Sunday, March 10, 2024

CÓ LẼ ĐẪ ĐẾN LÚC THỪA NHẬN Huawei là một mặt trận tình báo của Trung Quốc

(Maybe it’s time to accept that Huawei is a Chinese intelligence front)

Gã khổng lồ công nghệ bị dính thêm một tai tiếng gián điệp nữa.

Thành lập năm 1987 ở phía nam thành phố Thâm Quyến,Công ty công nghệ Huawei chẳng mấy chốc trở thành tay chơi hàng đầu trong công nghệ thông tin toàn cầu. Từ năm 2012, nó đã trở thành nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.

Năm ngoái, Huawei đã thay vị trí hãng Apple trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh thứ nhì thế giới sau Samsung, Hàn Quốc. Hoạt động trên 170 nước, Huawei đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế toàn cầu và  Trung Quốc.

Tuy nhiên, đã dấy lên nhiều câu hỏi về công ty, khởi đầu từ sự kiện người sáng lập kiêm tổng giám đốc điều hành Mạnh Chính Phi, cựu chuyên  gia cao cấp về công nghệ thông tin của Quân đội nhân dân Trung Quốc.

Nhiều năm, phản gián phương Tây lặng lẽ cảnh báo mối liên hệ giữa  Huawei  với quân đội TQ và các cơ quan an ninh. Mới đây, những cảnh báo đó đã dần rõ rệt.

Tháng hai năm ngoái, ba lãnh đạo của “ba ông lớn” tình báo Hoa Kỳ cảnh báo những người Mỹ về việc mua điện thoại của hãng Huawei mà họ xem là nguy hiểm về mặt an ninh.

Như giám đốc cơ quan tình báo FBI Christopher Wray giải thích: “Chúng ta hết sức quan ngại về nguy cơ cho phép bất kể công ty hay đơn vị nào được chính phủ nước ngoài hỗ trợ,những nước không cùng chia sẻ những giá trị như chúng ta.

Nó có thể đem đến khả năng đánh cắp hoặc thay đổi thông tin theo ý đồ xấu. Nó cũng tạo khả năng thực hiện do thám trá hình".

Huawei phản đối, bảo mình vô tội, và cho đây đều  là âm mưu bất chính của người Mỹ chống lại họ; nhưng câu hỏi nghi ngờ ngày càng nhiều, và nay Huawei thấy mình đang nằm trong tầm ngắm của các cơ quan an ninh phương Tây.

Những điều tra như thế tạo ra nhiều thách thức cho những nỗ lực mồi chài của công ty thâu tóm thị trường công nghệ thông tin khắp thế giới, với sự xuất hiện của điện thoại di động thế hệ  5G.

Cuộc cạnh tranh khốc liệt cho doanh số không biết bao nhiêu tỷ đô la này có dây nhợ dẫn tới những hàng tít lớn của báo chí vào vào đầu tháng 12 năm ngoái, khi Mạnh Vãn Chu bị bắt ở phi trường Vancouver bởi nhà chức trách Canada theo yêu cầu của Mỹ với cáo buộc gian lận liên quan đến luồn lách cấm vận quốc tế đối với Iran.

Bởi vì nghi phạm không chỉ là giám đốc tài chính của Huawei mà còn là con gái người sáng lập công ty, việc bắt giữ bà Mạnh lập tức bùng lên những giận dữ ở Bắc Kinh.

Bà ta được tại ngoại sau 10 ngày bị bắt với số tiền thế chân 10 triệu đô la, được thả lỏng ở Vancouver, bị gắn chip theo dõi, có thể sẽ được dẫn độ về Mỹ.

Bắc Kinh tiếp tục gào thét chửi bới (howl curses) Canada về trường hợp bà Mạnh.

Hai công dân Canada tức thì bị bắt ở Trung Quốc về cáo buộc mơ hồ  là gây nguy hiểm an ninh quốc gia, trong nỗ lực trả đũa rõ rệt.

Tuần này, đại sứ TQ tại Ottawa kịch liệt chỉ trích việc bắt giữ bà Mạnh là bằng chứng cho thói vị kỷ và coi người da trắng là thượng đẳng của phương Tây (Western egotism and white supremacy).

Nhưng tức giận thực sự của Bắc Kinh  nhắm vào Hoa Kỳ, nước mạnh dạn đánh trả do thám tràn lan công nghệ hàng chục năm nay bởi người TQ, gây tổn thất nghiêm trọng nền kinh tế Mỹ.

Năm rồi chứng kiến quá nhiều việc bắt giữ công dân TQ dính líu vào hoạt động do thám mục đích kinh tế chống Hoa Kỳ, và vấn đề trở nên nghiêm trọng đến mức vào tháng 11 cơ quan tình báo FBI và bộ Tư pháp thiết lập nhóm cộng tác liên ngành nhằm đánh trả nạn Bắc Kinh ăn cắp tràn lan sở hữu trí tuệ. (to combat Beijing’s rampant theft of American intellectual property).

Nhiều thập niên, nền kinh tế phát triển mau chóng của Trung Quốc ăn mừng nhờ đánh cắp những bí mật thương mại, không ai ngoài Hoa Kỳ.

Do thám đã mang lại cho Bắc Kinh những gì nỗ lực nghiên cứu và phát triển của TQ không thể tự mình có được – chí ít là không nhanh hơn và rẻ hơn như thế.

Dưới thời tổng thống Trump, các cơ quan an ninh Mỹ cuối cùng cũng đã thấy ra đe dọa xâm nhập của người TQ đến an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ.

Về lâu về dài, cắt đứt việc tiếp cận dễ dãi của TQ đến những bí mật công nghệ thuần túy của phương Tây tạo ra trở ngại cho tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh trong lúc tổng thống Trump đang  hể hả đe dọa đánh thuế.

Hơn nữa, vấn đề do thám của TQ còn liên quan ngoài nước Mỹ.

Trên toàn thế giới, các nước đang lo sợ thói quen ăn cắp khi  họ thực hiện tình báo để mưu cầu lợi thế thương mại.

Ở Úc, hoạt động tình báo TQ xâm phạm nhiều - bao quát không chỉ việc ăn cắp công nghệ mà còn do thám và hoạt động khuynh đảo chính trị -  đến nỗi người đứng đầu tình báo quốc nội của Canberra đã cảnh báo mới đây về đe dọa hiện hữu, thực sự và tiềm tàng đến chủ quyền và an ninh nước Úc, bắt nguồn từ Bắc Kinh.

Chống trả đang xảy ra ở các nước trên thế giới, và hôm nay(11 tháng giêng) có tin động trời vụ bắt giữ ở Ba Lan, đe dọa phơi trần thực sự việc dính sâu vào hoạt động gián điệp quốc tế của Huawei.

Hai người đã bị giam giữ vì nghi ngờ làm tình báo cho Bắc Kinh. Một có quốc tịch Ba Lan, xác định tên Piotr D, cựu sĩ quan cao cấp cơ quan An ninh nội địa, một vị trí tiếp cận những thông tin nhạy cảm, bao gồm hệ thống truyền thông trong nội bộ chính quyền về truyền đạt bí mật thông tin, chỉ  dành riêng cho các quan chức chóp bu trong chính phủ. Có những báo cáo cho biết Piotr đã bị sa thải khỏi cơ quan an ninh vì các cáo buộc tham nhũng. Nghi can thứ hai, được biết  là Weijing W, công dân TQ và là giám đốc bán hàng của Huawei phụ trách ở Ba Lan; người ta nói ông này dính líu tới việc bán sản phẩm công nghệ thông tin cho các cơ quan nhà nước Ba Lan.

Ông ta đã làm việc cho Huawei ở Ba Lan từ năm 2011, theo tường thuật cùng năm Piotr bị sa thải khỏi cơ quan an ninh.

Chức vụ trước đó của nghi can người Ba Lan là phó chỉ huy bộ phận an ninh thông tin đã dấy lên nhiều câu hỏi hiển nhiên về công tác phản gián trong trường hợp này.

Cho đến nay, các sĩ quan an ninh nội địa đã lục tìm và nắm giữ bằng chứng ở các văn phòng Huawei tại Ba Lan , cũng như những văn phòng của Orange, tên một công ty viễn thông đã thuê Piotr sau khi ông ta rời cơ  quan an ninh trong cảnh sa cơ thất thế.

Hai người này đã bị cáo buộc tội do thám, đối mặt với án 10 năm tù nếu bị tòa kết án.

Vụ gián điệp chấn động ở Ba Lan đe dọa không phơi ra cái gì ngoài công ty  toàn cầu Huawei.

Nếu một quan chức cấp cao của Huawei dính líu vào điệp vụ do thám kiểu cũ – không chỉ là ăn cắp mạng – song song với một cựu quan chức cao cấp Ba Lan, phỏng chừng chống Vác-sa-va (thủ đô Ba Lan- ND), điều này sẽ khó mà giải thích khác đi.

Ngoài ra, nó còn chứng tỏ Huawei chính xác là tiền đồn cho các cơ quan tình báo Bắc Kinh mà các công ty phương Tây đã từng được cảnh báo ở mức độ ngày càng nhiều.

Chỉ dấu giao thương tương lai cho Huawei  - và TQ – sẽ là thảm họa (catastrophic)

Chỉ một tháng trước đây thôi, các học giả phương tây vẫn gọi là “hoang tưởng” (paranoia) cái khái niệm cho rằng Huawei  đã can dự vào công tác do thám nhân danh TQ.

Những gì trưng ra hôm nay  bởi cơ quan phản gián Ba Lan cho thấy không có gì là vô lý về khái niệm đó, bây giờ còn nhiều hơn là thuyết lý.

Mọi con mắt hiện nay đang hướng về Vác-sa-va để coi chính xác vụ gián điệp chấn động này phơi bày ra một góc khuất trong cái sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc .

John R. Schindler viết đăng trên Spectator của Mỹ ngày 11 tháng giêng 2019. Nguyễn Long Chiến dịch.