Thursday, June 23, 2022

TÀU SÂN BAY THỨ BA CỦA TRUNG QUỐC NHẮM VÀO CHÂU Á SAU (thời của) MỸ. (China’s Third Aircraft Carrier Is Aimed at a Post-U.S. Asia).

 VN cần cảnh giác nhiều hơn.

Cùng với việc mở rộng cảng quân sự tại Miên, việc chế tạo tàu sân bay tối tân lấy tên Phúc Kiến, chắc chắn không phải một chiếc, TQ - chẳng nghi ngờ gì nữa - không còn là bạn vàng nữa rồi.
....................................................................



“Bắc Kinh chưa thể thách thức trực tiếp hải quân Hoa Kỳ”.
Bài của Sam Roggeveen, Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế viện Lowy, Sidney. Bài đăng ngày 21-6-22 trên FOREIGN POLICY, MỸ.
TQ vừa hạ thủy tàu sân bay thứ ba và là tàu thứ hai tự chế tạo, nói lên tham vọng của Bắc Kinh muốn vươn tới vị thế cường quốc quân sự quốc tế. Nó còn cho thấy, TQ sẵn sàng cạnh tranh với Hoa Kỳ trên lĩnh vực mạnh nhất của Washington. Sự thống lĩnh về mặt quân sự của Hoa Kỳ, đặc biệt ở châu Á, được xây dựng trên sức mạnh trên biển, từ đó, là hàng không mẫu hạm. Ngày nay, TQ cho thấy họ đang thách thức trực tiếp: Cái gì các anh làm được, chúng tôi làm còn to hơn, tốt hơn.
Có phải vậy không?
Sự thật là tàu sân bay mới Mẫu 003, nay tên là Phúc Kiến, một cải tiến vượt bậc so với hai tàu trước đó; cả hai đều nhỏ hơn, nghĩa là chứa ít máy bay hơn. Đặc điểm của chúng là mũi tàu ngỏng cao như “mũi giày trượt tuyết” giúp máy bay dễ dàng cất cánh khi điều kiện đường bay bị ngắn.
Kiểu cất cánh cao đột ngột (ski jump) hạn chế kích cỡ, sức nặng, tải trọng máy bay khi xuất phát, điều này khiến Hoa Kỳ luôn luôn lựa chọn dùng máy trợ tốc (catapult), chạy bằng hơi nước, kéo tàu cất khỏi phi đạo ở vận tốc cao. Tàu sân bay Mẫu 003 cũng sẽ dung máy trợ tốc với thiết kế điện từ tiên tiến hơn hơi nước. Điều này khiến TQ bắt kịp công nghệ mới nhất của Mỹ, thấy duy nhất ở tàu sân bay đóng mới USS Gerald Ford.
Nhưng không giống với Ford và mọi tàu sân bay Mỹ, Phúc Kiến không chạy bằng năng lượng hạt nhân vì thế nó phải dựa vào các tàu hỗ trợ để hoạt động tầm xa và có sức chống chịu. Và đó lại là vấn đề tầm cỡ. Đây là siêu tàu sân bay của TQ vừa hạ thủy nhưng chưa hẳn hoạt động trong vài năm nữa. Hoa Kỳ có tới 11 siêu tàu sân bay, cái nào cũng vượt trội nỗ lực (đóng chiếc tàu) đầu tiên của TQ.
Cách biệt quá xa về quy mô và sức mạnh của các hàng không mẫu hạm, chúng ta chẳng phải cân nhắc suy nghĩ đội tàu sân bay TQ là một thách thức trực tiếp đối với Hoa Kỳ. Trận đối đầu giữa các tàu chiến trên biển chung quanh các hang không mẫu hạm theo kiểu trận chiến Midway hãy còn là viễn ảnh xa vời. (Người dịch: Trận đánh quy mô chưa từng có, Nhật có bốn tàu sân bay (aircraft carrier), bảy tàu chiến, 150 tàu hộ tống, 248 máy bay trên hạm và 15 tàu ngầm, trong khi Mỹ có 3 tàu sân bay, 50 tàu hộ tống, 233 máy bay trên hạm, 127 máy bay trên mặt đất, và 8 tàu ngầm).
Tàu ngầm và tên lửa chống hạm ngày nay rất hữu hiệu có khắp nơi đến nỗi tàu sân bay sẽ chẳng tồn tại lâu trong một cuộc chiến quy mô.
Nhưng đó không phải trọng tâm vấn đề. Về phía Hoa Kỳ, hàng không mẫu hạm hữu hiệu sau thời chiến tranh lạnh khi đối phó với các nước dễ bị tấn công về mặt chiến tranh trên biển ví như I-rắc, Libya và Nam Tư. Thật sự, hải quân Mỹ biết rõ điểm này nên họ giảm dần những máy bay có tầm hoạt động xa chứa trên hàng không mẫu hạm. Tại sao lại quan tâm tới tầm hoạt động xa (của máy bay) trong khi ta có thể đưa tàu sân bay đậu sát bờ biển đối phương?
TQ có thể thiết kế đội tàu sân bay cho mục đích tương tự. Họ cần có một sức mạnh để Đảng CS bắt nạt hoặc trừng phạt các nước yếu hơn, không phải để đối đầu với đối thủ ngang hàng. Dĩ nhiên, ngay lúc này, rất khó cho TQ triển khai sức mạnh này mà không sa vào mạng lưới an ninh của Mỹ ở châu Á. Nhưng rõ ràng, mạng lưới ấy ngày càng rách đứt (fraying at the edges) khi TQ tỏ ra kiểm soát hữu hiệu biển Đông, bồi đắp các đảo nhân tạo, bố trí nhiều thiết bị quân sự tại đó. Sự việc xảy ra chẳng có sự chống đối nào từ Hoa Kỳ; Mỹ nghĩ rằng lợi ích của họ không ở thế nguy đến nỗi phải xảy ra chiến tranh lớn.
Cùng câu hỏi chưa lời đáp – dẫn đầu về quân sự của Mỹ và mạng lưới đồng minh châu Á có thực sự quan yếu đến độ (họ phải) đụng độ với một đối thủ lớn nhất mà Hoa Kỳ chưa từng đối mặt? - đang từ từ làm xói mòn sự tin cậy vào cấu trúc anh ninh khu vực lấy Mỹ làm trung tâm.
Vì thế, tàu sân bay Mẫu 003 không thể là thách thức trực tiếp đối với sức mạnh hải quân Mỹ. Thật ra là, đó là chỉ dấu TQ đang nghĩ tới một thời đại khi niềm tin vào sức mạnh Hoa Kỳ ở châu Á xói mòn hơn, và khi chính TQ tự do giơ cao tay với những nước nhỏ hơn. Nói cách khác, TQ đang xây dựng một đội hàng không mẫu hạm (thời đại) "hậu Hoa Kỳ” (China is building a post-American fleet. Ý nói, sau sự có mặt của hải quân Mỹ ở châu Á là hải quân Trung Quốc. Bye to U.S. – ND).