(Coronavirus Is Killing China’s Factories (And Creating Economic Chaos)
Lời người dịch: VN không thoát nổi Trung thì cũng nên "bớt dính" Trung, tôi mạo muội nghĩ. Thêm Google và Microsoft (làm smart phone) chuẩn bị rời TQ qua Việt Nam. Mỹ còn sợ Tàu huống chi ta. Họ đối phó một bá quyền trong sự chuẩn bị chín chắn, không phải theo "tính khí sáng mưa chiều nắng" của Trump, tiết lộ của bài viết (hơi dài). "Time and tide wait for no man" (Dịp may không đến hai lần).
Bài của Gordon G. Chang, trên National Interest ngày 24 tháng 2, tác giả cuốn sách nổi tiếng The Coming Collapse of China (Trung Quốc trên đường sụp đổ). NLC dịch.
Hình như đây là một dấu chấm hết cho vai trò trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc. Một con vi rút – cùng sự ứng phó của một chính quyền toàn trị - đang kết liễu chuỗi cung ứng.
Những người Mỹ nổi giận. “Tôi liên hệ qua điện thoại với một số giám đốc bệnh viện ở New York, họ bảo đã có những hợp đồng với các công ty Trung Quốc và chờ những thứ như găng tay, khẩu trang y tế, các cái, đang trên tàu đến Mỹ, nhưng chính quyền Trung Quốc lại bảo ồ “không, không, quay tàu lại, nước ta đang cần những thứ ấy”. Đó là lời của Maria Bartiromo, trên truyền hình Fox Business hôm 19 của tháng này. “Làm sao người ta có thể tin nổi Trung Quốc giữ chữ tín nữa trong giao dịch làm ăn?”
Người phụ trách một kênh truyền hình có tầm ảnh hưởng lớn đang gióng lên hồi chuông lo lắng trên toàn nước Mỹ mấy ngày gần đây. Peter Navarro (tác giả cuốn Chết về tay Trung Quốc – ND) xuất hiện trên kênh truyền hình Fox News ngày 23, đưa ra nhiều lý do cho việc cắt đứt liên hệ với các nhà cung ứng Trung Quốc. Vị giám đốc phụ trách thương mại và các chính sách sản xuất của tổng thống Donald Trump, khi nhắc tới khẩu trang N95 dùng ngăn cản vi rút Covid-19 phát biểu: “Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các mặt hàng khẩu trang và đã quốc hữu hóa một xưởng sản xuất của Mỹ về mặt hàng này ở nước họ”.
Vi rút Corona phơi bày ra một lỗ hổng cực lớn. Người Mỹ hiện nay đang hút khẩu trang N95. Đó không chỉ là một sản phẩm họ cần. Các hãng xưởng ở Trung Quốc không thể mở cửa vì thiếu khẩu trang, trong nhiều lý do khác, vì vậy Bắc Kinh tiến hành giữ lại những sản phẩm họ sản xuất loại này trong nước. “Khẩu trang bảo hộ công nghiệp đã bị cấm xuất khỏi Trung Quốc”, ông Jonathan Bass, chủ nhân PTM Images có trụ sở ở Los Angeles nói với tôi như thế tuần trước.
“Trung Quốc cho thấy họ sẽ cấm xuất khẩu trang để bảo vệ dân chúng họ hơn là bảo vệ tất cả người dân khác”, ông Bass nói tiếp: “Điều này cho thấy Mỹ cực kỳ dễ tổn hại vì sự trở mặt (whim) của TQ trong việc cắt mất mặt hàng xuất khẩu liên quan đến an toàn, sức khỏe. Rồi chuyện gì sẽ không xảy ra tiếp theo? Thuốc men cứu mạng sống? Đất hiếm? Giày dép?
Hàng hóa gì đi nữa, sự gián đoạn trong cung ứng sẽ kéo dài hơn rất nhiều trong suy nghĩ của các nhà phân tích. Những chuyến tàu chở container khổng lồ không xuất từ cảng biển Trung Quốc, hoặc nếu có, cũng chỉ chừng 10% tải trọng. Ông Bass nói với tôi, “tại cảng sầm uất Long Beach, mật độ chuyển container giảm xuống còn 40%. Đó là hậu quả đóng cửa các hãng xưởng đặt tại Trung Quốc.
Các xưởng sản xuất của Trung Quốc dự trù mở cửa lại vào ngày 9 tháng 2, 10 ngày sau tết nguyên đán. Tuy nhiên, theo Simina Mistreanu , người viết về lãnh vực sản xuất của TQ cho tạp chí Forbes, nhận thấy rất nhiều nhà máy còn đóng cửa.
Chị trưng dẫn tình trạng quanh Thành Đô, chính quyền buộc các nhà máy phải bắt một công nhân sản xuất 2 khẩu trang mỗi ngày. Để khởi động sản xuất, một nhà máy phải chứng minh họ có dự trữ hai tuần khẩu trang trong kho. Khẩu trang không có, vì vậy, trong một cụm nhà máy sản xuất bên ngoài thành phố, chỉ có 5 trong 50 công ty trở lại hoạt động.
Có lẽ duy nhất một ngoại lệ là sự chậm trễ hoạt động thuộc công nghiệp quốc phòng.
Dù các hãng xưởng đang mở có thể hoạt động hết công suất, việc vận chuyển thì không thể. Các kho chứa hàng đóng cửa, sự vận chuyển cực kỳ khó khăn. Bass còn chỉ rõ thêm, các container đang bỏ ở bến cảng Thiên Tân và Ninh Ba còn kéo dài nhiều thời gian. Các container chuẩn bi đi Mỹ đang chất hàng, trễ hơn thường lệ 4 tuấn lễ.
Một số người tin rằng sự thiếu hụt sẽ rất dễ nhận thấy ở các cửa hàng bán lẻ nước Mỹ trong giữa tháng 4, nhưng những cửa hàng bán các sản phẩm có khối lượng lớn sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng bởi chúng thông thường chỉ được dự trữ thời gian cực ngắn. Một người bạn nói với tôi, Walmart (hãng bán lẻ lớn nhất thế giới -ND) một số điểm bán lẻ sẽ không có hàng trong tháng tới.
Và mùa xuân này mua được một Iphone cũng phải cố lắm. Ngày 17 tháng 2, Apple thông báo họ không đạt được dự đoán doanh thu quý đầu năm nay, một phần cũng vì sự thiếu thốn sản phẩm danh giá này.
Sự suy sụp kinh tế của Trung Quốc nghiêm trọng hơn suy nghĩ của nhiều người. Nhìn lại dịch cúm SARS năm 2002-2003, các nhà phân tích dự đoán điểm “V” – nhanh chóng – hồi phục.
Lần này, sự hồi phục có thể như điểm “L”, một phần sự đổ vỡ lần này lớn hơn nhiều ở biến cố trước. Ngay cả những công ty quản trị tốt nhất, họ cũng hết sức ngỡ ngàng. Apple đã dựa vào thị trường lục địa TQ, cùng nhịp đập với kinh tế Trung Quốc, nhưng công ty phát hành một chỉ dẫn lạc quan thái quá hôm 28 tháng giêng, đã phải công bố hơn ba tuần sau đó, một thông báo không đạt được con số doanh thu vào ngày 17 tháng 2. Điều này là chỉ dấu cho thấy sự xói mòn nhanh chóng của nên kinh tế Trung Quốc.
Và như thế, sự tùy thuộc của Mỹ lần nữa trở lại đối với những sản phẩm thiết yếu. Còn quan trọng hơn điện thoại thông minh, những rối loạn của Trung Quốc thiết nghĩ sẽ dẫn đến hậu quả không có đủ 150 loại dược phẩm bán theo toa, một số thuốc không thể có “dược phẩm thay thế”. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuần rồi tuyên bố họ muốn trở thành một phần quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng sản phẩm y tế. Dịch Corona rõ ràng đã mách bảo chúng ta phải đi một hướng khác. Sau hết, tại sao người ta lại muốn chuốc lấy nhiều hiểm họa hơn vì phải dựa vào một nước cung ứng không đáng tin cậy?
Xét về mặt chiến lược, người nước ngoài thực sự không có tầm nhìn khi dựa dẫm vào một chế độ hiếu chiến, kém bền vững nội tại, ở Trung Quốc để có sự cung ứng hàng hóa, dẫu cho sự dựa dẫm ấy có lúc gây rắc rối. Navarro nói với Bartiromo hôm chúa nhật: “Chúng ta không có đồng minh trong những khủng hoảng như thế này. Trở lại thời 2009 trong vấn đề dịch cúm gia cầm, những người bạn tốt nhất của chúng ta ở Úc, Anh, và Canada rõ ràng đã từ chối những cái chúng ta cần họ. Úc không chịu gởi cho chúng ta 35 triệu liều vaccine”.
Như Navarro nói, chính phủ đang làm việc “Thời của Trump” muốn giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng (supply-chain). Tổng thống Trump suy nghĩ rất sớm những vấn đề này một thời gian khá lâu. Vào ngày 21 tháng 7 năm 2017, ông ban hành một sắc lệnh hành chánh về công tác Lượng định và tăng cường sức sản xuất, nền tảng công nghiệp quốc phòng, sự chống trả (Resiliency) của Mỹ trước một Trung Quốc có lợi thế về cung ứng.
Nghiên cứu Nền tảng công nghiệp quốc phòng, như được biết, giúp thúc đẩy chính phủ áp thuế quan lên thép và nhôm năm 2018, theo đúng khoản 232 của điều luật Mở rộng giao thương 1962, nhằm duy trì nền tảng công nghiệp Hoa Kỳ. Thuế quan bị nhiều chỉ trích này là một bước đi hiệu quả, một biện pháp trước tiên và trên hết cho an ninh quốc gia.
Vì vậy, trong một ý nghĩa nào đấy, thuế quan mà Trump áp đặt lên Trung Quốc theo đúng điều khoản 301 của điều luật thương mại ban hành năm 1974.
Dĩ nhiên, các công ty có thể cung ứng hàng hóa giá rẻ một khi họ thiết lập các hãng xưởng ở Trung Quốc, nhưng giờ đây, thế giới tốt hơn nên thấu hiểu cái giá của hàng hóa rẻ. Dịch chuyển về hướng tự cung sẽ làm sản phẩm có phần mắc hơn, nhưng chí ít hàng sẽ không bị khan hiếm hơn.
“Walmart chủ trương bắt buộc các nhà cung ứng phải sản xuất tại Trung Quốc từng nói với khách hàng là để ‘tiết kiệm tiền, làm cuộc sống khá hơn’. Tuy nhiên, làm sao họ sống khá hơn nếu kệ bán trống trơn hàng hóa?”
Anh trong bai.