Lời người dịch: Sau 1 sai lầm (của Mỹ), TQ đẩy mạnh nỗ lực gián điệp nắm lấy công nghệ Mỹ.
(After a Hiatus, China Accelerates Cyberspying Efforts to Obtain U.S. Technology).
Tôi dịch tặng quý bạn xem, để thấy người Mỹ mà còn bị người TQ “nắm thóp” công nghệ thông tin như thế , huống hồ chúng ta, chỉ là “tép riu” với họ về an toàn không gian mạng. “Luật An Ninh mạng” có bảo vệ nổi chúng ta trước người khổng lồ phương Bắc?
WASHINGTON —Cách nay 3 năm, Obama đạt 1 thỏa thuận với Tập Cận Bình ít tai ngờ tới: Chủ tịch Tập đồng ý ngưng hành vi nhiều năm xâm nhập vào hệ thống điện toán các công ty Mỹ, các cộng tác viên quân đội, các cơ quan chính phủ để lấy các thiết kế, bí mật kỹ thuật và bí mật doanh nghiệp, thường dưới danh nghĩa các công ty quốc doanh Trung Quốc.
Chính quyền Obama ăn mừng thỏa thuận, coi như một cam kết kiểm soát vũ khí hàng đầu về không gian mạng – và 18 tháng như vậy, số lần tấn công mạng của TQ giảm xuống. Nhưng chiến thắng chỉ thoáng qua.
Ngay khi Trump nhậm chức, gián điệp mạng của TQ trở lại lần nữa và, theo nhân viên tình báo, các nhà phân tích, đã gia tốc trong năm ngoái khi mâu thuẫn và căng thẳng mậu dịch bắt đầu đầu độc quan hệ giữa 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.
Bản chất gián điệp của TQ đã thay đổi. Các hackers của Quân đội đội nhân dân – một đơn vị nổi tiếng, Đội 61398, đã xé toang (tore through) các công ty Mỹ cho đến khi tác vụ từ một căn cứ ở Thượng Hải bị phát giác năm 2013 – buộc phải xuống thang, một số bị Hoa Kỳ lên án. Nhưng hiện nay, các nhân viên tình báo và những người phân tích nói rằng, số hacker này được thay bằng những đặc vụ dấu mặt trong các cơ quan tình báo quốc gia.
Những đặc vụ này tăng cường sự chú tâm vào sức mạnh thương mại và công nghiệp Mỹ, nhất là những kỹ thuật người TQ tin tưởng có thể đem lợi thế quân sự cho họ.
Kết quả là điều đó đưa đến hàng loạt án hình sự, bao gồm một vụ bắt giữ chưa từng có, và dẫn độ từ Bỉ, sĩ quan tình báo Trung Quốc vào tháng 10. Chính quyền Trump cho rằng vụ bắt giữ phản ánh quyết tâm phản công lại mối đe dọa từng làm phẫn nộ một số các công ty mạnh nhất Hoa Kỳ.
“Chúng tôi chắc chắn đã thấy có thay đổi hành vi quá 1 năm rồi”, Rob Joyce, từng là điều phối viên mạng của TT Trump, nhận xét trong buổi họp Thượng đỉnh Không gian mạng Aspen ở San Francisco vào tháng trước.
Ông Trump và các cộng sự thường gợi ý rằng nỗ lực thủ đắc công nghệ của TQ đồng nghĩa với ăn cắp. Làm như vậy, họ xóa nhòa lằn ranh giữa ăn cắp công nghệ và những hợp đồng, trong đó các công ty đồng ý chuyển giao công nghệ cho đối tác sản xuất hay tiếp thị TQ đổi lại việc được tiếp cận thị trường ở đó – một thông lệ các công ty Mỹ thường xem như một hình thức tống tiền doanh nghiệp chứ không phải là ăn cắp thẳng thừng.
Ăn cắp thiết kế công nghiệp và sở hữu trí tuệ - từ những bản vẽ thiết kế về nhà máy phát điện hoặc tấm năng lượng mặt trời kỹ thuật cao, hoặc máy bay phản lực F-35 – là vấn đề niên viễn. Đại diện thương mại Mỹ phát hành một báo cáo tháng này cho biết chi tiết những trường hợp cũ và mới. Nhưng chính quyền chưa bao giờ tuyên bố việc trấn áp nạn ăn cắp và tấn công mạng là một phần của những cuộc thương thảo hay là chỉ như một yêu cầu rằng việc TQ ngừng hoạt động (ăn cắp, tấn công mạng), được thừa nhận trong thời Obama, là hành vi bất hợp pháp.
Nhưng khi Trump và Tập chuẩn bị gặp nhau tại Hội nghị G20 ở Á Căn Đình tuần này, gián điệp doanh nghiệp từ TQ đã một lần nữa nổi lên như một sự bất bình chính của người Mỹ.
Bất cứ lý do gì việc đánh cắp công nghệ đã trở lại, chuyện vẫn còn là Trump đang cố sử dụng thuế quan và những đe dọa hạn chế nhiều hơn nhằm đạt một thỏa thuận mới với Tập Cận Bình, người mà một lần nữa, có lẽ giải quyết những thói quen làm ăn của TQ, một thời ông Obama tưởng là đã ngăn được.
Những quan chức thương mại và tình báo Mỹ, cũng như các chuyên gia của các công ty an ninh mạng tư nhân, tất cả đều hiểu rằng thỏa thuận trước đây (năm 2015) đã hoàn toàn tan vỡ.
Họ đều thống nhất rằng, như vậy vẫn còn rất khó mường tượng ra thỏa thuận nào đạt được giữa Trump và Tập sẽ trở thành một giải pháp bền vững cho vấn đề từ những năm trước, vấn đề có lẽ ăn sâu trong những cái nhìn hoàn khác nhau về chuyện có thể tạo ra một nền tảng cạnh tranh hợp lý.
“Hệ thống chính trị khác nhau, cho nên tôi nghĩ, không bao giờ có hy vọng dự thảo một cam kết như thế sẽ kéo dài được lâu”. Một cựu quan chức chính phủ đang điều hành công ty tư vấn An ninh Madeira, trụ sở ở San Jose, California đã nói.
Tại sao gián điệp mạng lần nữa trở thành gai góc là vấn đề bàn cãi. Một số quan chức và các nhà phân tích gọi nó là nguyên cớ đang làm xấu đi quan hệ thương mại, số khác thì gọi là hiện tượng. Số nữa thì cho rằng, thắt chặt kiểm soát xuất khẩu của Mỹ trong những ngành mũi nhọn như hàng không, luật hóa đầu tư của TQ vào khu công nghệ cao Silicon Valley – những cái mà T.Q. xem như chiến lược “ngăn chặn” (containment) làm cản trở sự trỗi dậy về địa chính trị cũng như công nghiệp của họ - sẽ dẫn tới việc người TQ lại lần nữa cố ăn cắp những gì họ không thể mua được.
Động cơ về thỏa thuận năm 2015 là một trong những hoạt động gián điệp trắng trợn nhất chưa từng có, được thực hiện bởi chính quyền Trung Quốc: trong hơn năm qua, đã dịch chuyển 22 triệu hồ sơ bảo đảm an ninh mạng, nhắm vào những quan chức, nhân viên quân sự, nhân viên tình báo, nhân viên hợp đồng người Mỹ.
Chính quyền Obama, phần vì do bối rối, đã nói rất ít về sự vi phạm, không bao giờ chính thức nêu tên TQ – trừ một sơ suất khi giám đốc tình báo quốc gia lỡ phun ra sự việc.
Trong chỗ riêng tư, nhân viên tình báo Mỹ kết luận rằng người TQ đã thu thập dữ liệu khổng lồ về ai làm việc với ai, làm việc gì, trong lĩnh vực an ninh quốc gia, và họ đã áp dụng kỹ thuật “ kho dữ liệu khổng lồ” (Big Data) để phân tích thông tin thu được. Cơ quan CIA không thể đưa nhân viên của mình đến TQ vì e sợ bị phát hiện.
Trong chỗ công khai, quan chức chính phủ Obama đưa ra cách bảo vệ tín dụng cho người Mỹ trong một vài năm sau khi dữ liệu bị xâm phạm – dường như lúc đó các đặc vụ của Tập đang tìm kiếm số thẻ tín dụng.
Nhưng Obama lấy tình huống này, và những đe dọa cấm vận, thúc ép Tập Cận Bình tiến vào cái gọi là “hiểu biết chung” rằng cả chính phủ Mỹ lẫn TQ sẽ không can dự vào tấn công mạng, xâm phạm sở hữu trí tuệ, và rằng cả hai sẽ cùng tìm kiếm luật lệ quốc tế cho lộ trình hành xử thích hợp về không gian mạng.
Tất cả đều bị lãng quên sau khi Obama rời khỏi chức vụ. Ông Trump thì không bao giờ công khai nhắc tới cam kết 2015.
Michael Kovrig, cựu ngoại giao Canada, hiện là nhà phân tích TQ của tập đoàn International Crisis, nói rằng TQ có sự nhận thức hoàn toàn khác về những gì được chấp nhận trong do thám gián điệp. Trong lúc đó, cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ chẳng hành động gì để giúp đỡ một công ty tư nhân đạt lợi thế với đối thủ ngoại quốc, ông ta nói, đảng CS Trung Quốc, thực sự đã khống chế tất cả các mặt chính sách ở đây, lại không rạch ròi như vậy.
“Nếu bạn xem tăng trưởng kinh tế như là trụ cột sinh tồn cho tính chính danh về chính trị cho đảng của mình, bạn sẽ làm bất kể thứ gì có thể để duy trì lợi thế cạnh tranh”. Ông ta nói.
Thực sự, đợt gia tăng mới đây nhất những trường hợp gián điệp doanh nghiệp – cả những trường hợp chưa được công bố - đều tập chú vào những ngành công nghiệp hệ trọng (của Mỹ) trong chương trình năm 2025 của Tập “ Made in China”.
Đây là kế hoạch "vượt mặt" Hoa Kỳ và những nước khác trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như hàng không, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, và điện toán lượng tử.
“Chúng ta thấy kế hoạch đó trong ngành kỹ thuật cao, trong các công ty luật, trong các công ty bảo hiểm”, Dmitri Alperovitch, một nhà sáng lập của CrowdStrike, người bước đầu hành nghề, đã phát hiện những toán hackers của nhà nước TQ đang nhắm đến Hoa Kỳ, và là người đã tìm ra ổ trú ẩn của họ sau cam kết 2015.
Với việc bắt giữ nhân viên tình báo ở Bỉ tháng 10 vừa qua, chính quyền Trump tuyên bố họ đã phát hiện ra cái mà phó giám đốc CIA, Bill Priestap, gọi là “chính quyền TQ trực tiếp giám sát gián điệp kinh tế nhắm vào Hoa Kỳ”(the Chinese government’s direct oversight of economic espionage against the United States).
Vụ này can dự tới Xu Yanjun, phó giám đốc 1 sở nằm trong chi nhánh tại tỉnh Giang Tô trực, thuộc bộ Công an, một cơ quan tình báo chính của TQ.
Theo một cáo trạng mật thụ lý tại Ohio từ tháng ba, nhưng vẫn giữ kín cho tới tháng 10, ông Xu đã cố tuyển mộ một nhân viên của hãng chế tạo General Electric về hàng không và đã dụ dỗ ông ta cung cấp thông tin chính xác về thiết kế cánh quạt trong máy bay phản lực.
Thay vì như vậy, nhân viên trên đã báo cáo công ty, công ty nhờ đến CIA và họ tổ chức giăng bẫy. Ông Xu bay từ TQ đến Bỉ vào tháng 4 với hy vọng có thể chép đĩa cứng máy vi tính của tay nhân viên trên. Ông ta bị bắt ngay ngày 1 tháng 4 khi đến Brussels và bị dẫn độ về Mỹ ngày 9 tháng 10, một ngày trước khi bộ Tư pháp Mỹ chính thức ra lệnh truy tố.
Bộ ngoại giao TQ lên án vụ khởi tố hình sự là “hoàn toàn thêu dệt”, nhưng họ cũng không xác nhận hay phủ nhận ông Xu có phải là nhân viên tình báo hay không. Hành động tương đối ôn hòa của TQ có thể là nỗ lực giảm thiểu sự chú ý vào thất bại tình báo gây bối rối và để ngỏ những thương thảo cho một cuộc trao đổi.
Ông Xu là nhân vật nổi trội nhất trong một số vụ gần đây, bao gồm 2 người nữa có nhiều liên hệ với bộ phận của ngành Công An tại tỉnh Giang Tô, trải dài từ Thượng Hải đổ lên phía bắc.
Vào tháng 9, bộ Tư pháp Mỹ thông báo vụ bắt giữ Ji Chaoqun, sinh viên tốt nghiệp 27 tuổi, đã tham gia Đội quân Dự bị được đặc cách cho người ngoại quốc.
Bản khai (có tuyên thệ) của FBI trong vụ án nói rằng người điều hành Ji – được cho là Xu – đã bị bắt, cho phép cơ quan gửi nhân viên mật đến gặp tay sinh viên vào tháng 4. Ông Ji, bản khai cho biết, được tuyển dụng để thu thập thông tin lý lịch về 8 người dự tuyển tiềm năng cho chi nhánh Giang Tô.
Ông Xu, có ít nhất là 2 biệt danh, thường tuyên bố mình là đại diện cho Hội Hợp tác Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế của tỉnh Giang Tô và Đại học Hàng không và Vũ trụ Nam Kinh, cả hai đặt trụ sở tại thủ phủ tỉnh Giang Tô.
Những lý do tại sao Giang Tô lại là nơi phát sinh gián điệp mạng hoàn toàn không rõ, dù nó là một trung tâm sản xuất quan trọng, nhiều đầu tư nước ngoài, và như thế là một trong những tỉnh giàu có nhất TQ.
Năm 2016, giám đốc chi nhánh tình báo Giang Tô, Liu Yang, tuyên bố rằng “ những ngành an ninh quốc gia cần hợp tác tích cực để giúp đỡ các doanh nghiệp” trong nỗ lực mở rộng và cạnh tranh quốc tế, theo một báo cáo của Phòng Thương mại Tổng hợp Tô Châu. Tháng giêng vừa qua, ông Liu được thăng chức, nay là phó tỉnh trưởng của tỉnh.
Một vụ án hình sự khác về gián điệp tại Mỹ có cùng địa điểm ở TQ được thông báo vào ngày 30 tháng 10. Bộ Tư pháp kết án 2 nhân viên tình báo khác đến cùng chi nhánh tại đó, cũng như 5 hackers và 2 nhân viên của công ty hàng không Pháp ở Tô Châu. Mục tiêu nhắm tới là Safran, đang điều hành một hợp tác liên doanh, công ty hàng không CFM International, đang cùng với General Electric chế tạo động cơ máy bay phản lực.
Số hacker thì bị kết tội đã sử dụng rất nhiều kỹ thuật tinh vi và những công cụ có hại cho nhà máy (không phải của TQ) tại Giang Tô, và các công ty khác. Nhưng cũng như những vụ chính quyền Obama đưa ra, những nghi phạm vẫn được tin là đang ở TQ và như thế là ngoài tầm với của cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ.
Bài của: David E. Sanger và Steven Lee Myers, trên The New York Times, Mỹ, ngày 29 tháng 12.