Friday, February 2, 2024

DỐT CHUYÊN TU, NGU TẠI CHỨC

Đây là câu thường nghe khi nhận xét những ai không được đào tạo giáo dục hệ chính quy.

Câu nói này không những sai mà còn kỳ thị nếu không nói là "hằn học".

Học, học cả đời, đó là hoài bảo, nguyện vọng chính đáng của con người chuộng tiến bộ. Chuyên tu, tại chức, là cách thức nuôi dưỡng ý muốn học hỏi, nâng cao hiểu biết, áp dụng trong công việc, đời sống xã hội, nói chung là một việc làm đáng trân trọng. Nhưng bản chất (nếu có) của  chuyên tu, tại chức là để "hợp thức hóa" một chức vụ, hay là một "đường tắt" dẫn đến một vị trí cao hơn trong công việc lại là vấn đề cần suy nghĩ.

Học để biết mà phục vụ và học để hợp thức hóa chức vụ, hai động lực này rất khó nhận biết.

Cách giải quyết vấn đề duy nhất: học tại chức nhưng phải thi "chính quy", nghĩa là khác cách học nhưng cùng một đánh giá kết quả: sinh viên "tại chức" thi chung với sinh viên "chính quy".

Đây là cách làm của giáo dục VNCH trước 1975.

Muốn "lên lon"(lên chức) rất nhiều sĩ quan quân đội có mặt trong các kỳ thi tú tài; muốn lên lương, các công chức chính phủ có mặt trong các cuộc thi đại học, chung phòng thi với các sinh viên.

Không tổ chức thi riêng cho binh sĩ quân đội, công chức chính phủ. Một anh đạp cyclo có thể cùng phòng thi cấp đại học với một anh công chức muốn được lên ghế trưởng phòng. Học "hàm thụ" tức người học không phải có mặt ở trường, chỉ có mặt khi thi tốt nghiệp. Bằng cấp sẽ không phải ghi hệ "tại chức" (hàm thụ) hay hệ "chính quy". Công bình: mọi người ai cũng có thể học thi lấy bằng cấp, từ một công nhân làm giày dép đến người đang là quận trưởng (hay tại chức).

Liệu cách học, cách thi như hiện nay đối với ai "tại chức" có được gọi là công bằng không khi tốt nghiệp, một sinh viên miệt mài bốn năm đại học hao tốn biết bao công sức của mình, tiền bạc của cha mẹ, cũng có một cái bằng "y chang" vị quan chức vừa có lương, vừa có chức, đôi khi "đi học" có xe đưa đón, vì: