(Thich Nhat Hanh, poetic peace activist and master of mindfulness, dies at 95)
Reuters, ngày 22/01/2022: Thích Nhất Hạnh, thiền sư Phật giáo, thi sĩ, nhà hoạt động cho hòa bình, nổi tiếng chống chiến tranh VN thập niên 1960 vừa qua đời hôm thứ bảy bên các đệ tử tại ngôi chùa nơi ông bắt đầu một hành trình tu hạnh.
Danh khoản Twitter của thiền sư phát đi tin: “Cộng đồng phật giáo dấn thân Làng Mai thế giới kính báo, vị thầy kính mến của chúng tôi đã viên tịch tại chùa Từ Hiếu, Huế, vào lúc 0 giờ ngày 22 tháng 02 năm 2022 ở tuổi 95”.
Dấn thân với nhiều công việc to lớn và xuất hiện trước công chúng qua nhiều thập kỷ, Thích Nhất Hạnh, với giọng nói nhỏ nhẹ nhưng uy vũ về sự cần thiết “đi những bước trên đất như thể hôn nó bằng đôi chân”.
Năm 2014, ông bị đột quỵ không còn nói được và trở về Việt Nam sống những ngày cuối đời ở cố đô Huế, nơi ông sinh ra, sau phần hết cuộc đời lưu lạc xứ người.
Là nhà tiên phong Phật giáo ở phương Tây, ông thành lập đạo tràng “Làng Mai” ở Pháp, thuyết pháp đều đặn về thực hành tỉnh thức (mindfulness)- quán chiếu, tách khỏi ý niệm xét đoán – đến giới doanh nghiệp và các môn đồ quốc tế.
Trong một bài thuyết giảng, ông nói: “Bạn nên học biết đau khổ. Nếu biết đau khổ, bạn sẽ bớt đi rất nhiều đau khổ. Và nhờ thế, bạn biết dùng đau khổ để tạo an lạc và hạnh phúc”. “Nghệ thuật hạnh phúc và nghệ thuật đau khổ luôn luôn song hành”. ("The art of happiness and the art of suffering always go together").
Ra đời với tên Nguyễn Xuân Bảo năm 1926, Thích Nhất Hạnh xuống tóc đi tu khi nhà cách mạng tiền bối Hồ Chí Minh lãnh đạo phong trào giải phóng một nước Đông Nam Á khỏi ách cai trị của thực dân Pháp.
Nói được bảy thứ tiếng, Thích Nhất Hạnh giảng dạy ở đại học Princeton và Columbia những năm đầu thập niên 1960. Ông trở về Việt Nam năm 1963 tham gia phong trào Phật giáo chống chiến tranh Việt Nam, bằng những cuộc tự thiêu phản đối của một số thầy chùa.
Năm 1975, ông viết: “Tôi thấy người cộng sản và người chống cộng sản giết nhau và tiêu diệt nhau vì mỗi bên đều tin rằng, họ độc quyền chân lý. Tiếng nói của tôi chìm trong bom đạn và tiếng gào thét”.
‘NHƯ MỘT CÂY TÙNG’
Khi chiến tranh lên đỉnh điểm thập niên 1960, ông gặp lãnh đạo nhân quyền Martin Luther King, và thuyết phục vị mục sư này lên tiếng chống chiến tranh. King gọi Thích Nhất Hạnh là “sứ giả hòa bình và bất bạo động”, đề cử ông giải Nobel Hòa Bình. Trong thư đề cử, ông viết: “Cá nhân tôi chưa từng biết ai xứng đáng giải Nobel hòa bình hơn vị sư Phật giáo hiền hòa này từ Việt Nam”.
Trong lúc ở Mỹ để gặp mục sư King một năm trước, chính quyền Nam VN cấm chỉ Thích Nhất Hạnh trở về nước.
Vị sư đồng hành Haenim Sunin, người phiên dịch cho Thích Nhất Hạnh trong chuyến đi Nam Hàn, cho biết Thiền sư rất tĩnh lặng, tận tâm, và yêu thương. Haemin Sunim nói với Reuters: “Ngài như cây tùng lớn, giúp nhiều người an trú dưới bóng mình bằng lời dạy tuyệt vời về tỉnh thức và lòng từ bi. Ngài là một trong những người tuyệt vời nhất mà tôi từng được gặp”.
Các tác phẩm của Thích Nhất Hạnh, sự quảng bá ý tưởng tỉnh thức và thiền định được quần chúng tiến bộ đón nhận khi cả thế giới vật vã dịch bịnh, xã hội đảo lộn, mạng sống của mấy triệu người mất đi.
Thích Nhất Hạnh nói: “Hy vọng rất quan trọng, bởi vì nó làm cho giây phút hiện tại bớt đi đau khổ. Nếu tin tưởng ngày mai tốt đẹp, chúng ta có thể chịu đựng đau khổ ngày nay. Nếu bám vào hy vọng, bạn có thể hoàn toàn an trú trong phút giây hiện tại và khám phá ra niềm an lạc trong đó ”.
Nguyễn Long Chiến dịch theo https://nationworldnews.com/thich-nhat-hanh-poetic-peace.../