Saturday, July 16, 2022

Nhân bất học bất tri lý. Không chuyên môn vẫn cứ làm y tế. Luận về: LON VÀ LU



Sài Gòn sẽ không ngập nước như biển nhờ có lu của tiến sĩ, phó giáo sư đưa ra hứng trọn, trong đề xuất chống ngập đô thị. Trước rối với cái Lon, nay rối với cái Lu. L, sao rối dữ vậy “cưng”?
một ông “nhiều chiện”, thắc mắc và phát hiện: chị Lu này có bằng tiến sĩ nghiên cứu về Mã Lai và ông tiến sĩ thượng thư bộ học (ngọng L thành N) cũng có luận án về nước họ Mã này.
Tiến sĩ nhiều là hồng phúc cho dân tộc. Quan chức cần bằng cấp cao để đảm nhận chức vụ cao là đúng đắn.
Nếu người có bằng cấp giỏi thì quá tốt, bằng cấp dỏm thì hỡi ôi, hết đường hồng phúc khi họ phát ngôn nhiều câu khi nhắc lại, người ta tưởng là thế lực thù địch nó…xuyên tạc, chứ quan chức ai lại nói như thế.
Quốc hội công nhận bằng chính qui có giá trị ngang bằng tại chức. Tôi cho cái này là đúng. Bằng quốc gia đã cấp đều có giá trị ngang nhau. Phân biệt hai loại bằng khác nhau là khi dễ “tại chức” và “chuyên tu” hay sao?
Nhưng tôi muốn thêm: người học tại chức và chính qui theo hai hệ riêng nhưng phải thi chung, đó mới thực sự công bằng.
Thời VNCH, những công chức và binh sĩ vì công vụ không đến được trường nhưng họ có quyền lấy bằng cấp cho công việc và cho thăng tiến qua học “hàm thụ” (nhận tài liệu về nhà tự học). Họ buộc phải thi cùng học sinh nếu là cấp trung học, và sinh viên nếu là cấp đại học.
Học tập không hạn chế độ tuổi, không hạn chế cách học (tại chức, chính qui) là lối giáo dục đại chúng và nhân bản nhất.Tại sao ngày nay người học tại chức không thi chung với người học chính quy? Câu hỏi tưởng khó nhưng ai cũng có thể trả lời, rất dễ.
Quay lại chuyện lấy bằng tiến sĩ. Tại sao người làm luận án tiến sĩ về một nước không phải là VN, trong khi những đề tài về nước VN không thiếu, lại làm quan chức cho nước Việt Nam?
Tất nhiên, đề tài của luận án không hạn chế phạm vi quốc gia đối với những người chuyên nghiên cứu hay giảng dạy, chứ không phải những người chuyên quản lý hay làm lãnh đạo.
Đây là chỗ hở trong công tác cán bộ, học đường làm nẻo, không cần đúng sở trường đã học, miễn có cái bằng tiến sĩ hay giáo sư là đủ tiêu chuẩn làm quan chức. Thế mới có chuyện Lu chống ngập và Lon đọc nhầm thành L.
Nước ta đang “sốt nóng” trước Lon nay Lu, biết đâu vài hôm nữa, một luận án tiến sĩ về “Tác động xã hội học của Lu và Lon trong cộng đồng mạng VN” sẽ ra đời.
Lại một tiến sĩ nữa.
(Bài cũ đăng lại nhân ồn ào chữ Việt không dấu LON VN, lon VN, rồi dùng LU chống ngập ở Sài Gòn).