Học lịch sử, tôi để ý sau các cuộc “cách mạng”, tàn phá dễ thấy hơn xây dựng. Và cuộc cách mạng nào cũng đem lại máu xương. Tôi không nói các cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật.
Sáng nay đọc status của một vị giáo sư uy tín. Chỉ là một đoạn văn ngắn hóm hỉnh và tinh nghịch nhưng có rất nhiều còm bên dưới, đa phần tập trung phê phán một facebooker có tên Quang Thắng. Nhìn hình trong status, giông giống chiếc phễu, anh ta viết, đáp lại một trưởng lão vào tuổi ông nội, ông cố: “Cái ống để ông Trang ngậm đầu nhỏ để chị, em “rót” nước vào mồm Mạc Văn Trang”.
Trong khi tôi đang viết status, số “bình luận” từ 47 vọt lên 81 bên dưới cái còm của ông Quang Thắng. Nghe đâu, cũng từ các bình luận, người ta biết anh này ở Huế (chưa chắc người Huế, vì trong cái còm khác anh ta dùng 'sỏ lá' thay vì 'xỏ lá') tốt nghiệp đại học sư phạm, nghĩa là đang làm nghề dạy học.
Không phân tích “nhân cách” một “kỹ sư tâm hồn”, tôi muốn nói đến sự “tàn phá” sau “cách mạng”. Đó là sự tàn phá đạo đức. Có thể còm chỉ trích người thầy của ngôn ngữ “không ai ngờ tới” sẽ vọt lên 100. Nội dung các chỉ trích này là lên án thái độ bất kính của một người thầy trẻ với một vị thầy già.
Nhưng có những chỉ trích lại…đi quá xa. Chẳng hạn: (Facebooker Tâm Tình Cuối Tuần): “CÁI ĐÁM DÂN MỌI MIỀN TRUNG chúng mày chỉ bít (biết) ăn nói mất dạy, bố láo ăn cắp. KHINH!” (hết trích).
Một người nói sai lại được “sửa sai” bằng một người nói quá…sai. Cái ông Quang Cảnh hỗn láo nào đó không thể đại diện cho cả miền Trung đáng yêu của tôi và hàng chục triệu người khác.
Sự tàn phá (chỉ ở một status) cho thấy một thực trạng đau xót: cái xấu dễ lan tỏa hơn cái tốt. Chỉ có một cái còm “xấu” mà có tới hàng trăm cái còm phản bác. Nếu xét đến sự chú ý thì một câu nói “thông tuệ”, một đoạn văn “uyên bác” trong một status thì câu “mất dạy” của vị tốt nghiệp đại học kia đang được chú ý gấp 10, gấp 100. Và trong những còm đáng “chú ý” ấy không thiếu một số còm đáng…buồn (như tôi trích ở trên).
Tôi ngờ rằng, chính câu nói “mất dạy” ấy lại là ý muốn sâu xa của tác giả: Tạo sự chú ý. Y biết câu nói đó là vi phạm tiêu chuẩn đạo đức thông thường của bất kỳ một người Việt nào. Tới đây, ta đã hiểu vì sao có kẻ muốn “đốt đền” đến thế.
“Hàm huyết phún nhân ố ư tại khẩu” (ngậm máu phun người máu trây miệng mình). “Chửi” thô lỗ “thằng mất dạy” không phải là giải pháp hữu hiệu. Đừng quan tâm anh ta, đó là cách để anh ta biết ra sự xấu hổ. Càng bị “chửi”, anh ta càng còm những câu “mất dạy” hơn về sau. Nhưng “Giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” (Nguyễn Đình Chiểu) lại là thái độ sống tôi đoan chắc của đa số những người Việt chân chính. Chẳng “tha” cái bất bình nhưng lại gây thêm bất bình khác - như câu “CÁI ĐÁM DÂN MỌI MIỀN TRUNG” - sẽ dễ dẫn đến cái tôi nói ban đầu là sự “tàn phá” khủng khiếp hơn.
Nói để dẫn đến tan vỡ dễ hơn nói để đem lại dựng xây. Ác nỗi: Ai cũng thích “dễ”, chẳng ai muốn “khó”.
Xem thêm Facebooker Mạc Van Trang