Bất ổn xã hội mấy chục năm nay phần lớn xuất phát từ đất đai. Cần có cái nhìn thẳng thắn vào vấn đề. Nhưng nhìn như vị phó giáo sư, tiến sĩ này, tôi xin cãi. (“Quảng Nam hay cãi”).
PGS.TS Phạm Hữu Nghị: Luật Đất đai 1993 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân là dựa vào những căn cứ sau đây:
- Xin cãi: Vậy, nước Mỹ chẳng đổ xương máu nhưng vẫn có được Alaska (mua của Nga), vậy tiểu bang này thuộc sở hữu gì? Hiến pháp VN năm 1946, 1959 quy định có nhiều chế độ sở hữu đất đai, vậy chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị cộng sản tiền bối không có tầm nhìn để thấy ra “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”?
2.Căn cứ tư tưởng: Việt Nam xây dựng đất nước theo hệ tư tưởng Mác - Lênin. Trong hệ tư tưởng của các nhà kinh điển có tư tưởng về xã hội hóa đất đai, quốc hữu hóa đất đai nhằm tiêu diệt cơ sở kinh tế của chế độ người bóc lột người. Tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân là một phương thức thực hiện xã hội hóa đất đai.
- Xin cãi: Nếu theo đúng hệ tư tưởng Mác-Lênin, “quốc hữu hóa đất đai nhằm tiêu diệt cơ sở kinh tế của chế độ người bóc lột người” thì tại sao không quốc hữu hóa (luôn thể) các tư liệu sản xuất (máy móc, cơ xưởng... của các công ty, tập đoàn) để các nhà tư bản, tư sản không thể bóc lột giai cấp lao động Việt Nam?
3. Căn cứ kinh tế: Cần xây dựng nền kinh tế lớn xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để thực hiện sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
-Xin cãi: Những nước như Mỹ, Nga, Anh…không có chế độ sở hữu toàn dân về đất đai sẽ không có điều kiện thuận lợi để xây dựng quy hoạch? Nếu tôi không lầm, đế quốc Mỹ có cơ sở hạ tầng hùng vĩ nhất thế giới. Họ “bó tay” hàng trăm năm nay vì không dễ dàng gì mà “giải phóng mặt bằng?”
4.Căn cứ lịch sử: Trừ vùng đất Nam bộ ra, các vùng đất khác ở Việt Nam có truyền thống đất công. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là tiếp nối truyền thống đất công của cha ông.
- Xin cãi: Nói tới công thổ thì chỉ nói tới Bắc bộ và “loại” Nam bộ ra trong khi "nước VN là một" . Vậy Nam bộ (từ lúc hình thành cho tới năm 1975) chẳng “tiếp nối truyền thống đất công của cha ông” (cái con mẹ gì sất)?
5.Từ kinh nghiệm của Liên Xô: Năm 1978, Liên Xô thông qua hiến pháp mới - Hiến pháp 1978. Bản hiến pháp này tuyên bố: Liên Xô chuyển sang chủ nghĩa xã hội phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Có ý kiến cho rằng trong điều kiện kinh tế thị trường cần đa dạng các hình thức sở hữu đất đai. Tuy nhiên, để bảo đảm sự ổn định trong quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội và quan hệ chính trị, hiến pháp hiện hành - Hiến pháp 2013 vẫn khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
-Xin cãi: Dẫn chứng phải thuyết phục bởi tính chân lý. Ai lại dẫn hiến pháp (“ngủm củ tỏi” năm 1990) của Liên Xô ra để làm “kim chỉ nam” bao giờ? Điểm này, nếu nằm trong bài luận văn lớp 12, sẽ bị cô giáo phê “lạc đề” (là cái chắc).