Sunday, December 3, 2023

PHÓNG SINH

Cứ đến mùa Vu Lan thì vấn đề phóng sinh nổi lên. Chê nhiều hơn khen việc phóng sinh. Nhìn bức hình bên dưới, nhiều người bất bình. Ốc bỏ vào bao, chất thành đống, bên cạnh là vị sư với chiếc mõ, có lẽ đang tụng kinh, cho nhiều sinh linh trong bao ni- lông “siêu thoát” khỏi bàn tay con người. Ốc có thể chết khi nằm chồng lên nhau, chen chúc, ngột ngạt. Đổ xuống ruộng thành...

BẠN TRẺ VÀ YOGA.

Tôi có duyên quen nhiều bạn, bạn già đáng kính và bạn trẻ đáng yêu, nhất là bạn trẻ phụ nữ. Duyên có lẽ từ kiếp trước, hai bạn trẻ là người dạy Yoga. Yoga phát xuất từ Ấn Độ. Không quốc gia nào có nhiều nghịch lý bằng. Một quốc gia có hàng ngàn ngôn ngữ nhưng lại lấy tiếng của kẻ đô hộ mình làm ngôn ngữ chính; đất nước thương yêu con người nhưng lại có quá nhiều giai cấp,...

ĐỊA DANH: Muốn thay thì đổi?

Địa danh luôn gắn liền cuộc sống. Quê tôi tên Thường Đức. Hễ ai nhắc đến tên Thường Đức, ký ức tràn về trong tôi, có thể nói, ào ào như thác lũ. Có thể, giới trẻ quê hương tôi cảm thấy lạ lẫm với hai từ Thường Đức. Thậm chí mấy bác (tôi không gọi là mấy chú) bộ đội miền Bắc khắc hai chữ Thượng Đức, không làm cho giới trẻ thắc mắc là sai, trên tượng đài ghi nhớ gần 1000 liệ...

KIM BỒNG VÀ HUẾ

Đặt hai địa danh gần nhau, một ngôi làng quê và một chốn kinh thành, tôi sắp kể câu chuyện duyên nợ của cả hai: mộc Kim Bồng (1) và mỹ thuật gỗ Huế. Nhiều người nghĩ rằng, Huế đi trước Kim Bồng về mọi cái chứ không chỉ là nghề mộc. Mỹ thuật cố đô khác một trời một vực với nghề thợ mộc làng quê. Nhưng sự đời tréo ngoe không như người ta nghĩ. Nghề mộc làng Kim Bồng có trước...

QUÊ HƯƠNG

“Quê hương là chùm khế ngọt. Cho con trèo hái mỗi ngày”. Thi sĩ Đỗ Trung Quân tài hoa của tôi đã “vẽ đường cho hươu chạy”. Vì là “khế ngọt” nên người ta cứ “hái” mỗi ngày cái quê hương còn lắm nỗi lo toan. Đối với tôi, quê hương là khác. Khi xa đất nước dù đôi ba tháng, tôi vẫn thấy nhớ quê quay quắt. Cái quê đó là cuộc sống ồn ào sôi động của Sài Gòn đang vươn vai lớn mạn...

NỊNH

Ai cũng nghĩ nịnh là xấu nhưng thật ra nịnh rất tốt trong một số trường hợp. Chẳng hạn như Tú Xương: Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh. Không hiểu sao ông bà xưa có câu “ Đàn ông miệng quắp râu vô. Ham ăn với vợ, hàm hồ với con”. Râu là đặc trưng của nam giới. Quắp râu vô, nhiều người lầm tưởng “râu quắp” là tướng xấu; họ không hiểu ông bà ta dùng từ “quắp” diễn tả ý nghĩa cao xa hơn, không phải râu “quắp” là râu “cong” v...

ÔNG hay THẦY hiệu trưởng?

Vì sao tôi đặt câu hỏi ấy? Ông chắc chắn uy quyền hơn thầy, thời nay. Trước 1975, học sinh gọi hiệu trưởng là thầy mà không hề gọi là ông. Thầy hiệu trưởng – hay bất cứ thầy, cô nào- cũng gọi học sinh mình là trò. Người học sinh ‘ê càng’ nhất và sợ hãi nhất của mỗi trường là ông… giám thị. Nhưng học sinh vẫn gọi là thầy giám thị mà không gọi là ông giám thị. Thời ‘thai ngh...