Nhưng ít làm vĩ đại. Ngoại trừ đánh Mỹ, đánh Pháp, người Việt chẳng làm cái gì vĩ đại. Trong đầu lãnh đạo, VN sẽ là nước vĩ đại. Ví dụ: Hà Nội sẽ là thành phố của lương tri nhân loại hãy thành phố Hồ Chí Minh sẽ là “hòn ngọc Viễn Đông” trong tương lai (dù trong quá khứ Sài Gòn có tên như vậy). Vĩ đại nhất là VN sẽ cơ bản là nước công nghiệp vào năm 2020. Tương lai luôn luôn là niềm hy vọng của hiện tại. Nhờ lạc quan như thế nên dân lẫn quan luôn nằm trong top các nước hạnh phúc nhất thế giới dù mức sống hãy còn thuộc dạng “đang nghèo”.
Tôi mạnh dạn nhận xét như thế là có cái lý của mình. Nhìn vào cách quản lý vỉa hè ở cách đô thị tiêu biểu, quý vị sẽ thấy: nhếch nhác là cơ bản.
Khi du lịch qua Singapore, tôi thấy con cháu ông Lý Quang Diệu đáng nể hơn nhiều hậu duệ của cụ Hồ Chí Minh, cả hai vị đều được hai nước coi như hai anh hùng lập quốc.
Không phải họ sạch sẽ. Họ đáng nể ở tầm nhìn: làm đường, dù ở vùng xa trung tâm, họ luôn nghĩ đến người đi bộ. Họ dành hẳn lề đường cho người đi bộ. Có những lối cho người đi bộ khiếm thị nữa kia: những con đường lát gạch có gờ để những người mù có thể dùng gậy dò lối đi. Hầu như ở mỗi trạm xe điện đều có.
Khi khen đảo quốc nhỏ như Phú Quốc “văn minh”, tôi cũng áy náy và cảm thông cho VN chưa “văn minh” ( ở chỗ dành lề đường cho người đi bộ). Ở thành phố ta, lề đường không có ai …đi bộ. Đó là sự thật. Hoạ hoằn lắm, buổi sáng tinh mơ, có các bác lớn tuổi đi bộ thể dục. Cái này là nguyên do cho cái kia. Không có hệ thống xe buýt phủ khắp thì việc đi bộ không có là lẽ đương nhiên. Đường phố VN ồn ào, khói bụi, đầy người buôn bán, có chỗ tràn xuống lòng đường, thử hỏi, có ai đi “bách bộ “ thư giãn đâu mà cần lề đường? Chiếm dụng lề đường là lẽ đương nhiên. Nhưng nhà mặt tiền, chiếm lề đường để kinh doanh, buôn bán (để xe, đặt quầy) các chủ hộ coi lề đường là của họ. Có những chiếc xe hơi, hai bánh bị tạt sơn, đâm thủng lốp vì “dám” đỗ trước cửa tiệm, dù là trên mặt đường. Đã không dành lề đường cho khách bộ hành thì người sử dụng hay chiếm dụng lề đường, có ai phải trả phí “lề đường” cho chính quyền không? Hay xài chùa lề đường?
Nếu vì xe buýt chưa phổ cập, nếu vì ít hay không có người sử dụng lề đường thì ai chiếm dụng hay sử dụng chúng cần có nghĩa vụ phải đóng góp vào ngân sách quốc gia chớ.
Có ai thống kê bao nhiêu km lề đường được sử dụng ở các thành phố VN và số tiền nếu có đóng vào ngân sách nhà nước là bao nhiêu không?
Hay là mạnh ai nấy tính? Mạnh ai nấy chiếm. Và các bác đừng có ta thán về lề đường đấy nhá. Vì lề đường không phải là chuyện phù hợp cho “nghĩ vĩ đại”?