Carl Thayer, người Úc, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam, trả lời phỏng vấn, ngày 28 tháng 7 năm 2022. Luận điệu của Puitn đối với Ucraina năm 2022 không khác luận điệu của Đặng Tiểu Bình đối với VN năm 1979. Kỳ lạ thay, một số người Việt hiện nay lại ủng hộ t.ên xâm lược khát má.u này.
……………………………………………………………………
HỎI: Ông giải thích ra sao về hiện tượng này? Ông nghĩ nó có ý nghĩa gì về mặt xã hội không?
ĐÁP: Chia rẽ trong cộng đồng người Việt về cuộc chiến Ucraina là hậu quả của trải nghiệm cá nhân như học tập, sinh sống, và làm việc ở Nga hoặc Ucraina. Nhiều người Việt gắn bó với các nước chủ nhà của mình. Đa số họ sống ở Liên Bang Nga và điều này thể hiện trong các cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Lý do nữa, Liên Bang Xô Viết/Liên Bang Nga giúp đỡ VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, và còn được nhiều người Việt coi như là bạn tin cậy.
HỎI: Chiến tranh VN gây chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ, hậu quả của nó kéo dài hằng thập kỷ. Ông có nghĩ hậu quả (tương tự) sẽ có trong lòng người Việt Nam về chiến tranh Nga-Ucraina?
ĐÁP: Sự so sánh thích hợp nhất sẽ là giữa một nước Mỹ chia rẽ và một nước Nga tương đối đoàn kết về hai cuộc chiến do chính phủ (Mỹ) chống VN và chính phủ (Nga) chống Ucraina. Cuốc chiến ở Ucraina có lẽ sẽ kéo dài. Về mặt vật chất, người Việt Nam chẳng ảnh hưởng gì. Họ sẽ chờ dấu hiệu từ nhà nước mình. Khó khan thật sự khi cuộc chiến chấm dứt. Chính quyền VN phải có quyết định làm thế nào để khôi phục quan hệ với Ucraina và đóng góp bao nhiêu cho việc tái thiết đất nước này.
HỎI: Tôi tiếp xúc người Việt sống ở Ucraina phục vụ trong quân đội chống lại quân Nga. Những người này có một tinh thần chiến đấu cao; ông có thể giải thích vì sao như vậy?
ĐÁP: Có những điểm tương đồng giữa cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Nga của người Ukraine. Người Việt Nam biết rằng cuộc chiến của họ chống Mỹ sẽ không thành công nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, kể cả Ukraine. Họ cũng biết rằng Việt Nam sẽ cần sự hỗ trợ từ bên ngoài nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra. Nói cách khác, họ cảm thông và muốn thể hiện tình đoàn kết với các nạn nhân bị xâm lược
HỎI: Còn ông, ông có đứng về phía chống đối Nga xâm lược Ucraina không? Tại sao ông lại ủng hộ hay chống đối?
ĐÁP: Tôi hoàn toàn chống đối cuộc chiến Putin xâm lược Ucraina. Cuộc chiến vô cớ, thể hiện vô cùng man rợ việc chống lại dân chúng không có khả năng tự vệ. Putin phát động cuộc chiến không chỉ chống Ucraina mà cả các thành viên cũ của Liên Bang Xô Viết. Ngoài ra, cuộc chiến của Putin còn muốn làm bất ổn châu Âu và phá hoại NATO. Tôi lo lắng nhất Nga là một cường quốc hạt nhân và vì Nga là nước độc tài do đó không hề có sự kiểm soát và đối trọng đối với việc làm của Putin.
HỎI: Ông có nhận xét gì về thái độ người VN về cuộc chiến này? Dường như tôi thấy họ ủng hộ Nga.
ĐÁP: Tôi thật lấy làm lạ về quy mô ủng hộ của dân chúng đối với Nga và đường lối tuyên truyền của Putin mà truyền thông VN, tuy không chọn bên, cho thấy những sự thật cơ bản của cuộc xung đột. Có vẻ tôi thấy người Việt ủng hộ đường lối của Putin đang thực hiện gần giống như luận điệu mà TQ đã sử dụng khi tấn công VN năm 1979. TQ lập luận, rằng họ thực hiện “cuộc phản công tự vệ” vì VN khiêu khích dọc biên giới, rằng Hoa kiều “bị trục xuất và bị đàn áp” vì vậy VN cần phải được dạy một bài học. “Hoa kiều” ở Ucraina là cộng đồng người nói tiếng Nga ở miền Đông.
HỎI: Chính quyền VN có phản ứng đúng mức về chiến tranh Nga-Ucraina hay không?
ĐÁP: VN đặt lợi ích vật chất của mình lên trên luật pháp quốc tế trong phản ứng đối với Nga xâm lược Ucraina bởi vì họ phụ thuộc Nga về vũ khí và kỹ thuật quân sự để tự bảo vệ mình. Lấy ví dụ, Nga cung cấp cho VN hơn 80% lượng mua sắm vũ khí từ 1995 đến 2021. VN còn phụ thuộc gấp nhiều lần vào di sản này bởi vì hầu hết chuyên viên kỹ thuật quân sự VN đều nói tiếng Nga và từng quen thuộc với công nghệ Nga.
Sau ngày Nga xâm lược Ucraina, quan tâm đầu tiên của VN là bảo vệ mạng sống của 7000 người Việt sinh sống tại Ucraina. Phát ngôn viên bộ ngoại giao VN tuyên bố: “VN quan tâm sâu sắc cuộc xung đột quân sự ở Ucraina. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan thực hiện kiềm chế, tuân thủ Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tránh sử dụng vũ lực, bảo vệ dân chúng, duy trì đối thoại để tìm kiếm một giải pháp hòa bình”.
VN đối mặt với tình thế khó xử khi buộc phải bỏ phiếu ba nghị quyết chống Nga đưa ra tại Đại hội đồng LHQ. Trước cuộc biểu quyết, đại sứ Nga tuyên bố rằng, bỏ phiếu cho những nghị quyết ấy được xem như là một hành vi không thân thiện. VN bỏ phiếu trắng trong nghị quyết lên án Nga xâm lược và hậu quả nhân đạo gây ra bởi chiến tranh. VN bỏ phiếu chống nghị quyết loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền LHQ. Trong cả ba nghị quyết, VN chiếm thiểu số trong các nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng bỏ phiếu như VN nhưng chỉ là “một vỏ bọc ngoại giao”. Kể từ đó, VN duy trì vị trí khiêm nhường và trung lập.
Nguyễn Long Chiến dịch từhttp://srv/sruj/sbotphhh-kwbp/sstu/p2/kinhte/VNSplitUkraine_Thayer.pdf