ty trong những khu vực này lo lắng lây lan dịch rộng lớn trong đội ngũ công nhân làm việc sát cạnh nhau.
Chuỗi cung ứng ngành sản xuất điện thoại thông minh bị ảnh hưởng nặng nề nhất, sau khi đã quay cuồng với nhu cầu toàn cầu sụt giảm trong vài năm qua. Hầu như tất cả các thương hiệu điện thoại thông minh lớn trên thế giới đều lấy đầu vào từ các nhà cung cấp ở Trung Quốc. Sản xuất trong các đơn vị như vậy đã ngừng trệ thê thảm.
Nhà cung ứng hàng đầu cho Apple, và cũng là nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, Foxconn, vẫn còn đang đóng cửa. Cũng không rõ khi nào nó phục hồi hoạt động sản xuất. Theo dự báo của công ty International Data, các chuyến hàng điện thoại thông minh của Trung Quốc rơi xuống 30% trong quý đầu năm nay. Các chuyến hàng khác, theo nghiên cứu của công ty Canalys, sự sụt giảm tương tự còn ác liệt hơn. Do bản chất tích hợp của chuỗi cung ứng hàng điện tử, sự gián đoạn mới nhất không chỉ tác động đến đầu ra ở Trung Quốc mà còn làm hại chuỗi giá trị toàn diện và các kênh phân phối ở rất nhiều quốc gia khu vực.
NGÀNH VẬN CHUYỂN HẬU CẦN VÀ DU LỊCH: CÚ ĐÁNH CHOÁNG VÁNG
Bùng nổ dịch cũng tác động xấu lên vận chuyển hàng và du lịch. Giống dịch SARS, giới chức TQ áp đặt các hạn chế đi lại nghiêm ngặt, làm tê liệt ngành vận tải. Các công ty hoạt động đường bộ, vận chuyển hàng hóa, và đường thủy bị thiệt hại nghiêm trọng. Mặc dù một số đã bắt đầu hoạt động nhưng mức độ vẫn ở dưới mức bình thường. Theo bộ giao thông, tính đến ngày 22 tháng 2, chưa tới 30% các công ty ngành vận tải nối lại hoạt động, trong khi giao thông trên đường cao tốc chỉ bằng phân nửa lúc bình thường.
Những hạn chế đi lại hàng không đến và đi từ TQ dẫn đến nhiều chuyến bay bị hủy. Khi ảnh hưởng này tác động rõ nhất lên các hãng bay nội địa, sự thiệt hại đối với các hàng không một số nước cũng rất đáng kể. Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, tổn thất do dịch bệnh gây ra cho doanh thu hàng không ở vùng Châu Á Thái Bình Dương dự kiến khoảng 27,8 tỷ đô la Mỹ, trong đó có 12,8 tỷ thiệt hại doanh thu đối với các hãng bay trong nước của TQ. Vì tổn thất cố định liên quan đến lao động, máy bay, và hoạt động mặt đất khó mà giảm xuống, các công ty hàng không trong khu vực thật sự đối mặt với nguy cơ phá sản.
Ngành du lịch có lẽ cũng tác hại đến châu Á và Đông Nam Á do hệ quả của giới hạn đi lại. Một số nước sống nhờ du lịch trong vùng tùy thuộc khá lớn vào khách du lịch TQ để có doanh thu. Theo IHS Markit, khách TQ chiếm ít nhất 30% các cuộc viếng thăm của người ngoại quốc đến Thái Lan, Nhật Bản, và Việt Nam. Họ cũng đóng góp đáng kể vào các quốc gia khác trong vùng như Singapore, Australia, và Campuchia. Sụt giảm mạnh mẽ các chuyến đến thăm của khách, như đã ước lượng trong trường hợp Singapore, sẽ là sự báo hiệu tác động nguy hại lên hoạt động kinh tế trong tất cả các nước này.
KẾT LUẬN
Tóm lại, tác động lây lan dịch lên sản xuất và dịch vụ sẽ làm chậm tăng trưởng trong quý đầu năm 2020 một cách đáng kể. Theo thăm dò mới đây của Reuters, các nhà kinh tế tiên đoán tăng trưởng trong thời gian này sẽ giảm từ 6 xuống còn 4,5 % theo so với quý trước. Tuy nhiên, tác động rộng lớn hơn cho tỷ lệ tăng trưởng cả năm vẫn còn chưa thấy rõ. Trong lúc tỷ lệ tăng trưởng cả năm (5,5% theo thăm dò của Reuters) chắc chắn thấp hơn 6,1% đạt được trong năm 2019, công việc còn tùy thuộc rất lớn vào chính quyền có sớm khống chế được dịch hay không.
Như vậy sẽ không có dấu hiệu chắc chắn nào cho thấy khủng hoảng đã chạm đáy. Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế cho rằng sự lây lan COVID-19 có thể được kiểm soát trong thời gian nhanh hơn đối với SARS từng kéo dài 6 tháng. Dù một kịch bản lạc quan như thế báo hiệu cho sự phục hồi kinh tế TQ vào cuối năm nay, điều đó cũng không chắc bảo đảm giảm bớt sợ hãi với cảm giác làm ăn bất an kéo dài trong rất nhiều tháng nữa.