Sunday, February 4, 2024

CHỐNG DỊCH “BÌNH DÂN”

Bình dân thường thấy trong “quán cơm bình dân” hay “hớt tóc bình dân”. Sắp sống chung với COVID, lời quê của tôi cũng muốn đóng góp dông dài.

Có một cái cực kỳ quan trọng ít được chú ý: Tâm thế con người trước vi rút corona. Sợ hãi chiếm trọn tinh thần dân chúng khi chính quyền phát động “chống dịch như chống giặc”. Mỗi người dân là một pháo đài. Pháo đài tất phải cần súng đạn, cần bắn nhau với địch.

Sợ hãi càng lớn khi người ta thấy nước Mỹ tiên tiến hàng ngàn người chết vì dịch mỗi ngày. Ở Ấn Độ truyền thông cho biết người chết không đủ củi để thiêu. Ngày nào trên Facebook cũng có lời chia buồn người chết vì COVID. Thân nhân đưa người bịnh vào nhà thương và có người bịnh trở về trong hũ tro cốt khó, khăn mới tới được nhà. Rồi các khu cách ly FO, F1 mọc lên, người tiếp nối đi vào, đi ra.

Thời gian cách ly rồi chuyển qua bịnh viện dã chiến, tôi để ý: có người rất lo lắng (đa phần người lớn tuổi), có người “tỉnh bơ” (thanh niên), và thành phần “vô tư” nhất: trẻ em. Ba mẹ chúng bảo, một hai ngày đầu chúng hơi sốt, các ngày sau, chúng làm như chẳng có gì xảy ra dù xét nghiệm dương tính. Bố mẹ chúng sốt, nhức đầu, ho, sổ mũi…cũng vài hôm rồi hết. Cần cảnh giác và quan tâm y tế: người có bịnh nền (tiểu đường, ung thư, tim mạch…), và người quá béo phì. Vừa ra khỏi bịnh viện sau 23 ngày chữa trị COVID, vợ tôi (bệnh nền, 69) chứng kiến có 5 người qua đời cùng thời gian trong cùng một phòng. Tất cả họ có bịnh nền và khi đưa vào đó đều khó thở, bác sĩ cho thở oxy tức thời.

Hiểu cái nguy hiểm của COVID để đối phó nó hiệu quả. Hiểu biết sẽ bớt sợ hãi.

Lo sợ và bình tĩnh (hoặc không ý thức về bịnh như trẻ con) cái nào có ích lợi hơn? Tâm thế dân chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó dịch bịnh. Nhìn nước Nhật trong đại nạn sóng thần, chúng ta hiểu vì sao họ chóng vượt qua thảm trạng. Với hệ thống hùng hậu truyền thông, việc củng cố tinh thần người dân trong đại dịch đối với nhà nước là…chuyện nhỏ như con thỏ. Xem phóng sự Ranh Giới trên VTV để rơi nước mắt, để sợ hãi COVID và xem một đoạn phim bày tỏ sự can cường của bịnh nhân vượt qua cơn bịnh, cái nào có tác dụng cho tinh thần người dân? Nếu xem Ranh Giới để hiểu khổ nhọc của đội ngũ y bác sĩ, vậy khi chưa có COVID, họ không khổ nhọc hay sao? Không cần tuyên truyền, người dân vẫn trân quý sự hy sinh thầm lặng của hàng chục ngàn người áo trắng ngày đêm đối diện với hiểm nguy để giành lại sự sống cho đồng bào trong cơn hoạn nạn.

Tôi có lần nói đến “dân khí” trong chống dịch. Tôi lặp lại: Dân khí mạnh, COVID yếu. Thế thôi. Làm thế nào để nuôi dưỡng dân khí đối phó với dịch bịnh? Công việc này không phải người dân tự làm mà được. Họ cần truyền thông chính đạo. COVID không lạ lẫm với con người gần 2 năm nay. Những gói thuốc A, B, C cấp cho những F0 cách ly tại nhà quan trọng không kém những túi gạo, gói rau gửi tới những gia đình chịu tổn thất vì phong tỏa. Cho phép đi lại an toàn đối với người chích đủ 2 mũi, người chữa khỏi F0, dần dần nơi lỏng phong tỏa “cứng” bằng 5K để duy trì mạch sống xã hội và “ai ở đâu ở đó “ (rất nghiêm ngặt nhưng số F0 ngày nào cũng “ổn định“) cái nào có ích lợi hơn trong chống dịch? Đi lại, lưu thông, không nguy hiểm. Đi lại, lưu thông không an toàn (tạo lây lan dịch) mới nguy hiểm. Đi lại bằng công nghệ có bất lợi hơn đi lại bằng giấy phép?

Trong chữa trị đông y, các vị thuốc luôn vừa có“bổ” (nâng đỡ cơ thể) vừa có “tả” (đánh vào bịnh trong cơ thể). Chống dịch” bình dân” chính là chống dịch theo nguyên tắc như chữa bịnh đông y: Vừa bổ vừa tả.

5K chính là tả. Vắc xin và “dân khí” là bổ. Chắc chắn hàng rào kẽm gai không ngăn chặn được dịch. Hiểu biết mới là thành trì vững chãi. Trong kitô giáo có châm ngôn khá hữu ích: “Sự thông sáng sẽ giữ gìn ngươi” nhưng cũng có câu : “Chớ khôn ngoan theo con mắt của mình”. ( Buồn quá làm thầy giảng đạo một tý, mong quý vị lượng thứ).

PHIẾM LUẬN VỀ MỸ-TRUNG.

Trong cơn dịch bịnh, sự kiện ngoại giao quan trọng lại ít gây chú ý như lúc bình thường: Phó tổng thống Mỹ, sau đó là bộ trưởng ngoại giao TQ viếng thăm Việt Nam. Bà Harris không được tiếp đón trọng thể bằng Vương Nghị; ông này trực tiếp ngồi ngang hàng, nói chuyện với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dân đen tôi thấy “tức” giùm cho Mỹ. Nhờ Mỹ mà Biển Đông không trở thành ao nhà của Bắc Kinh. Ông bạn vàng keo kiệt với quà tặng vắc xin, thì anh chàng “đế quốc” rất hào phóng. Bạn quý giận lên là cho quân húc tàu ngư dân VN, chú Sam lại tặng VN tàu xịn tuần tra hàng hải. Hà Nội cho Washington thuê 99 năm 3,2 mẫu đất để xây toà đại sứ, dự kiến nghe đâu số tiền khủng hơn một tỷ hai Mỹ kim. Cái quan trọng: Quan chức VN thích cho con du học ở đế quốc dãy chết mà không dám đưa các quý tử sang nước XHCH anh em. Lòng thì ngả về Mỹ nhưng mặt thì hướng đến Tàu: Ngoại giao khôn khéo “tránh voi không hổ mặt nào”.

Đó là lý do vị nguyên thủ quốc gia tiếp kiến với Vương Nghị mà không nói chuyện với Kamala Harris?

Có người so sánh các vị lãnh đạo ngày nay không khác chi các vị vua anh minh thời xưa: Để giữ hoà khí với nước lớn (Trung Hoa), từ sau Lê Lợi, mỗi năm triều đình VN đều đúc tượng vàng Liễu Thăng để cống nạp phương Bắc. Thiên tài quân sự, không bao giờ thua trận, Quang Trung Nguyễn Huệ cũng phải làm lễ “ôm gối” để tỏ lòng kính trọng vua nhà Thanh, mua đường hòa khí, để “nuôi dưỡng sức dân” (chiến tranh rất hại).

Người quyền lực nhất nước tiếp Vương Nghị, một bộ trưởng, không tiếp Harris, một phó tổng thống, chính là muốn “giữ hoà khí” qua “kính trọng” đàn anh Trung Quốc?

Tôi thấy sự so sánh các vì vua nhún nhường trong quá khứ với các vị nguyên thủ quốc gia ngày nay trong quan hệ với một cường quốc đang nổi có chỗ…cần thưa lại. Khác nhau hoàn toàn.

Lê Lợi đánh thắng quân Minh, chém đầu tướng giặc Liễu Thăng. Quang Trung đánh tan quân Thanh, Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự vẫn, Tôn Sĩ Nghị phải chui vào ống đồng trốn chạy về nước. Sự nhún nhường của các vị anh hùng nói trên là sự nhún nhường của những người chiến thắng, anh hùng. Trong khi ngày nay, ngay cả tên gọi, người ta cũng không dám nhắc tới kẻ manh tâm xâm chiếm biển đảo, đâm chết ngư dân, dòm ngó giang sơn của tổ quốc, biết bao anh kiệt bao đời đổ máu mới dựng nên.

Giống một gia đình, VN cần có bạn hữu tin cẩn. Không mong chi “giàu vì bạn sang vì vợ”. Trước đây đế quốc Mỹ là kẻ thù từng đem bom đạn tàn phá lãnh thổ VN, nhiều người bị chết. Trung Hoa không từng xâm lược, giết hại dân lành, tiêu hủy văn hoá VN (như Vương Thông đốt sách, tàn độc, thời nhà Minh- có tổ tiên gì với Vương Nghị) ? Pháp không từng đô hộ nước ta 80 năm? Lòng tham vô đáy của thực dân xâm lược là nguyên do chính, trực tiếp và gián tiếp, dẫn tới hai cuộc chiến tranh Việt-Pháp và Việt- Mỹ cướp đi hàng triệu sinh linh con người VN vốn hiền lành, yêu chuộng hoà khí. Sau thù oán, tất cả họ đều trở thành bạn hữu với VN vì lợi ích đất nước của chính VN.

Sự xuất hiện của chủ nghĩa cộng sản và sự tham lam của thực dân, đế quốc đem đến thảm họa cho dân tộc Việt Nam. Ở vị trí “chiến lược”, VN buộc phải có bạn bè. Lịch sử Việt Nam có đủ đau thương để nhận biết ai là bạn thật sự (dù từng một mất một còn) và ai là bạn “Bề ngoài thơn thớt nói cười. Bề trong nham hiểm giết người không dao” (Nguyễn Du).

Nếu vận mệnh đất nước này thuộc về đảng CSVN thì một người dân như tôi không dám ho he ý kiến. Nhưng nếu vận mệnh đất nước thuộc về toàn dân, thì dân đen chúng tôi có quyền yêu cầu quý vị xác định dứt khoát và rạch ròi: Có nhất thiết chơi với người nào cũng phải “ngó trước dòm sau” xem có mếch lòng ai?

Nhiều người cho rằng ta với TQ như “môi với răng”. Môi hở răng lạnh. Bạn giúp ta rất nhiều trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ. Đúng. Quá khứ phải như thế. Nhưng liệu trong tương lai, Biển Đông của VN có thuộc quyền VN, hay ra và vào, một ngày nào đó, tàu thuyền VN phải xin phép bọn bá quyền?

Không liên kết nước này để chống lại nước kia không có nghĩa là, không liên kết đồng minh nếu nước ta bị xâm hại chủ quyền. Phải rạch ròi như vậy. Và phải kiên cường như cha ông ta ngày xưa từng kiên cường:

“Nam quốc sơn hà, nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.

Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư “. (Lý Thường Kiệt).

Có người do dự khi muốn làm bạn với Mỹ, thấy trường hợp nhãn tiền: Trung Hoa dân quốc (Đài Loan kế thừa), VNCH, và mới đây nhất Afghanistan. “Làm bạn với Hoa Kỳ còn nguy hiểm hơn làm kẻ thù của họ” (cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu). Ông nói đúng thực tế. Nhưng cũng nên xem lại bối cảnh vấn đề. Tướng tá của Tưởng Giới Thạch khi đánh nhau với quân Mao Trạch Đông như thế nào? Thối nát, hàng tướng lĩnh, phải kết luận như vậy. Khí tài trang bị tận răng nhưng phải xách quần chạy ra đảo Đài Loan. Không lẽ người Mỹ phải đích thân cầm súng chống cộng sản Tàu? Khi gạt THDQ ra để CHNDTH thế chân vào hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, vì quyền lợi nước Mỹ, vì muốn chia rẽ khối XHCN, Đài Loan vẫn được Mỹ bảo trợ, có dễ dàng bị Bắc Kinh bắt nạt không?

VNCH là ví dụ không giống Đài Loan. Gần 10 năm Mỹ giúp người, giúp của, Sài Gòn thắng Hà Nội được không khi chính người Mỹ cũng “bó tay” với cộng sản Bắc Việt? Rồi quân đội chính quy Afghanistan, được Mỹ giúp đỡ 20 năm, cũng dễ dàng đổ sụp sau một tuần tiến công của quân Taliban “ô hợp”.

Tiên trách kỷ, hậu trách bỉ. Mỹ phải ở lại Nam VN và Afghanistan bao nhiêu năm, 10 năm hay 50 năm, thì khi họ rút đi, quân đội mới không đổ sụp. Trách Mỹ 1, trách mình 10. Sự có mặt của người Mỹ ở Đài Loan, Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Châu Âu (sau thế chiến) mang lại phồn vinh hay đổ nát?

Tổng thống Mỹ có ông nào giết hại dân Mỹ như Mao Trạch Đông giết hại dân TH, ngay cả những đồng chí vào sinh ra tử với ông ta? Có người Mỹ nào bỏ hoá chất cấm vào sữa để trẻ em đồng bào mình uống phải? Tại sao người giàu TQ tìm mọi cách chọn Mỹ để đưa con cái họ qua đó sinh sống mà không chọn ở quê hương mình?

Nước Mỹ dân chủ và trách nhiệm. Có một anh chàng da đen nào lại đắc cử tổng thống trong một xứ sở chỉ có 15% dân số là người da đen, nhưng số tù nhân da đen chiếm gần 40% tổng số người bị nhốt ở Mỹ? Một xứ sở khi khủng bố đánh sập toà Tháp đôi, trong hỗn loạn, người ta không chen nhau cản đường lính cứu hỏa đang chạy lên các tầng bị cháy, để rồi mấy trăm lính cứu hỏa cùng chết với hàng ngàn người khác khi toà nhà đổ sụp?

Vị tướng Tàu (tên Lưu Á Châu) kể lại lúc toà nhà sụp đổ chôn vùi gần 3 ngàn người, một phái đoàn cấp trung cao người TQ đang có mặt tại Mỹ. Họ vỗ tay hoan hô khi xem đến chỗ quay thảm cảnh chết người tàn khốc. Họ “vỗ tay trên những xác người”? (Trịnh Công Sơn). Tôi chắc chắn người dân thường Trung Hoa văn minh sẽ không làm như vậy.

Vậy là quá rõ. Cần chọn ai làm bạn.

Số phận VN gắn chặt về địa lý với một nước mà dân họ (một số người nào đó) còn không thương nhau huống hồ là người nước khác như chúng ta, vốn “1000 năm nô lệ giặc Tàu”.

Nhưng có phải số phận quá hẩm hiu đến mức VN buộc đánh mất quyền tự do “chọn bạn mà chơi “? Chúng tôi, những người dân, có quyền yêu cầu vị tổng bí thư cư xử với Kamala Harris không khác chi với Vương Nghị, đại diện hai quốc gia thân hữu, một cách tự tin và bình đẳng.

Vương Nghị và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, hãy thay thế kẽm gai.

(Tản mạn giải khuây mùa ôn dịch).

Nhiều người chê bai nhà chức trách “sáng sai chiều sửa, sáng mai sửa chiều mốt lại sai”. Đó là điều đáng mừng. Nếu người ta “kiên định lập trường”, không chịu sửa, có mà chết đùm cả đám. COVID làm đau đầu nhiều nước, cả nước tiên tiến như Hoa Kỳ. Người ta đối phó dịch bịnh dựa vào nghiên cứu dịch tễ, trong đó có thống kê. Ví dụ ở Mỹ với chủng cũ, số người chết ở độ tuổi trung bình 75 trở lên. Với chủng Delta, số người chết ở độ tuổi 50-60. Và trẻ em bị nhiễm vi rút chiếm 26%, trước đó có tỷ lệ khá thấp.

Ở VN, chúng ta có khảo sát nào chưa khi số người chết so với người bị nhiễm chiếm tỷ lệ có thể là khá cao so với thế giới? Khi dịch bịnh sẽ còn gây hại dài dài, việc tìm hiểu nó hết sức quan trọng. Các nhà khoa học VN có những công bố nào có tính định hướng cho dân chúng sắp tới phải “sống chung với lũ”? Sống dài dài với COVID.

Ngay cả ứng dụng công nghệ để giúp người dân, chính phủ, cho đến nay ông Vũ Đức Đam mới đề xuất “cần thống nhất một ứng dụng duy nhất. Ở Vũ Hán sau khi Tập Cận Bình “vi hành” đến ổ dịch, TQ áp dụng thẻ “xanh, vàng, đỏ” để kiểm soát việc đi lại của dân chúng ngay tức thì. Trao đổi học tập chủ nghĩa cộng sản, sao không trao đổi học tập khoa học kiểm soát dịch bịnh? Nói ngay trong nước, tại sao Đà Nẵng đi đầu việc áp dụng công nghệ trong việc cho phép người được đi ra ngoài mà Hà Nội còn đau đầu với giấy phép?

Không phải Đà Nẵng hơn Hà Nội về công nghệ (rất khó) nhưng Đà Nẵng xem trọng khoa học không kém ý chí chính trị. Nội cái việc “cho cách ly F0 tại nhà”, họ áp dụng rất sớm.

Mỗi nơi áp dụng cách chống dịch không giống nhau (có chỗ còn khoá cổng nhà F1, F2) biểu hiện tình trạng “cát cứ” trong quản trị đất nước.

Có nhiều người quy trách Sài Gòn để “toang” cửa ngõ cho COVID. Sài Gòn không phải là làng cổ Đường Lâm. Muốn đóng cổng là đóng, trong tích tắc. Sài Gòn là nơi hội tụ của đủ các thành phần trên khắp nước. Một thành phố mà bảng số xe  thấy trên đường gần hết phân nửa thuộc các tỉnh. Số người sống mất việc trong mấy tháng giãn cách, (mấy triệu người?) không là gánh nặng cho họ, cho chính quyền thành phố? Điều kiện sinh hoạt của đa số người lao động nhập cư thế nào? Số lao động nghèo tại chính thành phố sống chen chúc trong nhiều căn nhà tồi tàn, ngõ hẻm chật chội, có nơi tối đến người trong nhà phải ngủ sát nhau như cá đóng hộp. Các cơ sở y tế, bình thường chưa có dịch, ở Sài Gòn thế nào? Quý vị không vào bịnh viện (Ung Bướu, chẳng hạn) xem bịnh nhân sinh hoạt, để thấy thành phố oằn mình với tất cả ca bịnh nặng khắp tỉnh dồn về: quá tải.

PHIẾM LUẬN VỀ MỸ-TRUNG.

Trong cơn dịch bịnh, sự kiện ngoại giao quan trọng lại ít gây chú ý như lúc bình thường: Phó tổng thống Mỹ, sau đó là bộ trưởng ngoại giao TQ viếng thăm Việt Nam. Bà Harris không được tiếp đón trọng thể bằng Vương Nghị; ông này trực tiếp ngồi ngang hàng, nói chuyện với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dân đen tôi thấy “tức” giùm cho Mỹ. Nhờ Mỹ mà Biển Đông không trở thành ao nhà của Bắc Kinh. Ông bạn vàng keo kiệt với quà tặng vắc xin, thì anh chàng “đế quốc” rất hào phóng. Bạn quý giận lên là cho quân húc tàu ngư dân VN, chú Sam lại tặng VN tàu xịn tuần tra hàng hải. Hà Nội cho Washington thuê 99 năm 3,2 mẫu đất để xây tòa đại sứ, dự kiến nghe đâu số tiền khủng hơn một tỷ hai Mỹ kim. Cái quan trọng: Quan chức VN thích cho con du học ở đế quốc giãy chết mà không dám đưa các quý tử sang nước XHCN anh em. Lòng thì ngả về Mỹ nhưng mặt thì hướng đến Tàu: Ngoại giao khôn khéo “tránh voi không hổ mặt nào”.

Đó là lý do vị nguyên thủ quốc gia tiếp kiến với Vương Nghị mà không nói chuyện với Kamala Harris?

Có người so sánh các vị lãnh đạo ngày nay không khác chi các vị vua anh minh thời xưa: Để giữ hoà khí với nước lớn (Trung Hoa), từ sau Lê Lợi, mỗi năm triều đình VN đều đúc tượng vàng Liễu Thăng để cống nạp phương Bắc. Thiên tài quân sự, không bao giờ thua trận, Quang Trung Nguyễn Huệ cũng phải làm lễ “ôm gối” để tỏ lòng kính trọng vua nhà Thanh, mua đường hòa khí, để “nuôi dưỡng sức dân” (chiến tranh rất hại).

Người quyền lực nhất nước tiếp Vương Nghị, một bộ trưởng, không tiếp Harris, một phó tổng thống, chính là muốn “giữ hoà khí” qua “kính trọng” đàn anh Trung Quốc?

Tôi thấy sự so sánh các vì vua nhún nhường trong quá khứ với các vị nguyên thủ quốc gia ngày nay trong quan hệ với một cường quốc đang nổi có chỗ…cần thưa lại. Khác nhau hoàn toàn.

Lê Lợi đánh thắng quân Minh, chém đầu tướng giặc Liễu Thăng. Quang Trung đánh tan quân Thanh, Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự vẫn, Tôn Sĩ Nghị phải chui vào ống đồng trốn chạy về nước. Sự nhún nhường của các vị anh hùng nói trên là sự nhún nhường của những người chiến thắng, anh hùng. Trong khi ngày nay, ngay cả tên gọi, người ta cũng không dám nhắc tới kẻ manh tâm xâm chiếm biển đảo, đâm chết ngư dân, dòm ngó giang sơn của tổ quốc, biết bao anh kiệt bao đời đổ máu mới dựng nên.

Giống một gia đình, VN cần có bạn hữu tín cẩn. Không mong chi “giàu vì bạn sang vì vợ”. Trước đây đế quốc Mỹ là kẻ thù từng đem bom đạn tàn phá lãnh thổ VN, nhiều người bị chết. Trung Hoa không từng xâm lược, giết hại dân lành, tiêu hủy văn hoá VN (như Vương Thông đốt sách, tàn độc, thời nhà Minh- có tổ tiên gì với Vương Nghị) ? Pháp không từng đô hộ nước ta 80 năm? Lòng tham vô đáy của thực dân xâm lược là nguyên do chính, trực tiếp và gián tiếp, dẫn tới hai cuộc chiến tranh Việt-Pháp và Việt- Mỹ cướp đi hàng triệu sinh linh con người VN vốn hiền lành, yêu chuộng hoà khí. Sau thù oán, tất cả họ đều trở thành bạn hữu với VN vì lợi ích đất nước của chính VN.

Sự xuất hiện của chủ nghĩa cộng sản và sự tham lam của thực dân, đế quốc đem đến thảm họa cho dân tộc Việt Nam. Ở vị trí “chiến lược”, VN buộc phải có bạn bè. Lịch sử Việt Nam có đủ đau thương để nhận biết ai là bạn thật sự (dù từng một mất một còn) và ai là bạn “Bề ngoài thơn thớt nói cười. Bề trong nham hiểm giết người không dao” (Nguyễn Du).

Nếu vận mệnh đất nước này thuộc về đảng CSVN thì một người dân như tôi không dám ho he ý kiến. Nhưng nếu vận mệnh đất nước thuộc về toàn dân, thì dân đen chúng tôi có quyền yêu cầu quý vị xác định dứt khoát và rạch ròi: Có nhất thiết chơi với người nào cũng phải “ngó trước dòm sau” xem có mếch lòng ai?

Nhiều người cho rằng ta với TQ như “môi với răng”. Môi hở răng lạnh. Bạn giúp ta rất nhiều trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ. Đúng. Quá khứ phải như thế. Nhưng liệu trong tương lai, Biển Đông của VN có thuộc quyền VN, hay ra và vào, một ngày nào đó, tàu thuyền VN phải xin phép bọn bá quyền?

Không liên kết nước này để chống lại nước kia không có nghĩa là, không liên kết đồng minh nếu nước ta bị xâm hại chủ quyền. Phải rạch ròi như vậy. Và phải kiên cường như cha ông ta ngày xưa từng kiên cường:

“Nam quốc sơn hà, nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.

Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư “. (Lý Thường Kiệt).

Có người do dự khi muốn làm bạn với Mỹ, thấy trường hợp nhãn tiền: Trung Hoa dân quốc (Đài Loan kế thừa), VNCH, và mới đây nhất Afghanistan. “Làm bạn với Hoa Kỳ còn nguy hiểm hơn làm kẻ thù của họ” (cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu). Ông nói đúng thực tế. Nhưng cũng nên xem lại bối cảnh vấn đề. Tướng tá của Tưởng Giới Thạch khi đánh nhau với quân Mao Trạch Đông như thế nào? Thối nát, hàng tướng lĩnh, phải kết luận như vậy. Khí tài trang bị tận răng nhưng phải xách quần chạy ra đảo Đài Loan. Không lẽ người Mỹ phải đích thân cầm súng chống cộng sản Tàu? Khi gạt THDQ ra để CHNDTH thế chân vào hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, vì quyền lợi nước Mỹ, vì muốn chia rẽ khối XHCN, Đài Loan vẫn được Mỹ bảo trợ, có dễ dàng bị Bắc Kinh bắt nạt không?

VNCH là ví dụ không giống Đài Loan. Gần 10 năm Mỹ giúp người, giúp của, Sài Gòn thắng Hà Nội được không khi chính người Mỹ cũng “bó tay” với cộng sản Bắc Việt? Rồi quân đội chính quy Afghanistan, được Mỹ giúp đỡ 20 năm, cũng dễ dàng đổ sụp sau một tuần tiến công của quân Taliban “ô hợp”.

Tiên trách kỷ, hậu trách bỉ. Mỹ phải ở lại Nam VN và Afghanistan bao nhiêu năm, 10 năm hay 50 năm, thì khi họ rút đi, quân đội mới không đổ sụp. Trách Mỹ 1, trách mình 10. Sự có mặt của người Mỹ ở Đài Loan, Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Châu Âu (sau thế chiến) mang lại phồn vinh hay đổ nát?

Tổng thống Mỹ có ông nào giết hại dân Mỹ như Mao Trạch Đông giết hại dân TH, ngay cả những đồng chí vào sinh ra tử với ông ta? Có người Mỹ nào bỏ hoá chất cấm vào sữa để trẻ em đồng bào mình uống phải? Tại sao người giàu TQ tìm mọi cách chọn Mỹ để đưa con cái họ qua đó sinh sống mà không chọn ở quê hương mình?

Nước Mỹ dân chủ và trách nhiệm. Có một anh chàng da đen nào lại đắc cử tổng thống trong một xứ sở chỉ có 15% dân số là người da đen, nhưng số tù nhân da đen chiếm gần 40% tổng số người bị nhốt ở Mỹ? Một xứ sở khi khủng bố đánh sập toà Tháp đôi, trong hỗn loạn, người ta không chen nhau cản đường lính cứu hỏa đang chạy lên các tầng bị cháy, để rồi mấy trăm lính cứu hỏa cùng chết với hàng ngàn người khác khi toà nhà đổ sụp?

Vị tướng Tàu (tên Lưu Á Châu) kể lại lúc toà nhà sụp đổ chôn vùi gần 3 ngàn người, một phái đoàn cấp trung cao người TQ đang có mặt tại Mỹ. Họ vỗ tay hoan hô khi xem đến chỗ quay thảm cảnh chết người tàn khốc. Họ “vỗ tay trên những xác người”? (Trịnh Công Sơn). Tôi chắc chắn người dân thường Trung Hoa văn minh sẽ không làm như vậy.

Vậy là quá rõ. Cần chọn ai làm bạn.

Số phận VN gắn chặt về địa lý với một nước mà dân họ (một số người nào đó) còn không thương nhau huống hồ là người nước khác như chúng ta, vốn “1000 năm nô lệ giặc Tàu”.

Nhưng có phải số phận quá hẩm hiu đến mức VN buộc đánh mất quyền tự do “chọn bạn mà chơi “? Chúng tôi, những người dân, có quyền yêu cầu vị tổng bí thư cư xử với Kamala Harris không khác chi với Vương Nghị, đại diện hai quốc gia thân hữu, một cách tự tin và bình đẳng.

Bộ

TỔN THẤT DO THẢM HỌA COVID Ở VIỆT NAM

(Counting the cost of Vietnam’s Covid meltdown)

Thành công ngăn chặn Covid ban đầu ở Việt Nam trở thành thất bại do sự lỏng lẻo, thiếu tầm nhìn, và thiếu trầm trọng vắc-xin. (Vietnam's earlier Covid containment success has turned to failure due to laxity, myopia and a dire lack of vaccines)

Đặng Thanh Hằng, 27 tuổi, chủ cửa hàng nail ở Sài Gòn, thở dài nhắc lại gia tài bất ngờ mất trắng khi Covid-19 bùng phát ở thành phố lớn nhất nước.

Cô than thở: “Em phá sản rồi. Tất cả số tiền mẹ em và em tích cóp bao nhiêu năm bây giờ bay sạch”.

Hằng, quê ở Cần Thơ, đồng bằng sông Cửu Long, dùng toàn bộ số tiền dành dụm để mở cửa hàng. Cô và 4 người bạn thuê mặt bằng trên một con đường ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4 trước khi đợt dịch thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, ngày 27/4.

VN thành công ngăn chặn các đợt bùng phát dịch cho tới thời điểm đó, bằng việc phong tỏa ngắn ngày tùy vùng, có ảnh hưởng sinh hoạt bình thường trong năm.

Tuy nhiên, biến chủng Delta xuyên thủng biên giới đóng chặt trước khi bắt đầu lây lan nhanh chóng ở vùng phía Nam VN hồi tháng 5.

Tất cả các dịch vụ không thiết yếu ngừng hoạt động ở Sài Gòn ngày 31 tháng 5, nhưng các biện pháp giãn cách xã hội không ngăn được dịch lây lan.

Bắt đầu ngày 20 tháng 8, chính phủ cấm tất cả ai ra khỏi nhà, quân đội có nhiệm vụ đưa thực phẩm đến từng gia đình.

Mặc cho các biện pháp ngăn chặn vi rút nghiêm ngặt toàn nước, ngày 12 tháng 9, theo bộ Y Tế có gần 11,500 ca nhiễm mới, nâng tổng số nhiễm lên 613.375 người, với số chết 1279 ( ?).

Trong lúc vài hạn chế có nới lỏng mấy ngày gần đây, số chết trung bình trong bảy ngày gần 300 ca. Người chết vì Covid-19 chiếm khoảng 2,5% trên tổng số người nhiễm, cao hơn mức tử vong trung bình của thế giới là 0,4%, vì nghèo khó và quá tải y tế.

Tính đến ngày 11 tháng 9, VN chích một mũi vắc xin cho hơn 27 triệu người, trên tổng số 98 triệu dân. Với gần 4,7% dân số chích đủ hai mũi, VN có tỷ lệ chủng ngừa thấp nhất châu Á, nếu không nói là thấp nhất thế giới.

Ngày nay, những chủ doanh nghiệp như cô Hằng không còn lựa chọn nào khi các viên chức nhà nước thừa nhận vi rút vẫn tồn tại ở Việt Nam.

Ước tính vốn mất của mình chừng 4000 đô la Mỹ (hơn 80 triệu), cô Hằng nói: “Em không đủ tiền thuê nữa, nên mới trả mặt bằng, mướn một căn phòng nhỏ để ở tạm qua ngày”

Theo khảo sát của ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân do nhà nước kết hợp với trang tin VnExpress thực hiện, từ ngày 12 đến 22/8, gần 70% trong số hơn 21.000 doanh nghiệp khảo sát đã đóng cửa vĩnh viễn, phần lớn là do chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Số doanh nghiệp còn lại đang vật vã duy trì, nhiều doanh nghiệp không trụ nổi hết năm nếu tình hình (dịch bịnh) không cải thiện.

Thiếu tướng Vũ Quốc Bình, tiến sĩ y khoa, nguyên cục trưởng cục Quân y Việt Nam cho biết, những sơ suất gần đây của các cơ quan chức năng đã dẫn đến tình trạng “rối ren”. Ông nói thêm, tự tin quá mức nhờ thành công ban đầu ngăn chặn dịch của quốc gia đã tạo ra thói tự mãn.

“Ban đầu, chúng tôi nghĩ nước tôi “số một” trong chống dịch, nhưng rốt cuộc, VN mới hiểu ra, điều đó sai”. Ông ta nói thêm, thật là một sai lầm khi để tụ tập quá đông người trước đợt bùng phát hiện nay.

Ông nói tiếp, chính phủ đã không ưu tiên chích vắc-xin khi số ca lúc còn thấp: “Thời điểm đó, số ca nhiễm ở VN rất nhỏ, thế giới thì rất lớn, dẫn đến tâm lý chủ quan, để tụ tập đông người xảy ra (Ý ông ám chỉ tổ chức bầu cử, làm căn cước công dân?- ND)

Ám chỉ đến các kế hoạch thiếu lượng định trước dịch bùng phát, ông nói; “Thay vì tập trung vào vắc-xin, chúng tôi chủ yếu tập trung vào giãn cách xã hội”, và nhà nước cứ “nghĩ mình kinh nghiệm hơn các nước khác” nhờ các thắng lợi chống dịch năm đầu tiên.

Nhà chức trách VN vừa đảo ngược chiến lược “Sạch covid” (zero-Covid) vài tuần trước đây, khi thủ tướng Phạm Minh Chính thừa nhận hôm 28 tháng 8 rằng “chúng ta không thể khống chế hoàn toàn vi rút; chúng ta phải thích nghi, phải có phương sách phù hợp với tình hình”.

Nêu ra sự tổn hại cho cuộc sống, ba ngày sau, ông kiên định biện pháp mới, Việt Nam “không thể cứ cách ly và phong tỏa mãi mãi”.

Ông Bình cho biết, khi giãn cách xã hội nên tiếp tục theo cách nào đó thì biện pháp đang áp dụng lại quá khắt khe: “Áp dụng giãn cách xã hội cực đoan ở một số địa phương sẽ tác động tai hại lên nền kinh tế”.

DIỄN BIẾN HÒA BÌNH?

Nước ta có một lịch sử lâu dài chống ngoại xâm. “1000 năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày “ (Trịnh Công Sơn). Hoàn cảnh ấy ám ảnh mọi nhà cầm quyền Việt Nam- từ cổ chí kim. Giữ cho nước “khỏi mất” là nỗi lo lớn nhất, không phải xây dựng đất nước hùng mạnh để không “bị mất” mới là nỗi lo lớn hơn.

Tâm thức chống “Diễn biến hòa bình”, tôi cho là,  tâm thức  “mặc cảm” thiếu tự tin.

Áp dụng cho dịch bịnh, trước đây, ai nói “nên sống chung với Covid” là “phản động”, là diễn biến hòa bình. Bây giờ, “sống chung với Covid” không còn là “phản động” nữa. Tất nhiên sống với vi rút Corona không có nghĩa là phó mặc nó “tác oai tác quái”.

Có thời điểm, “phong tỏa” là thượng sách. Trung Quốc, thời gian 2 tháng rưỡi ở Vũ Hán, khống chế bùng phát nhờ biện pháp khắc nghiệt nhất, nghiêm ngặt nhất. Thành công là nhờ lúc ấy không có biến chủng Delta - lây nhanh hơn gấp chục lần và độc lực mạnh hơn. Họ nhiều tiền nên tổ chức khá tốt “hậu cần” cho những hộ bị phong tỏa, bên cạnh áp dụng công nghệ (giờ ta gọi là xanh, vàng, đỏ), cả drone (máy bay tự hành) theo dõi người ra khỏi nhà. Quan trọng nhất, họ có vắc xin (đến nay là 71% trên số dân 1,4. Mỹ- 53,1%) Anh - 64,8% theo CNN).

Ảnh: Trẻ em cũng phải tách khỏi gia đình đi cách ly.

Bây giờ họ còn áp dụng “biện pháp” cũ nữa hay không? Áp dụng khá hiệu quả. Ở tỉnh Phúc Kiến mới đây có 129 ca nhiễm, 57 người ở độ tuổi dưới 12. Tất cả đều bị đưa đi cách ly. Một trẻ 4 tuổi, xúng xính trong bộ áo bảo hộ ni lông, trên vai mang ba lô, một mình đi vào khu cách ly, khiến hàng triệu người trên mạng Weibo xúc động rơi nước mắt; cha mẹ em không được đi theo do quy định của nhà nước. Nhưng trong khu cách ly, các y tá, bác sĩ, trang trí trong phòng, trên lối đi, những hình ảnh đầy màu sắc, giúp các em nhỏ đỡ nhớ nhà. Ở VN có ai nghĩ đến thế không? Không. Lý do: F0 VN phát hiện mỗi ngày nhiều đến mức “chóng mặt” ở thành phố lớn nhất nước.

Với số dân Phúc Kiến 38,56 triệu người, 129 F0 cách ly tập trung là biện pháp thượng sách. Sài Gòn hơn 10 triệu dân, cách ly tập trung làm sao xuể hàng mấy trăm ngàn F0? “Học tập và làm theo” cũng cần sáng tạo và linh hoạt. Máy móc, chẳng thà đừng học.

Tại sao cũng cách ly, cũng phong tỏa, cũng nghiêm ngặt, chúng ta không thành công bằng người TQ? Chắc chắn ai cũng dễ dàng có câu trả lời.

Thành phố HCM phong tỏa nghiêm ngặt có thể nói nhất nước từ khi có dịch đến nay, từ thời điểm “ai ở đâu, ở đó”, với sự trợ giúp của quân đội. Số ca nhiễm mỗi ngày có thấp hơn trước phong tỏa nghiêm ngặt không? Phong tỏa lâu dài, nền kinh tế VN sẽ đổ sụp khi Sài Gòn là đầu tàu kinh tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói trong một clip (theo Facebook của Nguyễn Anh Tuấn): “Các đồng chí định phong tỏa đến bao giờ? Một nhà dính F0, các đồng chí phong tỏa cả khu phố. Một xã dính F0, các đồng chí phong tỏa một huyện…nhưng mà anh em, thôi để cho nó an toàn…cứ phát hiện có F0 là các đồng chí lại phong tỏa”.

HOA KỲ BAO VÂY TQ TRÊN NHIỀU TRẬN TUYẾN CHIẾN TRANH LẠNH MỚI.

(US encircling China on multiple new Cold War fronts)

“Thỏa thuận tàu ngầm nguyên tử Mỹ-Úc là một phần trong chiến lược liên kết thêm đồng minh nhằm chống lại, ngăn chặn sự nổi dậy và tham vọng của TQ”.

Bài của BERTIL LINTNER trên Asia Times ngày 20, tháng 9 năm 2021

Chiến Tranh Lạnh Ấn Độ-Thái Bình Dương đang nóng lên, khi các khối kình chống nhau ngày càng quyết liệt; một bên là đồng minh lỏng lẻo các cường quốc – do Mỹ đứng đầu – một bên là Trung Quốc độc tài toàn trị và các nước “vệ tinh” (satellites).

Ảnh:  Hải quân TQ đang khảo sát ở Ấn Độ Dương.

Phát súng đầu tiên khai mào cho cuộc đối đầu kinh tế bằng chiến tranh thương mại thời Donald Trump trở nên táo bạo hơn về mặt quân sự dưới thời Joe Biden.

Tuần qua, bước ngoặt leo thang đối đầu -  Mỹ và Anh chuyển giao công nghệ phát triển đội tàu ngầm nguyên tử cho Úc theo một thỏa thuận an ninh ba nước – tạo áp lực thêm cho các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông và các vùng biển khác.

Các tàu ngầm nguyên tử sẽ làm lệch cân bằng chiến lược khu vực, khiến TQ tập trung tiềm lực an ninh ở trận địa gần nhà nhiều hơn các trận địa ở xa. Từ viễn cảnh đó, thỏa thuận chế tàu ngầm là một bộ phận trong một chiến lược bao vây phối hợp mà Bắc Kinh coi như là mối đe dọa cho các kế hoạch củng cố và tăng cường sự hiện diện của TQ ở Ấn Độ Dương.

Trong khi đó, Hoa Kỳ và Ấn Độ vừa ký một thỏa thuận, hồi tháng bảy, chế tạo Vật thể tự hành, phóng đi trong không gian (ALUAV). Một thỏa thuận nằm trong Hiệp định Nghiên cứu, Phát triển, Thử nghiệm và Thẩm định giữa bộ quốc phòng hai nước, ký lại từ năm 2015. Thông báo hồi ngày 3 tháng 9 mô tả thỏa thuận là bước tiến mới “làm sâu sắc hơn hợp tác công nghệ quốc phòng giữa hai nước  thông qua cùng phát triển khí tài quân sự”– khỏi phải nói, mục tiêu là nhắm vào TQ.

Như một khiêu khích, Hoa Kỳ và Nhật Bản thực hiện các cuộc tập trận lớn nhất kể từ năm 1993, tuy riêng rẽ nhưng không thể coi là bất ngờ cùng lúc Đài Loan tiến hành một cuộc thao diễn quân sự lớn nhất có tên là Hùng Phong nhằm nâng cao sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp bị TQ tấn công.

TQ coi Đài Loan tự trị như một tỉnh “nổi loạn” cần phải “sáp nhập” về lục địa, Tập Cận Bình coi việc lấy lại là ưu tiên trước mắt. Sự sáp nhập Đài Loan về lục địa sẽ làm hỏng ưu thế chiến lược của Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, biến đảo quốc này thành tâm điểm của một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới.

TQ không thấy nêu ra tên là mục tiêu của các thỏa thuận, hợp đồng, và các cuộc tập trận mới đây. Thật ra, quan chức chính quyền Biden nói với phóng viên thỏa thuận chế tạo tàu ngầm nguyên tử giữa ba nước đặc biệt “không nhắm vào Bắc Kinh”. Thỏa ước giữa Mỹ và Ấn cũng không nhắc tới hai từ TQ.

Nhưng điều ấy không thể hiểu sai rằng Biden đang thể hiện quyết tâm của mình xây dựng các liên minh cường quốc cùng lý tưởng đối phó với sự một TQ trỗi dậy. Liên minh đó gọi là Đối thoại an ninh bốn nước, hay Bộ Tứ, gặp nhau hôm 24 tháng 7 ở Washington.

Bộ Tứ (The Quad) lọt tầm bắn của TQ. Hoàn Cầu thời báo, cái loa của đảng CSTQ, chế giễu: “Thượng đỉnh Bộ Tứ cho thấy kết quả khá bèo: Mỹ, Úc, Nhật, Ấn là ‘bốn bệnh nhân cùng phòng với các căn bệnh khác nhau’: thiếu bác sĩ ”. Tờ báo còn thêm: “Hội nghị thượng đỉnh chẳng làm chuyện gì ra hồn (sic) để chống được TQ, mặc dù thông cáo chung không nhắc tên TQ”.

Lữ Xuân, chuyên gia nghiên cứu về Mỹ của viện Khoa học xã hội, nhận xét: “Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan là một tổn thất lớn cho Ấn Độ; Úc thì từ bỏ lời hứa không khai thác quặng mỏ gây biến đổi khí hậu; Nhật đang trải qua tình hình chính trị rối ren, và thật thiếu khôn ngoan khi gây sự với TQ về vấn đề Đài Loan”.