(Vietnam's Communists brace for next 5 years after big 2020)
"Kiểm soát tốt Covid, các gã khổng lồ công nghệ, sự bất đồng, liệu đảng có giữ kinh tế đi lên? "
(Party has COVID, Big Tech and dissent under control; can it keep the economy humming?)
HÀ NỘI: Các nhà lãnh đạo VN là một trong số ít người có thể gọi 2020 là một năm thành công. Giờ đây, họ nhắm tới thực hiện động lực phát triển đất nước vào năm 2021, khi một đại hội quan trọng sẽ đặt bước tiến tới trong 5 năm nữa – và điều căn bản là, họ quản chặt một xứ sở có 100 triệu dân, một đất nước đang sức trẻ, lớn mạnh, và rất năng động kinh tế.
VN có nhiều cái để ăn mừng trong năm nay. Đó là kiểm soát Covid-19, giới hạn chừng 1400 ca nhiễm, làm cả thế giới ganh tỵ. VN đứng vai trò chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần đầu tiên trong 10 năm nay, tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh trực tuyến khối 10 nước hồi tháng 11. Tức thì sau đó, họ tổ chức lễ ký kết trực tuyến lịch sử Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực, RECEP – một hiệp ước lớn nhất thế giới.
Nhưng những niềm phấn khởi qua những sự kiện đình đám này đã hết, đảng Cộng sản Việt Nam chú trọng vào chính trị trong nước – cũng như ai sẽ lèo lái quốc gia – khi Đại hội Đảng lần thứ 13 tới gần, có lẽ tháng giêng 2021.
Đại hội Đảng là một sự kiện quan trọng nhất của đất nước, tổ chức cứ 5 năm một lần, chọn ra lãnh đạo mới và đặt ra các mục tiêu kinh tế. Ông Nguyễn Phú Trọng, nguyên thủ đương nhiên của quốc gia, nói trong một hội nghị quân sự hôm mùng 7 tháng 12: “Đây là năm có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu 5 năm đặt ra ở đại hội thứ 12” (tháng giêng năm 2016.)
Lãnh đạo Đảng 76 tuổi, kiêm chủ tịch nước, kiêm bí thư đảng ủy quân sự trung ương, phát biểu: “Trong khi nền kinh tế VN cơ bản ổn định, Đảng còn tạo thêm niềm tin trong nhân dân nhờ kết quả tích cực từ chiến dịch chống tham nhũng và củng cố lại Đảng”.
Ở đại hội Đảng năm 2016, ông Trọng đề cử Nguyễn Xuân Phúc, lúc đó là phó thủ tướng, lên chức thủ tướng, buộc thủ tướng lúc đó Nguyễn Tấn Dũng phải rút lui khỏi chính trị. Ông Dũng, làm thủ tướng 10 năm, được xem là một trong những lãnh đạo thế lực nhất kể từ Lê Duẩn, kế tục trực tiếp Hồ Chí Minh, người thành lập Đảng năm 1930, vẫn được gọi kính trọng là “Bác Hồ”.
Tiếp theo cái chết của chủ tịch nước Trần Đại Quang năm 2018, ông Trọng tiếp nhận lấy chức vụ đó, điều hành hệ thống chính trị, nền kinh tế, ngoại giao cùng với Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Trọng và đội ngũ lãnh đạo đang tuyên bố chiến thắng trên ba mặt trận – trấn áp trên mạng nhắm vào quần chúng hiểu biết ngày càng tăng truyền thông xã hội; đấu tranh trong nội bộ Đảng chống lại thành phần chống đối; và nhất là ngăn chặn đại dịch corona.
Khi nhắc tới trận chiến thứ nhất, đảng Cộng sản VN từ lâu trấn áp các phát ngôn và hành động làm lung lay quyền cai trị độc đảng, và các giới chức chính quyền đẩy mạnh việc giám sát internet trong năm 2020.
Bùi Thanh Hiếu, một blogger nổi tiếng chỉ trích mạnh mẽ giới lãnh đạo ở VN, viết trên một bài đăng hôm ngày 4 tháng 9: “Tài khoản Facebook cá nhân của tôi bị ngăn chặn, có lẽ do đại hội đảng đang đến gần”. Mặc dù ông Hiếu viết ít hơn các bài chống đảng CSVN, Facebook gởi cảnh báo tiếng Việt lên tài khoản của ông, họ sẽ hạn chế nếu hoạt động bị cấm của ông còn tiếp diễn.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, bộ trưởng Thông tin và truyền thông, báo cáo trước quốc hội hôm ngày 6 tháng 11: “Các diễn đàn xuyên biên giới, đặc biệt là Facebook và YouTube, là lò (hotbed) phát tán tin giả ở Việt Nam”.
Ông Hùng còn nói, trung tâm theo dõi an ninh mạng được tăng cường của đất nước bây giờ có thể xử lý với 300 triệu tin đăng trên mạng xã hội mỗi ngày.
Sau nhiều lần thảo luận, ông Hùng phát biểu, Facebook đồng ý hợp tác 95% các yêu cầu chính thức đề nghị loại bỏ các bài đăng “độc hại” ("malicious"), tăng hơn 10%. Ông nói thêm, YouTube nâng tỷ lệ ấy từ 50 % lên 90%. Tỷ lệ ông Hùng nêu ra khớp với báo cáo minh bạch vừa công bố của hai công ty Mỹ.
Khác với Trung Quốc, Việt Nam không ngăn chặn truyền thông xã hội từ Hoa Kỳ. Con số sử dụng Facebook lên tới 61 triệu người tính từ tháng giêng năm 2020, theo tổ chức truyền thông xã hội trụ sở tại London “We are Social” (Chúng ta nối kết).
Nhưng ông Hùng nhấn mạnh các diễn đàn mạng đều tuân thủ luật pháp Việt Nam. Ông nói: “"Facebook, Google, Apple không đóng thuế ở Việt Nam, dù họ có hàng tỷ đô la tiền thu nhập”.
Ở mặt trận thứ hai, đảng CSVN của ông Trọng đang tấn công tham nhũng từ 2016, nhưng nhiều người lại coi đó là phương sách trấn áp kẻ chống đối trong hàng ngũ đảng.
Cựu thủ tướng Dũng là người có công với các cải cách, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế VN. Nhưng các người chỉ trích lại lý luận, tham nhũng tràn lan trong nhiệm kỳ của ông, kết quả là sự bất mãn quần chúng, dấy lên từ từ nhưng ngày càng nhiều đối với Đảng. Và, mặc dù ông Trọng “tiễn” ông Dũng đi, các người thân tín (của ông ta) vẫn còn nằm trong các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước.
Ông Trọng cũng cắt chức bí thư đảng ủy thành phố Hồ Chí Minh, Đinh La Thăng năm 2017, và sau cùng là bắt tù ông ta. Thất thoát khổng lồ dính tới Petro Việt Nam – xảy ra khi ông Thăng làm chủ tịch công ty dầu khí quốc gia là lý do chính thức, dù việc bắt giữ ông ta được báo cáo có dính tới cáo buộc tham nhũng. Cách nào đi nữa, ông cũng là ủy viên bộ chính trị đầu tiên bị bắt nhốt và phải án 30 năm tù giam.